Từ nữ PR chuyên nghiệp thành...gái vũ trường?
Cập nhật lúc 08:52, 13/08/2010 (GMT+7)
Trong một loạt bài về những cô gái chuyên tiếp thị rượu bia gây xôn xao dư luận gần đây, khái niệm nghề PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) bị hiểu nhầm là những cô gái chân dài làm việc ở các quán bar....
[video(19723)]
Các chương trình Radio khác |
|
Chính vì những chi tiết miêu tả và cách sử dụng từ ngữ của loạt bài này, mà bỗng chốc, hàng trăm nhân viên PR nữ tại các công ty biến thành những cô gái làm việc tại quán bar, tệ nạn và sa ngã. Thậm chí, có người còn bị chồng bị bạn bè thắc mắc, hóa ra nghề PR tệ nạn như thế này sao?
Loạt bài này đã sử dụng cụm từ PR nhằm ám chỉ các nữ tiếp viên giới thiệu rượu trong các quán bar. Các chi tiết trong bài báo đều gọi những cô gái tiếp thị rượu bia này là PR với những miêu tả về cuộc sống nghề nghiệp đầy cám dỗ và tệ nạn, dễ bị nhiều đại gia dụ dỗ, sàm sỡ.
“nó cũng chỉ là một con PR thôi” hay “ Không người đàn ông nào dám lấy một cô vợ làm nghề PR”. Hoặc như đoạn: “Có lần đứng cạnh hai cô PR rất bốc, hai tay ông ta vừa xoa vừa bóp mông hai cô này, mắt dán chặt vào bộ ngực trắng ngần, căng tròn của cô PR tên Hồng Nhung. Ông khách rút mảnh khăn giấy rồi bất ngờ thọc tay nhét thật sâu vào cổ váy Nhung khám phá vùng ngực cô và cười hô hố đầy thỏa mãn.”
PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa PR&Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: "Bài báo làm nhiều người hiểu lầm, sai lệch về nghề PR".
|
PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa PR&Quảng cáo - HVBCTT |
Đồng thời, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Cty Lê Bros, cũng lên tiếng.
|
Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT Lê Bros |
Người đang bị ảnh hưởng nhất, có lẽ chính là những cô gái làm nghề PR thực thụ.
Chị Nguyễn Hải Đăng – Tư vấn PR - Công ty truyền thông Le Bros bức xúc: "Tôi thật sự sốc,...gia đình bạn bè tôi sẽ nghĩ sao về nghề của tôi. Cần phải có sự giải thích công bằng."
Chị Nguyễn Thanh Hồng, Phòng truyền thông - Công ty cổ phần phát triển DV học tập và giải trí trực tuyến: " Liệu nhà báo có hiểu biết thực sự về PR không...?
Thực tế, PR là các hoạt động giúp cho hình ảnh của tổ chức công ty bạn đến gần với công chúng hơn, xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và các khách hàng.
Quý thính giả hãy chia sẻ những ý kiến của mình xung quanh vấn đề này.
Quý thính giả hãy nghe Radio VietNamNet để cập nhật thêm nhiều thông tin chi tiết và hấp dẫn hơn. Radio VietNamNet phát sóng hàng ngày tại địa chỉ www.vietnamnet.vn/radiovnn. Email chương trình: radio.vietnamnet@gmail.com.
Ý kiến bạn đọc
trịnh thảo, 11:27, 16/08/2010
Tác giả bài báo trên, theo cá nhân tôi không nhầm về cụm từ PR khi được sử dụng nhưng đã mắc sai lầm tệ hại về văn hóa địa phương khi không giải thích rõ ràng. Ở các Pub, Bar của SG, ngoài các cô tiếp thị bia PG còn có các cô PR: là người khuấy động phong trào cho Pub đó, vd: "Xin mời mọi người nâng ly lên ạ!". Các cô này ăn mặc rất gợi cảm, và đặc biệt là giọng nói to, uống bia khỏe.
Khi viết về nghề PR, tác giả phải nêu rõ yếu tố trên ngay dưới tiêu đề để tránh bị "ném đá" như thế này.
Đây cũng là bài học lớn cho người làm nghề báo như chúng tôi.
Phan Lê Tú, 73/10-đường số 12-khu phố 25-phường Bình Hưng Hòa A-Quận Bình Tân-TP.HCM, 14:57, 13/08/2010
Thật sự thì nhà báo cũng chẳng viết gì sai,có chăng chỉ là sự giống nhau về ngôn ngữ của hai khái niệm này mà thôi.Vả lại ngay trong bài báo đầu tiên của loạt phóng sự nhà báo đã giải thích rõ ràng như vậy.Có thể là do các bạn không đọc bài gốc trên TT.
Nguyễn Thị Hà, Q7-TP.HCM, 14:42, 13/08/2010
Những người phát biểu trong biểu trong bài này có đọc hết hồ sơ của người ta không vậy?Người ta đã giải thích rõ ràng rồi mà. Thực tế hiện nay người ta cũng gọi những người này là PR mà.
songtra, 14:21, 13/08/2010
Tôi nghĩ PG thì đúng hơn. Có lẽ nhà báo trên nhầm chăng?
Dinh Bay, Go Vap, TPHCM, 13:58, 13/08/2010
Bạn Cát Đằng ơi, dùng PR hay PG gọi các cô gái trong loạt phóng sự đó đều không đúng nhưng chỉ vì người ta nhầm lẫn giữa hai khái niệm mà bạn bảo họ thiếu kiến thức xã hội thì có phải quy chụp quá không? Còn việc các quán bar, vũ trường ghi tuyển PR hay PG là việc của họ, còn nhà báo thì khác, họ cần cân nhắc trước mỗi câu chữ mình viết ra chứ không thể nói bừa được.
Cát đằng, TP.HCM, 13:20, 13/08/2010
tôi k nghĩ là nhiều người lại thiếu kiến thức xã hội đến thế.
PG hay còn gọi là "Promotion Girl", là những cô gái trẻ, xinh đẹp, kiêm nhiệm nhiều công việc, từ việc đứng giới thiệu sản phẩm, bán hàng khuyến mại, người mẫu tóc, giới thiệu game online thậm chí làm MC. Được coi như bộ mặt của sản phẩm, việc tuyển chọn PG cũng rất khắt khe, và một trong yếu tố đầu tiên để tuyển PG là phải lựa chọn những cô gái cao trên 1m65, mặt mũi ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt. Có hai hình thức làm việc: PG cố định, đứng giới thiệu sản phẩm tại ngay chỗ làm và PG làm theo giờ chỉ xuất hiện trong các bữa tiệc, lễ khai trương, với ngày công từ 100.000 đến 500.000 đồng tùy theo mức độ công việc.
Từ “PR” trong bar, vũ trường có nguồn gốc từ nhân viên “PR rượu” làm công việc tiếp thị sản phẩm rượu, mời chào khách sử dụng các sản phẩm bia, rượu của công ty mình, hưởng thêm hoa hồng từ nhãn hàng bán được. Dần dần người ta quen miệng gọi những cô gái làm tiếp viên tại vũ trường, bar, phục vụ rượu là “PR”. PR đã trở thành từ gọi quen thuộc để chỉ những cô gái cao ráo, xinh xắn có nhiệm vụ đứng tiếp rượu, nói chuyện và làm cho khách vui vẻ, thoải mái. Một PR giỏi là có được nhiều số điện thoại của khách, giữ liên lạc với họ và mời khách vào bar chơi để mang doanh số về cho bar, vũ trường. Tất cả vũ trường, bar khi tuyển nhân viên nữ đều ghi tuyển “PR” chứ không ghi là tuyển “PG”.
Mandarin Ngo, Bình Thạnh, TPHCM, 13:17, 13/08/2010
Thực ra, tôi nghe kể trong nam người ta gọi các cô gái bán rượu/phục vụ ở bar, vũ trường là PR từ lâu rồi nhưng tôi nghĩ, truyền miệng là một chuyện còn lên báo lại là chuyện khác. Như anh Lê Quốc Vinh nói, báo chí có ảnh hưởng to lớn tới dư luận xã hội, bởi thế nhà báo mới hơn những kẻ buôn dưa lê, câu chuyện của nhà báo mới đáng tin hơn tin đồn... Tôi không làm trong lĩnh vực PR nên không dám bàn đến chuyên môn, tôi chỉ tự hỏi, nếu một ngày đẹp trời các anh trai nhảy tự gọi nhau là phóng viên thì các báo sẽ đăng thế nào?
@Gửi bạn Nguyễn Nam, Đà Nẵng: Tôi cũng đã đọc loạt bài phóng sự đó rồi và vấn đề là tôi đọc ở các báo đăng lại, các bài đăng lại đều thiếu chú thích bạn ạ. Mà nói thật, tôi chẳng hiểu lắm về PR nhưng tiếng Anh thì tôi biết, tôi thấy ghi Public Relation thiếu chữ S thì đã đủ thấy sự vô trách nhiệm của nhà báo hay biên tập viên rồi.
Trựcđâu, 12:38, 13/08/2010
Nếu ai đọc thật kỹ loạt phóng sự trên từ đầu tới cuối thì chắc chắn tác giả không hề dùng sai. Có chăng là ngòai đời người ta đã quá lạm dụng từ ấy và cũng là 1 trong trong những thói quen sử dụng tiếng nước ngoài 1 cách vô tội dạ của người Việt.
hoang.hanu@gmail.com, so 7 Dinh Tien Hoang - Hoan Kiem, 12:05, 13/08/2010
Đúng là tác giả bài viết nhầm lẫn giữa PG ( Promotion Girls) và dân làm PR (Puclic Relation), thật là kinh khủng.....
Cao Ngoc Bích, 10 Trần Huy Liệu, 11:30, 13/08/2010
Rõ ràng tác giả bài báo đã hiểu sai khái niệm PR và và sử dụng từ này không đúng chỗ. Dù do lý do gì thì tác giả cũng đã sai và xúc phạm đến những người hoạt động trong lĩnh vực này.
PR là một công việc, một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội, rất phát triển trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam gần đây.
Tôi đã từng nghe người ta nói đại ý " nước Mỹ luôn biết ơn các saleman " vì nhờ có họ mà nước Mỹ có một nền kinh tế siêu cường như vậy. Điều đó có thể hiểu đơn giản là một nền kinh tế mạnh là nhờ ở sưc tiêu thụ mà cốt lõi là bán được hàng ( hàng hóa và dịch vụ ). Không bán được hàng thì mọi chuyện kết thúc. Mà muốn bán được hàng thì không thể thiếu PR.
Tôi là một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, không phải doanh nhân, nhưng chúng tôi cũng luôn luôn phải PR cho công việc của mình. Bệnh viện chúng tôi cũng có một phòng chuyên trách PR, gồm toàn những người rất giỏi về ...PR. Ngay cả việc tôi gửi phản hồi này cũng có thể giúp ích cho việc PR... bản thân tôi.
Xin có vài lời nôm na nhu một sự cảm thông và chia sẻ với những người đang làm nghề PR cao quí.
Xin cảm ơn.
Vinh Vinh, 11:08, 13/08/2010
Sự nhầm lẫn đáng tiếc đã xảy ra, không nên quá nặng nề, không có nghề gì xấu cả, xấu là ở hành vi của một vài người.
Đây là dịp tốt để những ai làm Quan hệ công chúng PR công việc của mình, làm PR mà dể gia đình bạn bè người thân không hiểu công việc của mình là chưa thât sự "PR"
Nguyễn Nam, Đà Nẵng, 11:04, 13/08/2010
Sao ai cũng bảo đọc báo rồi mà chả ai thấy nhỉ. Hay là không đọc bài gốc trên TT mà đọc các bài chép lại trên các trang khác ?
Ngay từ bài đầu tiên tác giả đã ghi rõ mà:
"Vài năm trở lại đây, khi công việc tiếp thị bia/rượu phổ biến hơn tại các quán bar, vũ trường... thì “nghề PR” mới được nhắc đến nhiều. Nhân viên “PR rượu” làm công việc tiếp thị sản phẩm rượu, mời chào khách sử dụng các sản phẩm bia, rượu của công ty mình, hưởng thêm hoa hồng từ nhãn hàng bán được.
Một vũ trường thường chỉ có 2-3 nhân viên PR rượu. Lâu dần người ta quen miệng gọi tất cả cô gái tiếp viên vũ trường, quán bar, phục vụ rượu là “PR” - một phần cũng để “cho sang”. PR ở quán bar/vũ trường không thuộc lĩnh vực “quan hệ công chúng” (public relation - PR) như nghĩa thông thường mà giới truyền thông sử dụng. "
Hoàn Anh, Cầu Giấy- HN, 10:18, 13/08/2010
Mấy em đi tiếp rượu bia ở nhà hàng, khuyến khích thực khách sài nhiều nhằm tăng doanh thu cho chủ nhà hàng được gọi là PG (Promotion Girls) chứ chưa thấy ai gọi ai gọi họ là PR (Public Relations). Nhà báo nào mà gọi các cô này là PR thì chẳng hiểu gì về nghề PR và gây hiểu lầm tệ hại cho nghề này. Vì vậy các bạn làm nghề PR (là một nghề mới, hay và không ít người thành đạt) cứ yên tâm không ai nhầm nghề PR với PG đâu (trừ mấy nhà báo viết mấy cái bài nói trên). Mà ngay cả nghề PG cũng là cơ hội tốt cho sinh viên học giao tiếp, ứng xử và đối diện với những thử thách trong cuộc sống, ngoại trừ những người chấp nhận và thích cuộc sống buông thả (mà sống buông thả thì trong bất kỳ lĩnh vực, địa vị nào mà chẳng có). Đã có một nữ sinh trường Ngoại thương làm PG ngoài giờ đoạt danh hiệu sinh viên thanh lịch đấy thôi.
Hoàng Việt Tùng, 10:13, 13/08/2010
Em là sinh viên khoa PR,trường Đại học Hòa Bình. Em đã theo dõi loạt bài kể về cuộc đời các cô PR - Kiều nữ (Theo loạt báo kia nhận định) và em rất ngạc nhiên tại sao loạt báo sai lầm đó lại có thể tiếp tục được đăng làm 6,7 kỳ với những thông tin sai lệch như thế.
PR là một nghề quá mới,thậm chí một số doanh nghiệp,một số đơn vị kinh doanh còn chưa hiểu đúng đắn về khái niệm của nghề này,sau khi loạt bài trên được đăng thì em tin chắc càng có nhiều người hiểu sai lệch về khái niệm nghề nghiệp PR.
Một điều nữa,em không hiểu sao một nhà báo lại có thể gọi các cô gái phục vụ ở Bar là "các cô gái PR",em thực sự thắc mắc?
Thanh Ha, Ha Noi, 10:07, 13/08/2010
Chính xác, không hiểu tại sao phóng viên viết bài báo đó và biên tập viên của mấy báo này quá thiếu thận trọng như vậy. Ít nhất thì cũng phải có dòng chú thích là đối tượng PR mà họ đề cập đến là ai chứ. Mình là dân PR, đọc xong mà nóng mặt quá.
nguyen hai dang, hanoi, 09:51, 13/08/2010
ngớ ngẩn thật. chắc là tác giả bài báo muốn nói đến từ "PG" (promotion girl), nhưng lại nhầm sang PR.
PG tức là những cô gái có ngoại hình đẹp được chọn làm tiếp tân cho các buổi sự kiện, tiếp thị sản phẩm chăng.