>> Xem tê giác Châu Phi nhởn nhơ ở miền Tây xứ Nghệ
>> Một đại gia Việt Nam nuôi tê giác như... nuôi bò
>> Bí mật đằng sau trang trại nuôi tê giác
Liền kề với khu chuồng nuôi giữ 2 cá thể tê giác khổng lồ, là khu chồng nuôi nhốt hai chú ngựa bạch “chính hiệu”.
Điểm duy nhất và chắc chắn nhất khiến chúng tôi khẳng định, đó là hai con ngựa bạch thuần chủng chứ không phải loại ngựa bạch “nhuộm lông trắng” được đưa vào lò luyện cao như các “siêu lừa” quảng cáo ầm ầm về cao ngựa bạch.
Cả hai con ngựa bạch đều cao to lực lưỡng. Không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự quản thúc như đóng móng, hàm thiếc, dây cương… Hai chú ngựa đều hoàn toàn tự do trong khu chuồng của mình.
Hai chú ngựa bạch có đôi mắt màu trắng đục, tựa như mắt bị đục thủy tinh thể. Dưới ánh nắng buổi trưa, khi bị ánh nắng chiếu vào, nó sẽ có màu vằn đỏ.
Đó là dấu hiệu nhận biết đó có phải là ngựa bạch thuần chủng hay không.
Ngoài đôi ngựa bạch này, rất nhiều gà gô nuôi đang nằm tránh nắng dưới bóng râm của bờ tường rào.
Đối diện khu nuôi nhốt đôi ngựa bạch là hai con ngựa vằn cũng được thả tự do đang nô đùa dưới những những tán cây.
Các khu chuồng đều xây dựng giống nhau: tường bao cao chừng hơn 1m, sau đó là rào thép mắt cáo b40, rộng vài trăm mét vuông.
Tiếp đến là khu chuồng nuôi nhốt hươu, linh dương. Vài chục cá thể đứng, nằm… dưới nắng.
Chúng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Tất cả các con vật đều khỏe mạnh và linh hoạt. Có lẽ, thời gian bị “cầm tù” ở một môi trường mới chưa nhiều nên nó vẫn chưa mất đi độ linh hoạt của những loài động vật hoang dã.
Khu vực phía trong cùng là chuồng nuôi đà điểu. Hai con đà điểu cao lêu nghêu chạy bình bịch trên mặt đất chai cứng.
Thời tiết nắng nóng có lẽ phù hợp với môi trường hoang dã của những con vật đến từ vùng khí hậu khắc nghiệt. Cho nên, không nhận thấy bất cứ sự mệt mỏi của chúng như những con vật bị nuôi nhốt ở công viên Thủ Lệ.
Chúng tôi càng bất ngờ hơn trước thông tin, không chỉ có những loài thú mà chúng tôi vừa gặp, trang trại này còn có cả hổ và gấu. Thông tin trên hoàn toàn chính xác.
Phải tìm kiếm một lúc, chúng tôi mới phát hiện một chúa sơn lâm đang oai vệ bước đi trong “vương quốc” nhỏ bé của mình.
Ở góc khuất, một chú hổ nhỏ hơn (có lẽ là hổ cái) đang dầm mình trong hồ nước.
Trại gấu được xây dựng quy mô nhất với khu vực chuồng nghỉ, sân chơi cho gấu ngoài trời. Và tất cả các cá thể này đều đã trưởng thành. Hai chúa sơn lâm “bá chủ” một cõi. Tuy nhiên, điều buồn nhất của hai vị chúa tể này, đấy là làm chúa nhưng không có… quân.
Vì, ngoài hai chú hổ, những thứ duy nhất có trong khu vườn, đấy là những gốc cây to chừng bắp đùi mà tuổi đời chừng chục năm, lối đi trải bê-tông cùng một khu nhà nhỏ có cửa ra vào làm chỗ ngủ, tránh nắng cho hai chúa tể rừng xanh. Những con gấu trưởng thành nặng chừng trên dưới 1 tạ, với bộ lông màu đen và dày đi lang thang trong khu vườn bị quây kín. Thỉnh thoảng, vài chú gấu buồn chân và chán cuộc sống giam giữ bên ngoài, lừ lừ tiến về phía khu chuồng và dùng đôi tay khỏe mạnh mở cánh cửa sắt chui vào trong. Một công nhân làm việc gần khu chuồng nuôi gấu tiết lộ: có 13 con gấu đang được nuôi tại đây. Cũng theo lời kể của một công nhân làm việc trong trang trại, tới đây, sẽ có 02 con hổ bạch được đưa về để tăng “quân số” động vật hoang dã quý hiếm ở khu nuôi giữ này (?)