Nữ sinh với trào lưu “thô thiển ngôn ngữ"

Cập nhật lúc 07:58, 20/08/2010 (GMT+7)

- Giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng thường ngày của nữ sinh được thay thế bằng những câu nói chua ngoa, vô văn hóa thì càng làm cho ta đau xót.

TIN LIÊN QUAN

[video(20050)]


Quý thính giả đang nghe 1 đoạn băng ghi âm ngắn cuộc trò chuyện của 2 nữ sinh với nhau trong 1 quán internet. Sở dĩ, Radio vietnamnet phải làm méo âm của 1 số câu trong cuộc hội thoại này vì những từ ngữ mà 2 nữ sinh sử dụng để trò chuyện chẳng hề dễ nghe chút nào và những từ ngữ được coi là tục tĩu nhất này lại được phát ra từ những cô nữ sinh với vẻ bề ngoài rất duyên dáng. Và hiện tượng này càng ngày càng trở nên báo động trong giới trẻ, khi chuyện văng tục lại trở thành 1 thói quen, là một điều mà nhiều bạn trẻ đã cảm thấy bình thường và không còn là điều chướng tai gai mắt.

Tôi đến 1 trường đại học nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, và được bạn bè giới thiệu cho 1 bạn gái nổi tiếng với thói quen văng tục, nói bậy ở trường. Tôi đã phải mất thời gian rất lâu để thuyết phục bạn gái này trả lời phỏng vấn cho chương trình ngày hôm nay. Cô gái này đồng ý trả lời với yêu cầu không được nêu tên, trường mà cô theo học. Có lẽ bạn nữ sinh này cũng ý thức được thói quen của mình không phải là điều đáng được ca ngợi. Giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng thường ngày với những lời hay, ý đẹp của nữ sinh khi được thay thế bằng những câu nói chua ngoa, độc địa, vô văn hóa thì càng làm cho ta đau xót.

Xin mời quý thính giả cùng lắng nghe ý kiến của 1 số bạn nam sinh trước hiện tượng này.

-Đức Biên: mình thấy chửi bậy cũng bình thường, ra ngoài đường các bạn gái cứ chửi ầm ầm nên nghe nhiều quen rồi.

-Tuấn Anh: Mình cũng cảm thấy bình thường thôi, vì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến mình, nhưng dù sao thì mình cũng vẫn thích nghe những câu văn hóa hơn.

- Huy Khánh: mình cảm thấy rất khó chịu khi phải nghe những câu tục tĩu, mà nhất là lại được nói ra từ miệng của các bạn nữ.

Ảnh : minh họa
Ảnh : minh họa

Qua những lời chia sẻ của các bạn nam vừa rồi, chúng ta có thể thấy không phải ai cũng cảm thấy khó chịu với những lời nói tục. Nhiều người cảm thấy bình thường vì hiện tượng này đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến. Có bạn còn tâm sự những lúc bực tức, cáu giận thì phát ngôn ra vài câu chửi thề thì thấy thật thoải mái. Phải chăng mà vì thế mà nói tục, chửi thề ngày càng có cơ hội như những con siêu virut để lây lan đến mọi người. Thậm chí những người mắc phải còn không biết mình có thói quen này từ khi nào, y như việc chúng ta mở đi mở lại 1 bài hát dù nghe thì rất chán nhưng nghe nhiều thuộc lúc nào không hay.

Và trước hiện tượng này, các thầy, cô giáo có ý kiến như thế nào?

Ý kiến của cô Nguyễn Thị Thuy Thủy – giảng viên khoa Tài chính ngân hàng – Đại học Đại Nam.

Ý kiến của PGS.TS Đặng Quốc Tuyến – giảng viên Học viện Tài Chính.

Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Khi sử dụng ngôn ngữ, người ta không chỉ thuần tuý chuyển tải thông tin khách quan mà còn để tác động, chinh phục đối tượng, thể hiện tình cảm với người khác. Ngôn ngữ có sức mạnh thật diệu kì. Nó có thể làm cho con người gần gũi, gắn bó hay mãi cách xa. Nó có thể làm cho chúng ta yêu thương hay căm giận. Nó có thể gây nên chiến tranh mà cũng có khả năng làm "sóng yên biển lặng”. Thật đáng buồn trước hiện tượng rất nhiều nữ sinh ngày nay lại không biết kiểm soát ngôn từ.

Không 1 cá nhân nào có thể làm thay đổi được hoàn toàn hiện tượng đáng buồn này, mà tất cả là do tự mỗi cá nhân phải tự ý thức được nội dung mỗi câu chữ mà mình phát ngôn, và sự “cáu giận” thực sự của xã hội trước những phát ngôn không phù hợp chắc chắn cũng góp phần cải thiện được hiện tượng này. Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp mà biểu hiện trực tiếp bằng ngôn ngữ cũng là 1 cách để đánh giá xem bạn là con người như thế nào?

Mời quý thính giả tiếp tục chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này bằng cách comment ở hộp phản hồi bên dưới hoặc email về chương trình theo địa : radio.vietnamnet@gmail.com

  • Tuấn Hải (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

Thiên, hà nội, 19:26, 21/08/2010

Nói thật ,cái này nhan nhản ngoài đường ,từ quàn net đến trường học .Có 1 lần vào 1 quán net trên đường LTV ngồi tôi cảm thấy thật sự khó chịu khi ngồi cạnh 2 nữ sinh cấp 3 của 1 trường dân lập gần đó,Hai cô văng tục như không có ngươi bên cạnh :đ..bà giáo ám quẻ v..,hãm .Trong khi đó bên cạnh toàn con trai .Tôi thật bó tay với các bạn nữ sinh đó .Họ không còn 1 chút tự trọng gì cả ,hay là trong môi trường sư phạm họ không được dạy cách ăn nói.có câu tiên học lễ hậu học văn ,tôi không hiểu những bạn đó đến trường học được những gì khi mà ''lễ'' của những bạn đó bằng 1 con sồ không.

Lý Tiến Thành , sn:p308,B2 Khu tập thể nước Giáp, Phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng , 16:20, 20/08/2010

Chào bạn đọc thân mến
mình thấy việc phát ngôn của các bạn học sinh cần phải xem lại, từ gia đình và nhà trường chúng ta đã được học đạo đức từ lớp 1, lớn lên phải biết cách ứng sử theo từng hòan cảnh tình huống cho đúng cách của con người

Hồ Cam Dao, Đà Nãng, 15:05, 20/08/2010

Không phải con cái các “đại gia”, các “ông to”, “bà lớn” đều hư hỏng, mà ngược lại, đa số trong số họ là người tử tế và tỏ ra là người được giáo dục tốt. Nhưng ngược lại, những ngôn từ lạ tai, đặc biệt xấu thường lại chỉ được “phổ cập” nếu nó là “sáng tạo” của các “cậu ấm”, “cô chiêu” con cái của các “đại gia”, các “ông to”, “bà lớn”. Thật đấy, các bạn thử nghĩ coi: có mấy khi con em các “đại gia”, các “ông to”, “bà lớn” lại chịu nhún mình làm “đệ tử” của con em người bình dân đâu. Một khi bố mẹ ỷ thế quyền lực, nhiều tiền, lắm của, ăn chơi phè phỡn, nói năng tục tĩu... thì làm gương gì cho con trẻ chư?

TranthanhMy, tp/hcm, 10:02, 20/08/2010

Toi nhan thay rang co mot so cac ban tre chui the ,noi tuc ghe gom lam nhat la khi vao cac chat room, (hanoi...)va cac ban ay xem ra co ve rat tu hao ve cac cau vang tuc cua minh.,thich hay khong thich cac nick chat cung chui, vao room hay ra room cung chui Toi thuong hoi tai sao lai nhu vay.Thuc la kho hieu noi cac ban tre thoi dai bay gio !!

Thu Dung, Ninh Binh, 10:00, 20/08/2010

Văn hóa ngôn ngữ ngày càng xuống cấp trầm trọng không chỉ ở nữ sinh mà ở cả trẻ nhỏ. Bài báo" nũ sinh với thô thiển ngôn ngữ" đã thể hiện rất đúng thưc trạng hiện nay ở các trường đại học. Nó như lời khuyến cáo với xã hội.

Các tin khác