– Trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá thuốc tăng cao và chúng ta “cứ bình tĩnh để tìm ra và khắc phục dần những yếu kém”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội – bà Trương Thị Mai – lại tỏ ra nóng ruột và đề nghị Bộ Y tế cấn phải nhanh chóng “tạo ra chuyển biến trong quản lý giá thuốc để người dân thấy được trách nhiệm của Nhà nước đối với các vấn đề thiết thực mà họ đã nêu ra”.
Đây là một trong những nội dung cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Nguyễn Quốc triệu với các đại biểu Quốc hội về các vấn đề của ngành y tế chiều 2/6.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: “Cứ bình tĩnh”
Nhiều đại biểu Quốc hội hỏi, qua những thông tin khảo sát thực tế của VietNamNet, có thể thấy giá thuốc bán trong các nhà thuốc của bệnh viện cao hơn giá thị trường, cao hơn giá ở các phòng khám và bệnh viện tư nhân, đặc biệt là thuốc đặc trị. Bộ trưởng giải thích điều này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết: Chuyện giá thuốc trong bệnh viện cao hơn giá thuốc bên ngoài bệnh viện, Bộ Y tế đã có điều tra cơ bản và đã công bố rồi, đúng là có chuyện đó (với tỷ lệ nhất định).
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ví dụ như: Quá trình đấu thầu có thể “để lọt” nguồn gốc nước sản xuất thuốc, hạn sử dụng thuốc khác nhau (hạn còn dài thì đắt hơn là đương nhiên).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu: "Có nhiều nguyên nhân khiến thuốc tăng giá. Cứ bình tĩnh tìm ra và khắc phục yếu kém để làm tốt dần lên" (Ảnh minh họa: VietNamNet)
Thậm chí có những loại thuốc về Việt
Nói tóm lại là có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này lắm (giá thuốc bệnh viện cao hơn bên ngoài – PV). Chúng ta cứ bình tĩnh tìm ra và khắc phục yếu kém để làm tốt dần lên.
Một đại biểu Quốc hội thắc mắc, một trong những lý do được cho là khiến giá thuốc tại Việt
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, hiện thông tư đấu thầu thuốc được xây dựng dựa trên nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng. Điều này rõ ràng là chưa phù hợp. Cục Quản lý Dược đã kiến nghị với Bộ là cần phải xây dựng một nghị định riêng hướng dẫn về đấu thầu thuốc.
Về cách thức đấu thầu, hiện nay, có ý kiến cho rằng nên đấu thầu thuốc tập trung (đấu thầu quốc gia), như vậy là Bộ sẽ “ôm” hết. Trong khi đó, mỗi ông thích một kiểu, Bộ lại quyết một kiểu thì cũng không hay. Nên trong thời điểm này cứ thống nhất là đấu thầu cấp tỉnh, bởi còn liên quan đến chuyện cung ứng, ký hợp đồng nữa chứ. Ít nữa ta sản xuất được thuốc trong nước thì lúc đó có thể tính tới phương án này.
Thông tư quản lý giá thuốc cũng có những kẽ hở lộ liễu khiến doanh nghiệp dược dễ dàng lách luật. Đơn giản nhất là việc không quy định thặng số tối đa (lãi tối đa) cho các loại thuốc, khiến giá thuốc cao lên so với giá nhập khẩu bao nhiêu cũng được. Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết: Tới đây, bên cạnh việc cho phép các doanh nghiệp tự định giá, cạnh tranh về giá, sẽ có thêm đề nghị bổ sung trong luật Dược. Đó là với các thuốc đấu thầu tại bệnh viện sẽ có quy định về thặng số. Theo đó, giá bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện sẽ = giá trúng thầu + thặng số tối đa. Đối với các thuốc ngoài danh mục trúng thầu sẽ giảm tỷ lệ thặng số bán lẻ tối đa nhằm làm giảm giá thuốc.
Ngoài ra, sẽ xem xét sửa đổi quy định về tỷ lệ khuyến mãi trong kinh doanh thuốc theo hướng giảm tỷ lệ % khuyến mại. Điều này bắt nguồn từ việc doanh nghiệp Dược được phép khuyến mại đúng pháp luật nhưng với thuốc lại có đặc thù là phần khuyến mại không rơi trực tiếp vào tay người bệnh mà lại rơi vào các khâu trung gian.
Tuy nhiên, Bộ Y tế không can thiệp được tỷ lệ khuyến mại này vì hoạt động khuyến mại thuốc được thực hiện theo Luật Thương mại được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa. Nếu áp dụng chung cả quy định này với thuốc là không hợp lý.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Hãy làm thử đi, đừng kêu nữa!”
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Hãy làm thử đi, đừng kêu nữa!” (Ảnh: VNN)
Trước câu hỏi, bà có thể cho biết những nhận xét khách quan của mình về công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thuốc trong thời gian qua? Bà Trương Thị Mai trả lời: Có thể nhận xét tổng quát là còn nhiều hạn chế về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuốc.
Doanh nghiệp Dược có thể khuyến mại cho người dùng chứ không ai khuyến mãi cho bác sỹ. Căn cứ trên quy định về khuyến mại của Luật Thương mại, Bộ Y tế đã có thể độc lập ban hành văn bản dưới luật một cách hợp pháp để quy định cụ thể về khuyến mại đối với giá thuốc.
Bộ Y tế cần phải khẩn trương sửa lại thông tư 10 về hướng dẫn đấu thầu thuốc, không thể để thể đâu thầu thuốc như đấu thầu xây dựng được.
Đặc biệt là thông tư 11 về quản lý giá thuốc mà Bộ Y tế đưa ra. Thông tư này cho rằng tính hợp lý của giá thuốc được tính dựa trên giá nhập khẩu, chi phí lưu thông, giá bán ở các nước trong khu vực, … nhưng Bộ Y tế không làm rõ được khái niệm về tính hợp lý của giá thuốc. Thế nào là hợp lý? WHO khuyến cáo giá bán ra không cao hơn 35% giá nhập khẩu nhưng thực tế diễn ra thì khác.
Mặt khác, Cục Dược yêu cầu giá kê khai và kê khai lại không được cao hơn giá nhập khẩu trung bình của thuốc đó so với các nước trong khu vực. Nhưng yêu cầu này có khả thi không? Thực tiễn Cục Dược đã không làm được, vì lãnh đạo Cục Dược nói rằng khó biết được giá gốc của thuốc.
Lãnh đạo Cục Dược nói khó biết được thông tin về giá gốc của thuốc nhưng bệnh viện Việt Đức lại nói khi mua cái gì cũng biết được luôn thông tin về giá gốc của nó. Chúng ta cũng cần phải xem xét lại việc này.
“Để giảm giá thuốc, một trong những việc cần làm ngay và làm lâu dài là giáo dục bác sỹ. Bác sỹ là người quyết định sử dụng các dịch vụ y tế” GS Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế
Về vấn đề kê toa, hoa hồng, Bà Trương Thị Mai khẳng định: Vấn đề này phải tăng cường quản lý. Bộ Y tế cũng đã đưa vấn đề đó lên rồi, cũng ngừng cấp phép một số công ty dược rồi. Đó là thái độ tích cực, cần tiếp tục quản lý tốt hơn
Có ý kiến cho rằng cách hữu hiệu để quản giá thuốc là công bố giá tối đa cho từng loại thuốc, rồi niêm yết công khai khi bán đến tay người bệnh. Mỗi khi động đến chuyện này, Cục Dược lại kêu khó. Bà nghĩ thế nào về chuyện này?
Cần nghiên cứu lại mức giá tối đa. Nếu làm tất với 22 ngàn mặt hàng thuốc thì quá rộng và quá sức, nhưng có thể làm thử nghiệm với một số thuốc sử dụng thường xuyên trong số đó.
Cục Dược lúc nào cũng kêu không thể làm và công bố giá bán tối đa với tất cả 22 ngàn mặt hàng thuốc trên thị trường. Cái đó nghe cũng có cái lý nhưng anh không làm được giá tối đa cho một vài loại thuốc nào thì người dân cũng không chịu.
Cục Dược nên chọn thuốc nào đó để làm trước, thuốc nào thiết yếu và dùng thường xuyên thì làm. Anh phải có động tác chứ không thể khác được. Lúc nào cũng nghe lại cái bài “22 ngàn mặt hàng, không thể công bố giá tối đa cho từng loại được” thì không ổn. Anh cứ chọn vài cái làm thử để người dân thấy anh có động tác.
- Cẩm Quyên (lược thuật)