Gánh hàng rong và lòng tri ân người thầy
Cập nhật lúc 07:12, 20/11/2010 (GMT+7)
Trong biết bao tấm lòng tri ân hướng tới những người thầy, người cô trong những ngày này, có những tấm lòng nhớ ơn thầy cô bình dị, mộc mạc mà đáng trân trọng biết bao.
Nghe các chương trình khác của Radio VietNamNet tại đây.
Radio VietNamNet hôm nay xin dành thời gian để những người phụ nữ lam lũ trên những gánh hàng rong khắp các nẻo đường của Hà Nội sẻ chia những tâm sự về những người thầy của mình.
Lên thành phố tìm việc khi mới học hết cấp II, phải tự bươn chải kiếm sống rất vất vả, chị Nguyễn Thị Mai quê ở Lý Nhân- Hà Nam, một lao động tự do chia sẻ : Tôi làm cho quán cơm ở phố Nguyễn Thị Định. Thời còn đi học mỗi dịp 20/11 cùng bạn bè đến nhà cô chơi và tặng hoa thôi. Bây giờ thôi học đi là một thời gian rồi, bố mẹ nghèo mới phải đi làm chứ trong lòng vẫn muốn học tiếp. Những ngày thế này nhớ thầy nhớ cô lắm, nhớ cả các bạn ở quê nhưng về thăm thầy thì công việc cũng vất vả tiền lương chẳng được bao nhiêu. Lao động tỉnh lẻ chúng tôi có rất nhớ cũng chỉ biết làm lụng rồi đến tết về thăm thầy một thể.
Kỷ niệm những năm tháng cắp sách tới trường tưởng như đã nhạt nhòa bởi sự cực nhọc của mưu sinh nhưng ký ức trong sáng về thầy cô đã luôn sống mãi trong lòng một người con xa quê như chị.
Chỉ mong được tận tay tặng thầy 1 bó hoa…
Chị Huệ quê ở Thanh Hóa, năm nay 46 tuổi, lên Hà Nội buôn hoa tươi đã được 9 năm. Cứ đến ngày 20 tháng 11 chị lại không khỏi chạnh lòng. Nhìn những người mua hoa của mình mang đi tặng các thầy cô giáo, chị lại ước giá như có cơ hội được tự tay tặng hoa người thầy hồi lớp 6 một bó hoa đẹp nhất trong gánh hàng hoa của mình.
Cả cuộc đời này chị cũng không thể trả hết được công ơn của thầy. Năm đó chị học lớp 6, đang trong giờ học thì chị bị đau bụng dữ dội, thầy giáo đã cõng chị một mạch cả đoạn đường dài ra trạm xá của xã để khám. Chị được chuẩn đoán là đau ruột thừa phải mổ ngay trong khi trạm xá không thể phẫu thuật được. Thầy lại cuống cuồng cõng chị ra đường vẫy xe ô tô đi nhờ lên bệnh viện huyện, may mắn cho chị vì chỉ chậm ít phút nữa thôi thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Chị Huệ kể rằng, sau đó, biết gia đình chị quá nghèo, thầy đã lấy số tiền lương ít ỏi dành dụm được của mình đến giúp gia đình chị thuốc thang. Khi ấy mặc dù không nói được lời cảm ơn thầy nhưng trong thâm tâm chị luôn coi thầy là người sinh ra mình lần thứ hai trong cuộc đời này.
Chị Huệ chia sẻ: Tuy chưa một lần nào tặng cho thầy được một bông hoa nào nhưng mỗi lần chọn hoa cho khách vào ngày 20-11 tôi đều cố gắng bó thật đẹp, coi đó là tình cảm của riêng mình dành cho người thầy đáng kính.
Những lời chia sẻ mộc mạc nhưng chứa đựng đầy tình cảm của chị Huệ với người thầy của mình. Ước mơ của chị nhỏ bé thôi nhưng đối với chị sao khó trở thành hiện thực bởi gánh nặng về miếng cơm manh áo.
Dù ở nơi đất khách quê người cùng với những bộn bề của cuộc sống nhưng trong dáng hình lam lũ cơ cực của chị vẫn chứa chan một niềm trân trọng đối với người thầy của mình và nó sẽ luôn theo chị trong mỗi bước chân trên khắp phố phường, ngõ ngách của Thủ đô.
Nghe các chương trình khác của Radio VietNamNet tại đây.
Radio VietNamNet hôm nay xin dành thời gian để những người phụ nữ lam lũ trên những gánh hàng rong khắp các nẻo đường của Hà Nội sẻ chia những tâm sự về những người thầy của mình.
Lên thành phố tìm việc khi mới học hết cấp II, phải tự bươn chải kiếm sống rất vất vả, chị Nguyễn Thị Mai quê ở Lý Nhân- Hà Nam, một lao động tự do chia sẻ : Tôi làm cho quán cơm ở phố Nguyễn Thị Định. Thời còn đi học mỗi dịp 20/11 cùng bạn bè đến nhà cô chơi và tặng hoa thôi. Bây giờ thôi học đi là một thời gian rồi, bố mẹ nghèo mới phải đi làm chứ trong lòng vẫn muốn học tiếp. Những ngày thế này nhớ thầy nhớ cô lắm, nhớ cả các bạn ở quê nhưng về thăm thầy thì công việc cũng vất vả tiền lương chẳng được bao nhiêu. Lao động tỉnh lẻ chúng tôi có rất nhớ cũng chỉ biết làm lụng rồi đến tết về thăm thầy một thể.
Kỷ niệm những năm tháng cắp sách tới trường tưởng như đã nhạt nhòa bởi sự cực nhọc của mưu sinh nhưng ký ức trong sáng về thầy cô đã luôn sống mãi trong lòng một người con xa quê như chị.
Chỉ mong được tận tay tặng thầy 1 bó hoa…
Ảnh: vtv.vn |
Chị Huệ quê ở Thanh Hóa, năm nay 46 tuổi, lên Hà Nội buôn hoa tươi đã được 9 năm. Cứ đến ngày 20 tháng 11 chị lại không khỏi chạnh lòng. Nhìn những người mua hoa của mình mang đi tặng các thầy cô giáo, chị lại ước giá như có cơ hội được tự tay tặng hoa người thầy hồi lớp 6 một bó hoa đẹp nhất trong gánh hàng hoa của mình.
Cả cuộc đời này chị cũng không thể trả hết được công ơn của thầy. Năm đó chị học lớp 6, đang trong giờ học thì chị bị đau bụng dữ dội, thầy giáo đã cõng chị một mạch cả đoạn đường dài ra trạm xá của xã để khám. Chị được chuẩn đoán là đau ruột thừa phải mổ ngay trong khi trạm xá không thể phẫu thuật được. Thầy lại cuống cuồng cõng chị ra đường vẫy xe ô tô đi nhờ lên bệnh viện huyện, may mắn cho chị vì chỉ chậm ít phút nữa thôi thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Chị Huệ kể rằng, sau đó, biết gia đình chị quá nghèo, thầy đã lấy số tiền lương ít ỏi dành dụm được của mình đến giúp gia đình chị thuốc thang. Khi ấy mặc dù không nói được lời cảm ơn thầy nhưng trong thâm tâm chị luôn coi thầy là người sinh ra mình lần thứ hai trong cuộc đời này.
Chị Huệ chia sẻ: Tuy chưa một lần nào tặng cho thầy được một bông hoa nào nhưng mỗi lần chọn hoa cho khách vào ngày 20-11 tôi đều cố gắng bó thật đẹp, coi đó là tình cảm của riêng mình dành cho người thầy đáng kính.
Những lời chia sẻ mộc mạc nhưng chứa đựng đầy tình cảm của chị Huệ với người thầy của mình. Ước mơ của chị nhỏ bé thôi nhưng đối với chị sao khó trở thành hiện thực bởi gánh nặng về miếng cơm manh áo.
Dù ở nơi đất khách quê người cùng với những bộn bề của cuộc sống nhưng trong dáng hình lam lũ cơ cực của chị vẫn chứa chan một niềm trân trọng đối với người thầy của mình và nó sẽ luôn theo chị trong mỗi bước chân trên khắp phố phường, ngõ ngách của Thủ đô.
- Anh Đức - Thùy Dương - Hoàng Thủy