221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
539390
Tại sao nguời Iraq bất hợp tác?
1
Article
null
Tại sao nguời Iraq bất hợp tác?
,

Cảnh đầu rơi máu chảy, những vụ bắt cóc và giết hại con tin thảm khốc liên tiếp diễn ra...Nguyên nhân của tất cả những sự việc ấy là do đâu?

Soạn: AM 184051 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bạo lực không ngừng leo thang tại Iraq.
Thứ nhất, dù muốn hay không, người dân Iraq buộc phải chấp nhận một nhà nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Mỹ và liên quân, bởi họ thừa hiểu những lực lượng chiếm đóng không ngây thơ đến nỗi rời bỏ ngay đất nước mà họ đã kiên trì can thiệp. Những người theo chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là những người theo đảng Baath bảo thủ, cảm thấy đó là điều cay đắng nhất mà họ phải nếm trải, và họ không còn cách phản kháng nào hữu hiệu hơn là sự bất hợp tác đối với chính quyền hiện thời cũng như liên quân.

Thứ hai, người dân Iraq từ lâu coi mình là một dân tộc thông minh và có phẩm cách cao quý, những người biết dung hòa và chung sống với nhau trong đa dạng sắc tộc, đảng phái và tôn giáo, thậm chí coi đó là một nguồn nội lực lớn. Họ đã sống bên nhau qua nhiều thế hệ, gồm cả người Ả-rập, người Kurd, người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và các dân tộc thiểu số khác; gồm cả đạo Hồi, đạo Thiên chúa, dòng Sunni và Shi'ite mà không hề có căng thẳng hay phân biệt đáng kể nào xảy ra. Đó là điều làm người dân nơi đây tự hào và cố gắng gìn giữ bấy lâu nay, điều giúp họ vui vẻ vượt qua đói khổ để vẫn sống tốt với nhau.

Thế nhưng, lực lượng chiếm đóng và chính quyền mới thân Mỹ đã đối xử với người Iraq theo một cách khác hẳn. Đặc biệt chính quyền mới đã cố tạo một Iraq mới mẻ hoàn toàn, và vô hình chung đã thay đổi, xáo trộn một xã hội đang nằm trong trật tự nhất định. Từ khi có họ lên nắm quyền, bắt đầu có sự phân biệt đối xử. Người Shi'ite thấy mình có địa vị xã hội kém hơn người Sunni, trong khi những người Kurd cảm thấy mình bị chèn ép quá đáng. Rồi tất cả họ cũng đều bất bình khi bộ máy chính quyền mới bao gồm gần như toàn bộ là những người Iraq xa lạ đã sống nhiều năm ở phương Tây, còn những người bản địa thì may lắm chỉ đảm trách những công việc trợ giúp cho bộ máy đó. Lấy cớ những chính trị gia cũ chịu ảnh hưởng của Saddam Hussein, chính quyền mới được Mỹ hậu thuẫn đã thẳng tay loại họ mà không mảy may cân nhắc xem họ trước kia theo hay chống Saddam.

Thứ ba, những nhà lãnh đạo mới này thiếu hẳn kiến thức chính trị trong nước do đã xa cách quê hương quá lâu, họ đã có những xử sự hết sức không phù hợp với hoàn cảnh lúc này. Đầu tiên, họ nỗ lực phân tán lực lượng của đảng Ba'ath - những người họ cho là bảo thủ và sẽ làm trì trệ tiến trình dân chủ hóa Iraq. Tiếp đó, họ lại đối xử không thoả đáng đối với những lực lượng được coi trọng trước kia là quân đội và cảnh sát, bằng việc từ chối trả lương theo mức cơ bản trước đây. Do vậy, lực lượng tinh nhuệ này tỏ ra bất hợp tác và thường xuyên có những hành động chống đối Hội đồng lâm thời, hoặc kích động, tham gia huấn luyện cho những lực lượng khác chống đối lại chính quyền.

Chưa kể, dưới con mắt người dân Iraq, bộ máy lãnh đạo gồm những người Iraq di cư sẽ phụng sự cho lợi ích của phương Tây nhiều hơn là phục vụ sứ mệnh bảo vệ quyền lợi cho người dân trong nước.

Nguyên nhân thứ tư là chính quyền mới chưa làm được gì để cải thiện cuộc sống thường nhật của người Iraq. Các dịch vụ công cộng đã tồi tàn lại thiếu trầm trọng, bệnh viện thiếu y bác sỹ, công chức bị nợ lương nhiều lần… Trong khi đó, dầu của họ vẫn chảy ra ngoài đều đặn, và đổi lại chỉ là lời hứa về những chương trình tái thiết, cho tới nay vẫn chưa có tác dụng nào rõ rệt. Rõ ràng, người dân nơi đây cảm thấy bất bình với một đất nước mới gần như vô pháp luật, hỗn loạn và ngập tràn bạo lực cũng như ngược đãi.

Nguyên nhân thứ năm, cũng là nguyên nhân cơ bản nhất, đó là những người có trách nhiệm ở đất nước này đã không tạo ra được sự gắn kết, không xây được một nhịp cầu nào giữa lực lượng chiếm đóng, chính quyền mới và người dân. Khi bị đặt trong hoàn cảnh xa cách với chính quyền như vậy, người Iraq cảm thấy dễ dàng hơn khi quyết định chống đối chính quyền và lực lượng chiếm đóng bằng nhiều cách khác nhau. Hơn 50 lính Iraq bị giết bởi những người Iraq là hậu quả của sự thiếu liên hệ đó.

Do vậy, cần phải có nhiều biện pháp cấp bách và cơ bản để có thể giải quyết được tình trạng hỗn loạn hiện nay do sự bất hợp tác mà người Iraq gây ra. Có thể Mỹ phải rút bớt các cố vấn trong chính quyền lâm thời để xoa dịu xung đột chính trị. Tiếp đến, lực lượng quân đội và cảnh sát của Iraq phải ngay lập tức được khôi phục, tổ chức và trang bị lại và do người Iraq toàn quyền kiểm soát. Bước tiếp theo là để Liên Hiệp Quốc cộng tác với người Iraq trong việc thành lập ra một chính quyền được người dân Iraq chấp nhận.

Nhưng vấn đề là, những bước đi đó, liệu Mỹ và liên quân có chấp nhận?

(NHQ - Theo FT)

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,