Tham gia buổi tư vấn “Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bảo vệ cho mẹ và con” do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của VPĐD GlaxoSmithKline tại nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM vừa qua, các bác sĩ sản phụ khoa đã khẳng định: Ung thư cổ tử cung là bệnh hiểm nghèo nhưng cũng không khó để phòng ngừa.
Tin bài mới trên VNN:
Những chiêu ’tỏ tình’ độc đáo của teen Việt
Chuyện truy nã tên cháu ruột tàn bạo của Năm Cam
’Loạn’ xuất xứ hàng may mặc, giày dép thời trang
Câu chuyện xúc động từ những người trong cuộc
Tham gia buổi tư vấn, cô Thanh Bình (Điện Biên Phủ, Q.1) cho biết: “Tôi là một trong những người may mắn điều trị khỏi Ung thư cổ tử cung (UTCTC). Hơn 10 năm trước khi nhận kết quả xét nghiệm từ bác sĩ, tôi không khỏi bàng hoàng bởi chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình sẽ bị căn bệnh này. Vào khoảng thời gian đó, các con tôi chưa lập gia đình, vẫn rất cần bàn tay chăm sóc của mẹ, rồi công việc hiện tại, cuộc sống hôn nhân gia đình… Có những lúc tôi mất phương hướng, tưởng chừng như buông xuôi tuyệt vọng mà phó mặc cho số phận. Nhưng chính sự động viên của gia đình, ý chí quyết tâm của bản thân mà tôi mới vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất…”.
Buổi tư vấn “Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bảo vệ cho mẹ và con” do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức |
Không phải ai cũng may mắn như cô Bình, Chị T.H (Trần Xuân Soạn, Q.7) ngậm ngùi: “5 năm trước, mẹ tôi (lúc đó chỉ mới 47 tuổi) mắc phải căn bệnh UTCTC. Tuy nhiên, vì sợ gia đình lo lắng, bà không nói ra mà cũng không chịu chữa trị kịp thời. Đến lúc cả gia đình phát hiện thì bà chỉ còn sống được hơn 8 tháng. Phải gần 2 năm sau, gia đình tôi mới nguôi ngoai nỗi đau mất đi một người thân yêu nhất, cha tôi mất đi một người bạn đời chung thủy, anh chị em chúng tôi không còn một người mẹ với đầy ắp tình thương dành cho các con. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hết ngẹn ngào vì người phụ nữ quan trọng nhất của gia đình chúng tôi đã ra đi mãi mãi…”.
Bước vào độ tuổi 35 – 40, người phụ nữ đã đảm trách nhiều thiên chức to lớn. Họ đã làm vợ, làm mẹ, và là người chăm sóc chính cho gia đình. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng không ít những người phụ nữ phải gánh chịu những mất mát lớn lao cho chính bản thân họ, gia đình và cả xã hội do UTCTC gây ra.
UTCTC: không khó để phòng ngừa
Các bác sĩ đã tận tình giải đáp những câu hỏi được đặt ra liên tục từ những người tham dự, giúp buổi tư vấn có thêm nhiều thông tin bổ ích và thực tiễn về UTCTC, hậu quả và những gánh nặng mà căn bệnh này gây ra. Không ít chị em phụ nữ sau buổi tư vấn vẫn cố “níu” bác sĩ lại để được tư vấn thêm về bệnh và cách phòng ngừa UTCTC.
Vi rút HPV gây bệnh UTCTC |
Chị Mai Anh (Trần Huy Liệu, Q.PN) đi cùng con gái 17 tuổi đến tham dự cho biết: “Những thông tin các bác sĩ chia sẻ cho chị em chúng tôi rất bổ ích và giúp tôi hiểu được nguy cơ và nguyên nhân của bệnh UTCTC. Trước giờ tôi không biết bệnh gây ra do vi rút HPV, và vẫn chủ quan rằng nếu mình vệ sinh tốt và có lối sống lành mạnh thì sẽ không mắc bệnh, nhưng bây giờ thì tôi mới hiểu, UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ ai. Và quan trong hơn là qua buổi tư vấn tôi cũng đã biết được cách phòng tránh căn bệnh này. Tôi sẽ tranh thủ thời gian tuần sau đến bệnh viện phụ sản làm xét nghiệm cho mình và đưa con gái đi tiêm ngừa để cả hai mẹ cùng được bảo vệ tốt. Mong rằng những buổi tư vấn như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn.”
Còn theo Giáo sư - Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Chủ Tịch Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM: “UTCTC là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ do vi rút HPV gây ra. Đây là căn bệnh để lại những gánh nặng và tổn thất vô cùng lớn lao về sức khoẻ cũng như tinh thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình”.
“Việc phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết. Và điều đáng mừng là UTCTC có thể phòng ngừa được. Cụ thể, bằng cách thực hiện tiêm ngừa để phòng tránh vi rút gây bệnh, kết hợp với khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo định kỳ, chị em phụ nữ có thể chủ động phòng bệnh cho mình và con gái”, bác sĩ Phượng chia sẻ thêm.
Đồng tình với quan điểm trên, các bác sĩ tham gia tư vấn cho biết, UTCTC nguy hiểm và nặng nề như vậy, nhưng để phòng ngừa căn bệnh này lại không quá khó. Hiện nay tại Việt Nam đã có vắc-xin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Các bà mẹ có thể cho con gái chủng ngừa sớm để bảo vệ con gái mình khỏi nguy cơ nhiễm HPV.
Đối với người mẹ và những phụ nữ đã qua độ tuổi chủng ngừa thì nên tầm soát ung thư bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Như vậy, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này thì cũng được phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị tốt nhất trong giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị khỏi sẽ rất cao.
-
Hà Giang