221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1303684
Bình Kiểm trải lòng về những phụ nữ trong đời
0
Article
null
Bình Kiểm trải lòng về những phụ nữ trong đời
,

- Bình Kiểm tâm sự, điều mà anh ta có thể tự hào nhất về mình với tư cách một người đàn ông là trên cương vị người chồng, một người cha, Bình Kiểm “không bao giờ thủ đoạn với vợ con”…

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Là đàn ông, lại có tiếng trong giới giang hồ, nên xung quanh Bình Kiểm cũng có rất nhiều em út xinh đẹp vây quanh xin “nâng khăn sửa túi”. Nói chuyện bồ bịch, Bình thoải mái thừa nhận: “Đương nhiên là tôi có bồ. Đàn ông mà, ông nào nói không có bồ thì 99% là nói xạo. Sống với vợ 8, 9 năm tôi có nhiều bồ lắm, không chỉ là một người thôi đâu. Nhưng tôi không sâu nặng với ai. Thỉnh thoảng thấy có cô chân dài nào đó đẹp đẹp, tôi vui vẻ một vài ngày, cho cô ấy ít tiền rồi đi thôi. Tôi đi đâu, có làm gì thì cũng luôn nhớ đến vợ con đầu tiên, lo cho vợ con đầu tiên. Mọi yêu thương và sự chăm sóc mà tôi có thể, tất cả đều dành cho vợ và con. Nên tôi tự hào nói rằng, dù có thể có những phút giây tôi phản bội vợ để vui vẻ bên ngoài, thì tình cảm tôi dành cho gia đình vẫn chưa bao giờ bị san sẻ”.

Bình Kiểm tâm sự, điều mà anh ta có thể tự hào nhất về mình với tư cách một người đàn ông là trên cương vị người chồng, một người cha, Bình Kiểm “không bao giờ thủ đoạn với vợ con” (trích nguyên lời Bình Kiểm trong trại giam). Bình Kiểm nói: “Ra ngoài tôi buộc phải thủ đoạn với xã hội để sinh tồn, nhưng về nhà tôi chỉ biết chiều chuộng vợ con. Trời cho mình một người vợ và mấy đứa con là để mình yêu thương và hi sinh vô điều kiện. Cái cấm kị nhất của thằng đàn ông là thủ đoạn cả với chính vợ con mình. Ra ngoài tốt với xã hội mà về nhà thủ đoạn với vợ con thì tôi cũng khinh. Tôi có chết cũng không làm điều đó”.
Bình Kiểm tại trại giam Phước Hòa

Rất nhiều người dân Sài Gòn đều biết chuyện Bình Kiểm chiều vợ bằng cách dâng hiến tất cả những gì mình có cho vợ. Tiền kiếm được bao nhiêu, trừ đi những cái cần chi tiêu, Bình mang hết về đưa cho vợ và rất “thoáng” chứ không hề kiểm soát vợ như nhiều cách nhiều người đàn ông khác: “Tôi có hai nguyên tắc. Thứ nhất, nhiệm vụ của tôi là mang tiền về nhà. Tôi chỉ biết mang tiền về thôi, không cần biết vợ mình chi tiêu cái gì, dùng tiền vào mục đích gì. Chỉ cần vợ tôi chi tiêu và hạnh phúc với cái việc chi tiêu đó là tôi vui rồi.

Hồi mới lấy nhau về, tôi mua tặng vợ căn nhà ở đường Nguyễn Trọng Tuyển. Sau này có thêm tiền, tôi đưa cho vợ, bảo vợ thích mua thêm căn nhà ở đâu thì mua, còn thì đứng tên ai tôi không quan tâm. Tôi cho rồi thì không bao giờ tiếc. Nguyên tắc thứ hai của tôi là tôi đã mang về nhà cho vợ 1 triệu thì là 1 triệu, 100 triệu sẽ là 100 triệu, tôi tuyệt đối không bảo vợ đưa lại cho. Lúc cần tiền, tôi kiếm chỗ khác chứ không bao giờ hỏi vợ. Tiền tôi đã cho vợ con thì là của vợ con mãi mãi, dù có ra đường ăn mày tôi cũng nhất quyết không đòi lại một đồng. Sống với nhau từ năm 1995 đế năm 2004, dù tôi chỉ đón 4 cái giao thừa với vợ, 4 cái giao thừa kia là đón trong tù, nhưng tôi chưa bao giờ để vợ cực”.

Nói thế là làm, nên khi hai vợ chồng không thể sống chung với nhau nữa, Bình Kiểm đã làm đúng lời hứa, để lại mọi tài sản cho vợ và chỉ mang vài bộ quần áo và một va li sách đi theo. Cuối năm 2007, sau khi bị bắt được vài năm, tài sản bên ngoài chỉ còn lại vài chục triệu, Bình Kiểm cũng nhờ người nhà gom góp lại giao cho vợ để nuôi con. Bình Kiêm tâm sự: “Tôi yêu vợ con tôi lắm. Cuộc sống vợ chồng tan vỡ là do hết duyên, là vì cô ấy mệt mỏi với việc cứ thỉnh thoảng lại phải thăm nuôi tôi ở tù, chứ ngay tận đến lúc bỏ nhau, tôi vẫn yêu vợ, vẫn muốn níu kéo tình cảm vợ chồng. Nghĩ đến việc không được ở với vợ với con, chăm sóc vợ con, tôi thực sự rất đau lòng. Yêu thế nên tôi chẳng tiếc gì, còn lại chút tài sản nào, trước khi đi tù tôi gửi lại hết cho vợ. Nhà cửa thì đã cho trước đó rồi. Hi vọng là vợ con tôi có thể sống không quá vất vả khi không có tôi ở nhà chăm sóc, lo lắng, đỡ đần. Sau này vợ tôi có lấy chồng mới, sống chung với chồng mới trong căn nhà của tôi mua cho, tiêu tiền mà tôi để lại cho, tôi cũng cảm thấy vui vẻ. Miễn là cô ấy hạnh phúc, miễn là con tôi được chăm lo một cách đầy đủ”.

Những phút sám hối và trầm tư

Chiều vợ, thương con một cách kì lạ, nhưng khi mới về sống với nhau, Bình Kiểm đã dặn vợ cấm không bao giờ được hỏi han bất cứ điều gì về công việc của mình: “Tôi đi đâu, với ai, làm gì, đi bao nhiêu lâu, vợ tôi không bao giờ được phép hỏi. Những người đàn ông khác có thể san sẻ, tâm sự với vợ về những thăng trầm, khó khăn trong công việc, nhưng tôi thì không. Tôi mà là người bình thường, làm một cái nghề đàng hoàng thì tôi cũng tâm sự, cũng chia sẻ, cũng muốn được vợ góp ý, an ủi. Nhưng công việc của tôi chẳng đàng hoàng, cái tôi đang làm là phạm pháp, chẳng có gì tự hào để kể. Vợ tôi không được phép biết bất cứ điều gì về công việc của tôi, để sau này lỡ có xảy ra chuyện, cô ấy cũng không bị liên lụy. Chẳng biết gì nên sống với tôi vợ tôi sướng lắm, chỉ biết chăm con và tiêu tiền tôi mang về, chẳng phải lo nghĩ gì, dù cũng lờ mờ đoán ra những việc mờ ám mà tôi làm”.
Bình Kiểm trong phiên tòa xét xử ngày 25/9/2007 (Ảnh: Thanhnien)

Sau khi bị bắt, rồi bị tòa xử 28 năm, để lại cho vợ con nốt những đồng tiền cuối cùng, Bình Kiểm thản nhiên dặn vợ không phải quan tâm, hỏi han hay thăm nuôi mình trong tù. Thỉnh thoảng nhớ vợ, nhớ con, dù rất muốn gọi điện về bảo vợ đưa con đến thăm, nhưng Bình cũng không gọi. Bình bảo: “Có thể vợ tôi có hạnh phúc khác rồi. Mà tính tôi thì dù có khổ sợ thế nào cũng không nhận sự giúp đỡ của phụ nữ, kể cả vợ mình. Tôi không muốn làm phiền vợ con, không muốn vợ con cực vì mình. Chỉ cần cô ấy chăm lo cho con tôi, nuôi nấng chúng thành người thì khi ra tù, tôi nhất định sẽ đền ơn cô ấy”.

Sống ở trong trại giam, người thăm nuôi, lo lắng cho Bình Kiểm chỉ có người mẹ già gần 80 tuổi và cậu em trai của Bình. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của gia đình, cuộc sống của Bình trong trại giam cũng không đến nỗi nào. Ở ngoài giang hồ ghê gớm, nhưng vào trại giam, các cán bộ bảo gì Bình nghe nấy, không dám cãi. Ai biết Bình Kiểm đều biết không ai bắt Bình nói khác ý mình được, cho nên dù không phải nịnh cán bộ ở đây, Bình Kiểm cũng phải thừa nhận cán bộ ở đây tốt, rất gần gũi và thân thiện với phạm nhân.

Mỗi tháng, Bình tiêu hết 900 nghìn tiền lưu kí mà mẹ gửi cho, có khi tiêu ít hơn. Bình kể: “Mẹ tôi bệnh nên ít đi thăm nuôi tôi lắm, chỉ có cậu em trai là thường xuyên đi, nhưng bà vẫn gửi quà thăm nuôi tôi đều đặn. Một tháng trại cho gọi điện về nhà một lần, tôi lại gọi cho mẹ, hỏi thăm sức khỏe mẹ. Trước lúc gây chuyện rồi bị bắt, hai mẹ con có nhiều cái hiểu nhầm nhau, nên một thời gian dài tôi không nói chuyện với mẹ.

Sau khi bị bắt, tôi nghĩ đời mình thế là hết, thế là mất tất, chẳng còn gì. Nhưng cái ngày mẹ tôi được vào thăm tôi sau đó gần 2 năm, tha thứ cho tôi và động viên tôi, tôi thấy mọi hi vọng sống trở lại. Thiên hạ nói “Tái ông mất mã”, trong cái rủi cũng có cái may, cái may mắn mà tôi có được trong lần vấp ngã này là sự tha thứ và thấu hiểu đến ngọn ngành tình yêu của mẹ. Nhờ thế, bây giờ tôi giác ngộ ra một điều, người phụ nữ đẹp nhất trên đời này, trong mắt tôi, chính là mẹ tôi chứ không phải ai khác”.
Bình Kiểm đã phải trả giá cho tội lỗi của mình (Ảnh: Thanhnien)

Vào cái lúc tâm sự thật nhất, Bình Kiểm nói rằng vào tù ra khám nhiều lần, nhưng chưa lần nào Bình cảm thấy thấm thía và hi vọng ngày trở về như lần này. Những lần trước Bình chưa sợ, chưa thấm, vì tự thấy mình còn trẻ, còn nhiều cơ hội. Giờ bước sang tuổi 40, nhìn thấy con dốc bên kia của cuộc đời, thấy tóc mình đã bạc, mắt đã có nhiều vết chân chim, mà cuộc sống cứ trôi đi vùn vụt, thì giang hồ lừng lẫy một thời này bất giác sợ hãi: “Từ khi bị bắt đến nay đã hơn 4 năm, tôi có 3 ngày hạnh phúc nhất: Ngày thứ nhất là ngày được gặp lại mẹ tôi lần đầu tiên sau khi bị bắt. Ngày thứ hai là ngày được gặp lại hai đứa con nhỏ. Ngày thứ ba là ngày hôm nay, được kể về gia đình mình, về vợ mình, con mình. Tôi không biết xúc động là như thế nào, nhưng được gặp mẹ, gặp con, tôi vui lắm, hạnh phúc lắm, thấy có nhiều động lực để mình cải tạo hơn rất nhiều. Vào tù lần này, án rất dài, có lẽ vì thế mà tôi chiêm nghiệm ra nhiều thứ, thay đổi nhiều thứ. Tôi nhận ra mẹ tôi là người tốt với tôi nhất, yêu thương tôi nhất. Điều tôi sợ nhất là mẹ sẽ không sống để đợi tôi trở về, nên tôi phải cố gắng cải tạo để hi vọng được sớm được hưởng khoan hồng của pháp luật”.

“Giờ tôi không thích một người phụ nữ chỉ vì đẹp nữa. Tôi biết sau khi ra tù, tôi sẽ chọn một người phụ nữ tốt, giúp tôi thay đổi tâm tánh. Ở tuổi 40, tôi thấy mình thay đổi, tôi muốn ân hận, muốn hối cải, muốn hoàn lương. Tương lai sau này là điều tôi không dám nói trước. Cuộc sống vốn quá nhiều cám dỗ mà, tôi cũng không biết sau này ra tù tôi có vì cám dỗ mà ngựa quen đường cũ hay không, nhưng tôi biết giờ đây tôi thực sự mơ ước trở thành một người lương thiện. Hai đứa con nhỏ của tôi rồi sẽ trưởng thành, tôi muốn đến lúc đó mình sẽ là một người bố tốt để bảo ban, dạy dỗ hai con, chứ không muốn thành một tấm gương xấu cho các con noi theo”, Bình nói.
Bình Kiểm vẫn nở nụ cười thật hiền trong ngày xét xử (Ảnh: Anninhthudo)

“Tôi tự hào là dù mình là giang hồ, nhưng có 3 việc tôi không bao giờ làm: Thứ nhất là buôn bán xì ke, thứ hai là cho vay nặng lãi, thứ ba là kiếm sống trên thân xác phụ nữ. Trên cương vị một người đàn ông, ngoài việc trăng hoa đôi chút, còn thì tôi sống lành mạnh. Tôi không dùng ma túy, không uống bia rượu, không hút thuốc và thích thể dục thể thao. Trên cương vị một người bố, tôi yêu thương con cái vô điều kiện và cố gắng làm mọi cái để con được hạnh phúc. Pháp luật đã phán xét tôi rồi, tôi không còn gì biện minh nữa. Chỉ mong con tôi hiểu bố chúng lúc nào cũng yêu thương chúng”.

Con đường về còn xa, nhưng Bình Kiểm bảo rằng, mình nhất định sẽ viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình, về những câu chuyện mình đã làm, như một lời trần tình với hai con, để chúng hiểu rằng bố Bình không phải là người xấu không cứu chữa được.


Thảo Nguyên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,