221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1296151
Bài 1: Các bệnh viện có lỗ thật không?
1
Article
null
Trước thềm dự thảo tăng viện phí:
Bài 1: Các bệnh viện có lỗ thật không?
,

 – Một trong những lý do được Bộ Y tế đưa ra nhằm giải thích việc tăng viện phí lần này là giá dịch vụ y tế đã quá lạc hậu, tình trạng thu không đủ bù chi kéo dài suốt 15 năm qua khiến các bệnh viện gặp khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí để thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế.

 

>> Bộ Y tế đã minh bạch khi xây dựng viện phí mới?
>> "Viện phí cứ chạy, chất lượng chữa bệnh cứ ngồi?"
>> Tăng viện phí và "tụt nhân tâm"
>> Tăng viện phí: Dồn người nghèo vào thế bí?
>> Tăng viện phí, chất lượng có tăng?

>> Tăng viện phí: Có tăng chất lượng, giảm tiêu cực?

 

Nói vậy có nghĩa các bệnh viện đang bị lỗ, bị âm quỹ triền miên. Nhưng sự thật có phải như thế hay không?

 

Mỗi năm âm quỹ hàng chục tỷ đồng?

 

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc phụ trách tài chính của Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: “Mỗi năm, quỹ của bệnh viện Bạch Mai âm hàng chục tỷ đồng”.

 

Để khẳng định trên có tính thuyết phục, ông Hiền chứng minh: Giá của các loại dịch vụ trên thực tế đều đã tăng theo giá thị trường, nhưng trong quy định của Nhà nước thì mức giá thu lại thấp hơn giá thật nhiều lần.

 

Ông Hiền lấy ví dụ: tiền khám chữa bệnh 3.000 đồng/lần từ năm 1995 là quá lạc hậu, tiền giường nằm 12.000 đồng/ngày chưa đủ chi phí điện, nước so với thời giá hiện tại (khi mà năm 1995 giá điện chỉ có 640 đồng/KWh nhưng hiện nay đã vọt lên 1.170 đồng/KWh; giá nước năm 1995 là 2.000 đồng/m3 nay cũng vọt lên 6.270 đồng/m3; giá xăng từ 4.700 đồng/lít nhảy lên 16.000 đồng/lít; vv…).

 

Đó là chưa kể tới các kỹ thuật y tế tiên tiến ngày càng được cập nhật và áp dụng nhiều, phục vụ mục tiêu điều trị, nhưng danh mục và giá của nó trong quy định của Nhà nước cũng không thể đuổi kịp sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.

 

 

Mô tả ảnh.

Mỗi ngày bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh cho khoảng 3.000 lượt bệnh nhân ngoại trú, điều trị 3.000 bệnh nhân nội trú, sử dụng hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật cũng như dịch vụ chức năng. Tích tụ cả năm, ông Hiền mới đi đến khẳng định là lỗ hàng chục tỷ đồng (Ảnh chụp tại BV Bạch Mai. Ảnh: C.Q)

 

Theo lãnh đạo các bệnh viện thì họ tiếp tục rơi vào thế “khó chất chồng khó” bởi trong khi giá cả thật leo thang, giá cả được phép thanh toán theo quy định vẫn dẫm chân tại chỗ thì Nhà nước lại cắt giảm ngân sách, các bệnh viện không còn được bù lỗ một phần như trước đây (theo chủ trương: Nhà nước giảm bao cấp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và tăng bao cấp qua các dịch vụ như Bảo hiểm y tế)

 

Ví dụ ở bệnh viện Bạch Mai, trong quãng thời gian từ khoảng 6 tháng đầu năm 2006 trở về trước (trước khi các bệnh viện được tự chủ tài chính), số tiền ngân sách do Nhà nước cấp hàng năm cho bệnh viện chiếm khoảng 40% đến 50% tổng chi phí hoạt động.

 

Từ giữa năm 2006 trở lại đây, thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ y tế nhằm làm giảm bao cấp của Nhà nước, chia sẻ gánh nặng ngân sách với Nhà nước, các bệnh viện được giao quyền tự chủ trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính.

 

Kể từ đó, ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện Bạch Mai giảm xuống chỉ còn 3%/năm.

 

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong những bệnh viện ngoại khoa lớn nhất cả nước, cũng thường xuyên “than phiền” về tình trạng âm quỹ của bệnh viện mình, cũng vì những lý do như trên. 

 

Ông Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng cho hay số tiền 14 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho bệnh viện chỉ đủ chi phí tiền bông, băng, thuốc sát trùng, … Trong 14 tỷ đó chưa hề tính tới tiền lương cán bộ y tế, chi phí khấu hao máy móc, cơ sở vật chất, vv…

 

Tại sao thu nhập cán bộ bệnh viện tăng?

 

Nếu theo những gì mà lãnh đạo các bệnh viện nói, có thể vẽ được một bức tranh khá u ám về khả năng cân đối tài chính của các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn – nơi sử dụng nhiều nhất các dịch vụ y tế. Suy luận logic thì điều đó cũng có nghĩa thu nhập của cán bộ, công nhân viên bệnh viện sẽ giảm, đời sống không được đảm bảo, và còn rất nhiều hệ lụy tiêu cực phát sinh từ vấn đề “âm quỹ” này.

 

Nhưng trái với suy đoán trên, có một thực tế là thu nhập cán bộ, công nhân viên của bệnh viện lại tăng, nếu không muốn nói là tăng mạnh.

 

 

Mô tả ảnh.

Lãnh đạo bệnh viện nói bệnh viện âm quỹ hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Còn thực tế thì thu nhập của cán bộ công nhân viên bệnh viện vẫn tăng mạnh (Ảnh chụp tại BV Bạch Mai trong ngày đầu triển khai luật BHYT. Ảnh: C.Q)

 

Có thể lấy đối tượng điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai làm ví dụ cụ thể cho việc này.

 

Năm 2004, kết quả khảo sát nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế khu vực nhà nước và tư nhân trên địa bàn Hà Nội cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 624.235 đồng/tháng.

 

Đến năm 2005, kết quả nghiên cứu sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 1.022.000 đồng/tháng (tăng 1,5 lần).

 

Đến cuối tháng 6/2010, kết quả nghiên cứu đối với 145 điều dưỡng của 7 khoa lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai (gồm khoa Thần kinh, Huyết học truyền máu, Hồi sức tích cực, Thận tiết niệu, Cơ xương khớp, Nội tiết và Đái tháo đường, Hô hấp) cho thấy: mức thu nhập trung bình của điều dưỡng là xấp xỉ 4,4 triệu đồng/tháng.

 

Trong số 145 điều dưỡng được khảo sát, thậm chí có điều dưỡng thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng, mức phổ biến là từ 3 đến 5 triệu/tháng. Mức này chắc chắn còn cao hơn trên thực tế bởi đây là vấn đề “nhạy cảm”, các đối tượng được hỏi thường khó có thể nói thật.

 

Như vậy, có thể thấy mức thu nhập trung bình của điều dưỡng tăng mạnh tại bệnh viện Bạch Mai. Có đến 75,9% số điều dưỡng được hỏi cho biết thu nhập đã tăng lên so với thời gian trước. Đó là chưa kể đến bác sỹ, lãnh đạo các cấp trong bệnh viện – những đối tượng thường có nguồn thu “dồi dào” hơn.

Như vậy, nếu bệnh viện mỗi năm âm quỹ hàng chục tỷ đồng (và trong điều kiện mức trượt giá ngày càng mạnh, âm quỹ năm sau nhiều hơn năm trước) thì liệu thu nhập cán bộ, công nhân viên có thể tăng được theo từng năm như thế này không?

Bệnh viện Bạch Mai không phải trường hợp cá biệt. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, GS Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đặt ra câu hỏi tương tự với bệnh viện Việt Đức: “Bệnh viện Việt Đức lúc đầu chỉ có 300 tỉ đồng nhưng cuối năm, tài khoản bệnh viện lên tới 1.000 tỉ đồng/năm. Số tiền này lấy ở đâu nếu như không phải của bệnh nhân?”.

Những lý giải thiếu thuyết phục

Sau khi giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước, để có nguồn bù lỗ, bệnh viện Bạch Mai đã phải “tiết kiệm hết mức” (theo lời ông Hiền) và huy động tối đa nguồn thu từ các dịch vụ như trông xe, nhà thuốc, đặc biệt là nguồn thu từ khoa khám bệnh theo yêu cầu (với giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ bằng giá hiện hành). Khoa khám bệnh theo yêu cầu ra đời sau khi nghị định về tự chủ tài chính có hiệu lực.

 

Mỗi năm, khoa khám bệnh theo yêu cầu mang lại cho bệnh viện Bạch Mai khoản dôi dư khoảng 6 tỷ đồng. Theo Phó Giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền thì số tiền này được sử dụng để tái đầu tư cho bệnh viện nhằm phục vụ bệnh nhân, để bù cho các nơi khác trong bệnh viện đang bị lỗ, mỗi nơi được bù một ít.

 

So với khoản âm quỹ hàng chục tỷ đồng thì khoản dôi dư 6 tỷ này rõ ràng chưa đủ sức để bù lỗ một nửa. Vậy, nếu lỗ trầm trọng như thế thì bệnh viện lấy đâu ra tiền để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên?

 

Bệnh viện lấy đâu ra tiền để bù vào phần miễn, giảm cho người nghèo (bệnh viện có quỹ hỗ trợ người nghèo)?

 

Ông Hiền giải thích: “Lương cán bộ tăng về số tuyệt đối thì có nhưng giá trị thật sự trong đời sống thì chưa chắc đã tăng vì giá cả thị trường đều tăng”.

 

Nhưng đây lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

 

Chuyện tăng lương cho cán bộ y tế, hỗ trợ người bệnh nghèo là chuyện rất đáng khuyến khích. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Trong khi các bệnh viện kêu giá thanh toán lạc hậu, âm quỹ nặng nề, thì tại sao những gì thể hiện trên thực tế lại cho thấy một nguồn lực tài chính khá dồi dào?

 

  • Cẩm Quyên (còn tiếp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,