221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1003308
Miền Trung: Bùng phát dịch sốt xuất huyết sau mưa lũ
1
Article
null
Miền Trung: Bùng phát dịch sốt xuất huyết sau mưa lũ
,

(VietNamNet) - Sau các đợt mưa lũ liên tiếp từ tháng 10 đến nay, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại nhiều địa phương miền Trung với những biến thể nguy hiểm.


Nhập mô tả vào đây

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) Ảnh: HC

Đà Nẵng: 25 - 35 người nhập viện/tuần

Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa Dịch tễ (Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng) cho hay, chỉ trong tháng 10 và tuần đầu tháng 11 đã xuất hiện hàng chục ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) quy mô nhỏ tại nhiều quận, huyện trên địa bàn.

 

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng, trong 9 tháng đầu năm 2007, toàn TP đã có 317 ca mắc bệnh SXH (chưa có trường hợp nào tử vong), tăng 272,94% so với cùng kỳ năm 2006. Nhưng với tình hình mưa lũ kể từ tháng 10 đến nay, trung bình mỗi tuần có 25 - 35 ca SXH. Và tính đến ngày 4/11, toàn TP đã có 474 ca mắc SXH, tập trung chủ yếu ở các quận: Hải Châu (121 ca), Sơn Trà (118 ca)…

 

Tại quận Hải Châu, trong tuần qua, trung bình mỗi ngày Trung tâm Y tế tiếp nhận 2 - 3 trường hợp mắc bệnh. Cá biệt như ngày 5/11, tại đây tiếp nhận 6 bệnh nhân; ngày 7/11 lại tiếp nhận đến 8 ca bệnh SXH với các triệu chứng như nổi ban đỏ trên da. Hiện vẫn còn 23 bệnh nhân SXH đang điều trị tại bệnh viện này. Do số lượng bệnh nhân đông nên một số trường hợp phải bố trí nằm 2 người/giường.

 

Trong khi đó tại quận Liên Chiểu, chỉ trong 1 tuần qua đã có những phường có 5 tổ dân phố có người phải nhập viện do SXH, như các tổ dân phố 3, 22, 24, 25 và 37 của phường Hoà Khánh Nam. Đặc biệt, khu phố Hồng Phước (phường Hoà Khánh Bắc) chỉ có 68 hộ với 300 nhân khẩu nhưng đã có vài chục ca mắc bệnh SXH.

 

Việc nhiều người cùng mắc bệnh trong cùng một tổ dân phố chứng tỏ dịch đã có dấu hiệu tăng nhanh và lây lan trong các khu dân cư trên địa bàn. Có nơi cán bộ dịch tễ khảo sát và tiến hành xử lý môi trường từ 2 - 3 lần, nhưng lượng muỗi vẫn cứ phát sinh nhanh và dày đặc trở lại, nhất là sau các đợt mưa lũ vừa qua.

 

Mặt khác, so với thời điểm đầu năm thì thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều ca bệnh nặng tại các tuyến y tế quận, huyện. Chỉ riêng Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu trong tháng 10 đã phải chuyển lên Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu 5 trường hợp SXH nặng. Đây là điều rất đáng quan ngại, bởi theo các nhà chuyên môn dịch tễ, vào thời điểm cuối mùa dịch thường xuất hiện nhiều trường hợp bệnh nặng với những biến thể rất nguy hiểm và dễ dẫn tới nguy cơ tử vong.

 

Quảng Nam: Đã có 1 người tử vong vì SXH

Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam, 10 tháng qua toàn tỉnh đã có 650 ca mắc bệnh SXH; trong đó có 1 ca ở huyện Điện Bàn đã tử vong trong tháng 9. 

Tại Hội An, bác sĩ Nguyễn Tấn Thành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, toàn thị xã có 14 ca SXH, nhưng chỉ từ ngày 29/10 đến 3/11 đã có 16 ca, tập trung chủ yếu ở các phường: Cẩm Nam, Thanh Hà, Cẩm An, Cửa Đại và xã Cẩm Kim. Hiện dịch SXH ở Hội An vẫn đang tiếp tục tăng ở mức báo động.

 

Ngay sau khi lũ lụt vừa rút, Trung tâm Y tế dự phòng Hội An đã xuất 120 viên cloraminB, 50kg Clo bột, 700 gói Oresol và máy bơm phun thuốc cho các vùng vừa bị ngập lụt để diệt bọ gậy; đồng thời huy động lực lượng cán bộ y tế ở 13 xã, phường tập trung khử độc, tiệt trùng nguồn nước uống ở các giếng của người dân trên địa bàn thị xã, nhằm ngăn chặn các bệnh về đường ruột, bảo đảm sức khỏe cho người dân sau lũ.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,