221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
534420
Sự khập khiễng nhất thời
1
Article
null
Sự khập khiễng nhất thời
,

(VietNamNet) - Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin làm nổi bật tầm quan trọng của đối tác này và cả cặp quan hệ Nga – Trung.

Soạn: AM 174107 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Truớc ông Putin là Tổng thống Pháp Chirac và sau ông Putin là Thủ tướng Đức Schroeder, ấy là chưa kể đến khả năng có cuộc gặp cấp cap Mỹ - Trung bên lề Hội nghị cấp cao APEC sắp tới ở Chile. Trung Quốc đang nổi trội với tư cách là đối tác quan trọng, là thị trường không thể bỏ qua và là nước lớn với cách ứng xử ngoại giao đặc thù của nước lớn.

Nhưng trong mối quan hệ này lại có sự khập khiễng giữa mức độ quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế - thương mại. Có thể nói quan hệ chính trị giữa Nga và Trung Quốc phát triển ngày càng suôn sẻ hơn, ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đồng thuận về chính trị đang dần biến thành những lợi ích to lớn cho cả hai nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trung Quốc hậu thuẫn Nga trở thành thành viên của WTO và ủng hộ chính sách của Nga đối với Chechnya và vùng Capcadơ thì Nga cũng bên cạnh Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và vấn đề năng lượng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Cả hai đều coi trọng quan hệ với Mỹ những thật ra đều ủng hộ quan điểm của nhau trong quan hệ với Mỹ và EU. Biên giới chung trên bộ cũng đã được phân định mà đâu có vấp váp nhiều khó khăn phức tạp gì. Mức độ quan hệ chính trị như vậy hiện chưa có cặp quan hệ nước lớn nào khác có được.

Nhưng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước lại không được ở tầm vóc tương tự. Trung Quốc muốn nhập khẩu dầu khí Nga để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi Nga còn muốn dùng dầu khí làm con bài kích các đối tác cạnh tranh lẫn nhau có lợi nhất cho Nga. Ông Putin đã không đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc trong chuyến đi này là ký kết hợp đồng xây dựng hệ thống dẫn dầu khí từ Nga qua Trung Quốc sang Nhật Bản cũng vì lý do trên. Một dự án như vậy đem lại cho Trung Quốc đồng thời 3 cái lợi: được Nga cung cấp dầu khí, đầu tư xây dựng hệ thống dẫn dầu khí trên lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc có vị thế nhất định đối với Nhật Bản. Trong khi đó, Nga lại muốn hệ thống dẫn này chạy trên lãnh thổ Nga xuyên vùng Xiberi, như vậy cũng được 3 cái lợi: đầu tư vào Nga chứ không phải vào Trung Quốc và cũng là đầu tư để phát triển vùng Xiberi, Nga có thê cung cấp dầu khí cho Trung Quốc từ hệ thống dẫn này và cung cấp trực tiếp cho Nhật Bản, như vậy luôn ở vị thế thuận lợi hơn đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản mà Trung Quốc không thể lợi dụng Nga để làm cao với Nhật Bản. Dự án này được coi là bước khai thông đột phá cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước, nhưng vì chưa thoả thuận xong nên khiến cho quan hệ giữa hai nước tốt đẹp mà vẫn khập khiễng.

Sự khập khiễng này dù vậy vẫn chỉ là thực trạng nhất thời, cho thời gian hai bên xác định rõ hơn và cụ thể hơn cái giá trả cho nhau vì sự đồng thuận và ràng buộc lợi ích chính trị chiến lược sẽ không để sự khập khiễng ấy tồn tại dài dài. Phần vì đêm dài lắm mộng, phần vì Mỹ, EU hay các đối tác khác có thể tìm ra cách thích hợp để chống phá trong khi nhu cầu ở cả hai nước ngày càng cấp bách hơn.

  • Lục Quán Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,