221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
540264
Giữa đơn phương và đa phương
1
Article
null
Nhìn lại 4 năm qua của TT Mỹ Bush (Phần 2: Đối ngoại):
Giữa đơn phương và đa phương
,

(VietNamNet) - Chống khủng bố, chiến tranh Afghanistan và Iraq, rút khỏi một loạt hiệp uớc quốc tế và rạn nứt trong quan hệ với đồng minh – đó là dấu ấn đối ngoại của ông Bush.

Soạn: AM 186055 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Mỹ George Bush.

Phần 1: Chính trường phân cực, xã hội phân rẽ 

Dù sao cũng phải công nhận rằng ông Bush đã nhanh chóng từ một  hính trị gia ú ớ về đối ngoại trở thành người biết tận dụng triệt để đối ngoại để đạt được mục tiêu của mình. Bốn năm sau, hình ảnh về ông Bush hoàn toàn khác so với hình ảnh sau ngày bầu cử năm 2000. Sự kiện có tác động quyết định nhất đối với chính sách đối ngoại của ông Bush trong nhiệm kỳ 4 năm qua là sự kiện ngày 11/9/2001. Con bài chống khủng bố, cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq có nguồn gốc từ việc tận dụng cơ hội đó. Chính quyền Bush theo đuổi phương cách hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp đồng minh và đối tác, phân định trắng đen giữa “theo” và “chống” cũng từ sự kiện ấy. Điều mấu chốt trong tư duy đối ngoại và an ninh chiến lược của ông Bush và cộng sự là sự kiện ngày 11/9/2001 đưa lại cho họ cơ hội và con bài (chống khủng bố) để tập hợp lực lượng theo Mỹ, biến ưu thế hiện tại của Mỹ thành lợi ích cụ thể của Mỹ và từ đó duy trì ưu thế ấy, tạo cho Mỹ thế độc tôn và tiền lệ viết lại luật chơi trong quan hệ quốc tế và các vấn đề thế giới hiện đại theo ý đồ của Mỹ và có lợi cho Mỹ. Chủ nghĩa  đơn phương của ông Bush bị chi phối quyết định bởi tính thực dụng và đặc trưng bằng tính mâu thuẫn trong chính sách. Từ thái độ của Mỹ đối với Nghị định thư Kyoto đến Toà án quốc tế, từ làm ngơ trước những hành động thái quá của Israel đối với Palestin đến chiêu bài Lộ trình Hoà bình cho Trung Đông và Sáng kiến Đại Trung Đông, từ vấn đề hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên đến cũng vấn đề đó ở Iran, từ quan điểm đối với Đài Loan đến chính sách đối với Pakistan, từ gây khó dễ cho Vòng Doha của WTO đến những tranh chấp thương mại với EU… tính mâu thuẫn trong chính sách của Mỹ chỉ có thể được giải thích bằng cách tiếp cận thực dụng, khích lệ ông Bush và các cộng sự hành động bất chấp tất cả, sau sưa với học thuyết đánh đòn phủ đầu. Đối với họ, đồng minh hay đối tác không còn là đồng minh hay đối tác nữa một khi đã hết tác dụng – như LHQ hay NATO. 

Nếu không vì những tính toán sai lầm đến nỗi bị sa lầy và bế tắc ở cả Afghanistan lẫn Iraq, nếu không bị bê bối bởi những hành động ngược đãi tù nhân và đặc biệt là nếu các lập luận gây chiến tranh cứ theo nhau đổ sụp, nếu không có chuyện nước Mỹ ngày càng bị cô lập trong suy nghĩ của thế giới bên ngoài, nếu không có nguy cơ thất cử thực sự thì chắc rằng ông Bush và cộng sự đã không cài số lùi, đã không phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, kiềm chế hành động đơn phương, xuống thang nhân nhượng với đồng minh, kéo các nước khác cùng tham gia giải quyết vấn đề.

Sau bốn năm cầm quyền của ông Bush, thế giới bên ngoài nhận biết được chính quyền Bush dám đơn phương hành động đến đâu, nhưng đồng thời ông Bush và cộng sự của mình cũng đã ý thức được về giới hạn khả năng của họ. Ông Bush đã bỏ lỡ cơ hội để có thể tái cử một cách dễ dàng sau sự việc ngày 11/9/2001 và không để cho đối thủ trở nên nguy  hiểm như bây giờ. Nếu ông Bush thắng cử thì cái dùng dằng giữa đơn phương và đa phương như hiện tại vẫn sẽ đặc trưng cho chính sách đối ngoại của ông Bush, đơn giản vì cuộc bầu cử này đâu có làm thay đổi những vấn đề cũ đối với ông Bush và cũng có ảnh hưởng gì nhiều đâu đến môi trường quốc tế của những vấn đề ấy.

  • Lục Quán Anh
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,