221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
539926
Nỗi ám ảnh mang tên Florida
1
Article
null
Bầu cử Mỹ:
Nỗi ám ảnh mang tên Florida
,

Các thành viên đảng Dân chủ Mỹ hiện đang hết sức lo lắng về một scandal bầu cử kiểu như vụ Florida năm 2000, và nguy cơ về một cuộc tái bầu cử vẫn còn hiển hiện.

Soạn: AM 185117 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Như một luật bất thành văn, ứng cử viên nào dành được ưu thế tại 2 trong 3 bang: Ohio, Pennsylvania và Florida sẽ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đơn giản, đó là 3 trong số các bang có số phiếu đại cử tri cao nhất, với các con số lần lượt là 27, 21 và 20. Theo các cuộc điều tra gần đây của các hãng thông tấn, tỷ lệ các cử tri tại các bang nói trên ủng hộ cho cả hai ứng cử viên hiện tương đương nhau.

Và sự tương đương đó chính là vấn đề, bởi trong cuộc bầu cử năm 2000, khi cán cân ủng hộ đang cân bằng giữa Bush và Al Gore thì việc kiểm lại phiếu tại bang Florida - bị các thành viên đảng Dân chủ coi là một scandal bẩn thỉu -  đã trao quyền lực vào tay Bush.

Tập trung vào Florida

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ hồi đó cho thấy Gore đã chinh phục được các bang Pennsylvania, Michigan và Illinois;trong khi đó, các bang Ohio, Tennessee và Missouri coi như là của Bush. Không ai bảo ai, tất cả đều hướng sự chú ý vào Florida. Tại khu vực cảng Palm Beach đã xảy ra sự cố về số phiếu bầu hợp lệ, đòi hỏi phải tổ chức bầu lại ở đó. Ông Bush thắng Al Gore ở những lá phiếu cuối cùng, với sự chênh lệch rất mỏng manh về tỷ lệ phiếu bầu. Cuối cùng, sau nhiều ngày tranh cãi, Toà án tối cao Mỹ đã quyết định phần thắng nghiêng về Bush với tỷ lệ số đại cử tri là 271 so với 267 của Gore. Và nhiều người, nhất là các thành viên đảng Dân chủ, cho đó là trò chơi bẩn của Bush.

Palm Beach, cũng như 66 hạt khác thuộc bang Florida, đã liên tục khắc phục những yếu tố gây nên sự cố ấy, suốt từ đó tới nay.  Máy dập phiếu đã được thay bằng máy bỏ phiếu điện tử với màn hình cảm ứng, camera và cảnh sát được bố trí dày và hợp lý hơn, các ban kiểm tra bầu cử lưu động và tất cả những gì có thể đảm bảo công bằng cho bầu cử mà người Mỹ nghĩ ra đều được áp dụng trước tiên cho khu vực này.

Nhưng yếu tố con người là điều không thể kiểm soát. Nếu như năm 2000, Bush được người em trai là Jeb Bush hỗ trợ đắc lực thì nay, số giới chức có "máu mặt" ở Florida phần nhiều vẫn nghiêng về Bush. Và nếu có sự cố gì, nhiều khả năng họ sẽ lại lờ đi như Jeb Bush đã làm trước đây để mặc cho kết quả của Toà án.

Chính vì vậy mà ngay cả cựu tổng thống Jimmy Carter cũng lo ngại về một scandal bầu cử tương tự: "Vấn đề của năm 2000 hoàn toàn có thể lặp lại. Quá trình cải cách bầu cử đã được thực hiện, song một số quan chức có thế lực đã có cách riêng để phá hỏng chúng. Cách duy nhất may ra có thể hạn chế tiêu cực ở khu vực này chỉ có thể là ý thức cảnh giác và quan tâm của dân chúng địa phương"

Họ đã làm gì ở Florida?

Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ một trong hai đảng đang cố tình chơi xấu ở Florida, hay bất cứ bang nào khác. Giới báo chí Mỹ và quốc tế dường như cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho những vụ kiểu như Florida. Và điều dư luận e ngại là một vụ "Florida" cải biên, có thể gây bất ngờ cho tất cả và dành thắng lợi cho chỉ một người!

Chỉ thấy trước mắt, cả hai đều đã có những động thái đặc biệt ở đây. John Kerry đã tranh thủ sự ủng hộ của những cử tri gốc Do Thái ở đây bằng cách gợi lại nguồn gốc Do Thái của mình, rằng ông ngoại ông từng là một người Czech Do Thái có họ là Kohn và đã đổi thành Kerry khi sang Mỹ. Ông cũng bóng gió cảnh báo đối thủ của mình rằng một cuộc bầu cử êm ả, đặc biệt ở khu vực Florida, sẽ là cách tốt nhất khuyếch trương nền dân chủ Mỹ. Và ông đã một mực yêu cầu chính quyền sở tại tăng cường lực lượng cảnh sát nhằm bảo đảm sẽ không có sự mất mát hay sai lệch nào xảy ra với những lá phiếu bầu ở đây.

Trong khi đó, Bush lại cố gắng duy trì mối quan tâm tới những "người bạn cũ", là những người có chức sắc và những người thuộc giới quân sự ở đây. Các cuộc viếng thăm và chuyện trò của ông, tất nhiên là để dành được ưu thế ở Florida này, song phần nhiều là nhằm vào những lá phiếu đại cử tri hoặc chí ít cũng là những người có ảnh hưởng nhất định tới các cử tri ở đây. Chính điều này làm người ta e ngại nhiều nhất, bởi theo họ, chỉ có những người đó mới có đủ điều kiện qua mặt cảnh sát và ban kiểm phiếu.

Còn vụ thất lạc hơn 50.000 hòm phiếu trước ngày bầu cử cách đây một tuần vẫn không biết là do ai, có mục đích gì hay chỉ là chuyện tình cờ và sai sót trong khi vận chuyển như giới chức Mỹ công bố. Dù thế nào đi nữa, nó vẫn gợi lại cho mọi người một nỗi ám ảnh có tên Florida.

(NHQ - Tổng hợp)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,