221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1275978
Tìm nguồn gốc hàng hiệu, mời “thượng đế” … lên trời!
1
Article
null
Bài 2:
Tìm nguồn gốc hàng hiệu, mời “thượng đế” … lên trời!
,

- Trong trường hợp bỏ ra cả một đống tiền với mong muốn sở hữu đúng hàng hiệu xịn nhưng không thể xác định được đó là hàng giả hay hàng thật thì người tiêu dùng cũng “bó tay” khi muốn tìm được người có thẩm quyền để xác nhận điều này.

Bài 1: "Hàng hiệu" giá rẻ "chềnh ềnh" giữa trung tâm thương mại

“Bó tay toàn tập”

Trong vai người đi mua hàng, khi hỏi nhân viên bán thắt lưng, túi xách hàng hiệu trong siêu thị Citimart (Trung tâm thương mại Vincom) về nguồn gốc hàng hóa, nhân viên này chỉ trả lời chung chung: “Hàng này bọn em nhập từ một công ty ở Hàn Quốc”. Trên các sản phẩm cũng đều gắn mác có 2 chữ cái HQ.

Khi vẫn “cứng đầu” đòi xem giấy ủy quyền được phép phân phối hàng hóa của các thương hiệu lớn thì gặp ngay cảm giác thất vọng, vì nhân viên bán hàng không cho xem. Nếu tiếp tục gặng hỏi sẽ nhận lại thái độ khó chịu, thậm chí nghi ngờ của nhân viên bán hàng.

Mô tả ảnh.

Người tiêu dùng có quyền được biết xuất xứ nguồn gốc sản phẩm mình mua. Và nơi nào làm ăn đàng hoàng sẽ không ngại ngần xuất trình các loại giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, người tiêu dùng có hỏi thì người bán cũng không bao giờ nói (Ảnh chụp tại gian hàng bán dây lưng, túi xách trong Siêu thị Citimart - Tầng 3 Vincom)

Cũng rơi vào tình trạng tương tự, sau nhiều lần trong vai các “trinh sát” để phát hiện hàng giả, hàng nhái, ông Hoàng Đại Nghĩa, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (đội chuyên chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ), thuộc Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội kết luận:

“Ở góc độ người tiêu dùng, muốn xem hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa là điều rất khó khăn, bởi người tiêu dùng có hỏi thì người bán hàng cũng không bao giờ nói”.

Dân chơi hàng hiệu giúp nhau xác minh nguồn gốc

Chị Thi, một người hiểu biết và đam mê hàng hiệu cho biết: “Hiện thật giả lẫn lộn và giả quá giống thật nên những người chơi hàng hiệu thường lấy mã code sản phẩm đưa lên trang web chuyên về hàng hiệu hoặc gửi đến chính hãng qua website của họ để kiểm tra xem hàng đó có phải hàng thật hay không”.

Bà Đặng Tú Anh, phụ trách truyền thông Công ty Milano Việt Nam chia sẻ cách phân biệt hàng hiệu: "Hàng hiệu thật bao giờ cũng có một mã số riêng biệt và duy nhất. Ngoài những yếu tố mắt thường có thể nhìn thấy như chất liệu, đường may sắc nét thì mỗi sản phẩm chính hãng bao giờ cũng đi lèm một phiếu bảo hành, trên đó ghi rất rõ từng chi tiết về sản phẩm".

Trong khi đó, ông Trần Dũng Tiến, Trưởng phòng tư vấn, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh (Văn phòng Luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ) khẳng định: “Đây là quyền cơ bản của người tiêu dùng. Nơi nào làm ăn đàng hoàng tử tế thì họ sẽ cho xem ngay, không việc gì phải giấu”.

Nhưng với thực tế hiện nay, ông Tiến ngậm ngùi: “Người tiêu dùng có quyền hỏi, nhưng họ đưa thì đưa, không đưa thì thôi, đành phải chịu”.

Không đi được bằng con đường hỏi giấy tờ ủy quyền để nắm được nguồn gốc hàng hóa, người tiêu dùng (và cả những người thực hiện các bài viết này) phải tìm cách tìm đến chủ sở hữu của các thương hiệu, “nhờ” họ xác nhận giúp xem hàng bán ở các Trung tâm thương mại, siêu thị lớn có phải hàng chính hãng hay không? Nhưng kết quả không phải lúc nào cũng được như mong đợi.

Có thể lấy ví dụ: Sau khi phát hiện một số địa điểm bán hàng của hãng Lacoste có dấu hiệu vi phạm, các phóng viên VietNamNet không tài nào tìm được đại diện pháp lý của hãng Lacoste tại Việt Nam thông qua thông tin trên mạng Internet.

Còn khi phóng viên gọi điện đến Công ty TNHH Danh Giá, nhà phân phối chính thức của nhãn hiệu Lascote tại Việt Nam thì công ty tỏ vẻ không “mặn mà”.

Khi gửi email cho người phụ trách kinh doanh, truyền thông của công ty này, kết quả là không thấy hồi âm.

Đối với các sản phẩm thắt lưng Gucci, những người thực hiện bài viết này cũng không thể tìm được thông tin gì về đại diện pháp lý của hãng ở Việt Nam. Sau khi tìm đến Milano Việt Nam - Công ty đầu tiên phân phối sản phẩm Gucci ở Việt Nam - thì đại diện công ty cho biết công ty chỉ biết nhập và bán hàng chính hãng chứ không đủ tư cách để xác nhận sản phẩm ngoài công ty là hàng thật hay hàng giả.

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với các thương hiệu lớn khác như Adidas, Louis Vuitton, D&G. Bằng mọi nguồn tin, sau khi xác minh được Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh là đại diện pháp lý của các hãng trên ở Việt Nam thì các phóng viên nhận được câu trả lời: “Hãng không có ủy quyền nên văn phòng không thể trả lời các câu hỏi liên quan”.

Cơ quan quản lý cũng phải “mò mẫm”

Không chỉ có người tiêu dùng, các phóng viên “âm thầm” thực hiện việc điều tra hàng hiệu trôi nổi trong các trung tâm thương mại gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc hàng hiệu mà ngay cả cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường cũng phải “nhăn mặt” nếu chẳng may bắt được một lô “hàng hiệu rởm”, bởi việc liên hệ với chủ sở hữu các thương hiệu này đối với họ cũng chẳng dễ dàng gì hơn.

Ông Nghĩa là người thường xuyên phải thực hiện công việc liên hệ với các chủ sở hữu hoặc các đại diện pháp lý để yêu cầu họ xác minh xem lô hàng ông thu được trên thị trường có phải hàng giả, hàng nhái hay không? Nhưng ông đã phải lắc đầu, “bó tay” vì nhiều vụ không thể tìm nổi.

Đây cũng chính là điểm gây nhiều khó khăn nhất cho công tác quản lý thị trường hiện nay.

Mô tả ảnh.

Nước hoa Adidas bày bán trong siêu thị BigC Thăng Long. Ông Hoàng Đại Nghĩa (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết đội chuyên chống hàng giả của ông đã bắt và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến thương hiệu Adidas, Nike, Boss, ...

Ông kể: “Có lần bắt được một lô hàng hiệu nghi là hàng giả, nhân viên của đội 14 bắt đầu tìm kiếm thông tin và loay hoay mãi vẫn không liên hệ được với chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để đứng ra xác nhận hàng thật, hàng giả. Đến khi tìm được địa chỉ email, chúng tôi gửi thông báo qua email để họ biết thông tin và hợp tác, nhưng sự thật là việc nhận lại câu trả lời qua email là rất khó khăn”.

Ông Nghĩa thuật lại một câu chuyện: Khi kiểm tra một cửa hàng bán giày dép, trong đó có nhiều hàng hóa của các hãng có thương hiệu lớn trên thế giới, ông Nghĩa phát hiện có những đôi giày mà một chiếc của hãng Nike, chiếc còn lại của hãng Adidas (?!).

“Hoặc là hãng Nike bị làm giả, hoặc là Adida bị làm giả, hoặc là cả 2. Nếu không phải hàng giả thì kể cả trong trường hợp 2 bên có hợp tác về thương mại thì cũng không thể có chuyện trên cùng 1 đôi giày, 2 chiếc y như nhau nhưng lại mang 2 thương hiệu khác nhau.

Nhưng như tôi đã nói, ở Việt Nam, việc liên hệ với chủ sở hữu hoặc tổ chức/cá nhân có tư cách pháp lý để xác nhận hàng giả, hàng thật là rất khó khăn. Vì thế, sự việc đã rõ mười mươi nhưng vẫn phải mất rất nhiều thời gian mới xử lý được”
, ông Nghĩa nói.

Trong trường hợp không thể xác định được chủ sở hữu, cũng như không thể tìm được tổ chức/cá nhân/văn phòng nào là đại diện pháp lý của hãng, cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường phải vận hành hết các quy định, thông qua các đối tác, các thông tin trên sản phẩm để truy tìm nguồn gốc và xác định trên hồ sơ.

Điều “oái oăm” là cơ quan quản lý thị trường chỉ được phép thu giữ và cấm lưu hành sản phẩm trong một thời gian nhất định để củng cố hồ sơ, đưa ra kết luận vi phạm và có hình thức xử lý. Nếu hết thời hạn cho phép mà hồ sơ chưa được củng cố thì bắt buộc phải chuyển sang hình thức xử lý khác.

“Tại sao trên thị trường bán đầy rẫy hàng giả, tôi biết hết nhưng không thể xử lý được, bởi đi tìm nguồn gốc thực sự của hàng hóa là phải thông qua chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu không có sự cộng tác và xác nhận thì không thể đưa ra kết luận gì”, ông Nghĩa cho biết.

Phải tìm được chủ sở hữu hoặc đại diện pháp lý

Ông Nghĩa và ông Tiến cho biết có 2 cách (có tính pháp lý) để xác định chắc chắn nguồn gốc thực sự của hàng hiệu: Hoặc là hỏi trực tiếp từ chính chủ sở hữu thương hiệu (chủ sở hữu có thể ủy quyền cho một cá nhân/tổ chức khác) hoặc là hỏi chính các đại lý, cửa hàng đang bán xem họ có có được ủy quyền để bán hàng chính hãng hay không (việc ủy quyền này được thể hiện cụ thể bằng giấy ủy quyền, có tính pháp lý).

Điều đáng nói là cả 2 cách này đều đang ở trong tình trạng bế tắc, việc đi tìm nguồn gốc hàng hiệu thật sự tương tự việc “mò kim đáy bể”.

Hiện nay, nhiều người cho rằng có thể dùng giá để phân biệt, bởi nhiều người có tâm lý không có cớ gì hàng giả lại được "hét" cao ngất được. Nhưng ông Nghĩa và ông Tiến cho biết giá chưa phải yếu tố quyết định giả thật bởi 2 lý do.

Thứ nhất: Có loại hàng giả bán sát gần giá thật. Thứ hai: Các hãng đều có chính sách giá khác nhau ở các nước khác nhau, do đó có thể giữa 2 nước sẽ có chênh lệch về giá nhưng hàng đó vẫn là hàng chính hãng.

  • Nhóm PV Điều tra
    (Còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,