221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
540186
Chính trường phân cực, xã hội phân rẽ
1
Article
null
Nhìn lại 4 năm qua của TT Mỹ Bush (Phần 1: Đối nội)
Chính trường phân cực, xã hội phân rẽ
,

(VietNamNet) - Chỉ riêng việc có kỳ phùng địch thủ cũng đủ cho thấy thành tích cầm quyền 4 năm qua của Tổng thống Mỹ Bush không thật thuyết phục đối với cử tri.

Soạn: AM 185863 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa George Bush và John Kerry diễn ra quyết liệt.

Những gì ông Bush đã làm trong 4 năm qua đã làm cho chính trường và nội bộ xã hội nước Mỹ phân rẽ sâu sắc, thành phe phái đối kháng rõ ràng. Ông Bush làm hài lòng những cổ động viên và cử tri của mình bao nhiêu thì lại gây bất bình bấy nhiêu ở diện cử tri còn lại. Cam kết tranh cử của ông Bush là khắc phục sự rạn nứt trong xã hội nước Mỹ, tạo ra sự đồng thuận mới đã không được ông Bush thực hiện, thậm chí ông Bush còn làm cho nó sâu sắc thêm.

Nhưng ông Bush đã trút bỏ được hình ảnh của một tổng thống Mỹ yếu kém đến mức phải nhờ cậy vào Toà án liên bang để lên cầm quyền. Ông Bush đã nhanh chóng làm quen với quyền lực mới và tranh thủ triệt để cơ hội để sử dụng quyền lực ấy nhằm tạo dựng cho mình hình ảnh khác trong con mắt của cử tri Mỹ. Chiêu bài chống khủng bố sau sự kiện ngày 11/9/2001 chỉ là một ví dụ.

Ông Bush là tổng thống Mỹ đưa ra ít luật mới nhất trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên kể từ Kennedy: chỉ có 18 bộ luật so với 54 của Clinton, 65 của Nixon và 91 của Johnson chẳng hạn. Nhưng những biện pháp chính sách đối nội của ông Bush lại rất đặc biệt về lĩnh vực chính sách cũng như mức độ cực đoan. Đảng Cộng hoà vốn được coi là đại diện cho “nhà nước gọn nhẹ” thì ông Bush lại làm cho nó lớn phồng lên như hiếm thấy trước đó: Chính quyền trung ương được tăng quyền hạn, chi phí của nhà nước tăng bùng phát, chương trình Medicare trong lĩnh vực bảo hiểm bệnh tật được mở rộng mạnh mẽ chưa từng thấy kể từ khi nó được hình thành đầu thập niên 60 của thế kỷ trước đến nay. Cuộc cải cách hành chính với việc thành lập Bộ An ninh nội địa cũng được coi là sâu rộng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua, giảm thuế liên tục, cải cách giáo dục, gắn kết các hiệp hội từ thiện tôn giáo vào chính sách xã hội của nhà nước, sửa đổi luật nhập cư...

Thâm hụt nhân sách nhà nước ở mức độ kỷ lục và thất nghiệp tăng đã làm lu mờ bức tranh khá sáng sủa về tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Dư thừa ngân sách 236 tỷ USD của ông Clinton đã bị thay thế bằng thâm hụt 413 tỷ USD năm 2004. Hơn 3 triệu chỗ làm việc bị mất trong khi chỗ làm việc mới không đủ để đáp ứng cho người mới nhập cư vào Mỹ. Đấy cũng chính là lý do khiến cho đa số cử tri Mỹ tin rằng ông Kerry chứ không phải ông Bush có khả năng nhiều hơn giải quyết các vấn đề kinh tế hiện tại của nước Mỹ.

Với kết quả như vậy, thật khó có thể phân biệt rạch ròi thành công và thất bại của ông Bush trong nhiệm kỳ cầm quyền vừa qua. Điều có thể chắc chắn là nếu ông Bush thắng cử thì chiều hướng chính sách trên sẽ được tiếp tục, phần vì bản chất tính cách và sự hiểu biết về chính trị của ông Bush tác động quyết định, phần vì ông Bush không còn phải lo lắng đến chuyện tái cử. Nếu ông Kerry thắng cử thì việc khắc phục sự phân rẽ trên chính trường và phân cực trong xã hội là thách thức lớn và không mấy dễ dàng.

  • Lục Quán Anh

Phần 2: Đối ngoại. Giữa đơn phương và đa phương
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,