- Đọc loạt phóng sự "Tường trình từ Hoàng Sa" trên VietNamNet, nhiều độc giả đã đề nghị VietNamNet lập quỹ hỗ trợ ngư dân để có tàu lớn, thiết bị tốt tiếp tục bám biển Hoàng Sa.
>> Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa
>> Kỳ 2: Nín thở đi qua vùng biển "tử thần"
>> Kỳ 3: Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa
>> Kỳ 4: Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông
>> Kỳ 5: Đêm dưới lòng biển Hoàng Sa
>> Kỳ 6: Hoàng Sa, nơi cuộc sống không có chỗ cho sự yếu hèn
>> Kỳ 7: Tựa vào nhau để sống với Hoàng Sa
>> Kỳ 8: Hoàng Sa, 36 năm vẫn cách một nhịp chèo.
>> Những hình ảnh phóng viên VietNamNet ghi trực tiếp từ Hoàng Sa
Chúng tôi xin đăng tải baì phản ánh của phóng viên vũ Trung về tàu thuyền và thiết bị trên tàu để độc giả hiểu hoàn cảnh các ngư dân đang sinh sống và đánh bắt trên biển Hoàng Sa ra sao.
Thiết bị liên lạc là quan trọng nhất của tàu, nhưng lúc "tỉnh" lúc "mê". |
Tôi đã có nhiều ngày lênh đênh giữa biển Hoàng Sa trên những con tàu “3 không”. Gọi là tàu “3 không” vẫn chưa chính xác bởi những con tàu bám biển của ngư dân vẫn còn nhiều cái “không” khác khó mà kể hết được...
Ngay trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn mà tôi sống cùng ngư dân trong những ngày trên vùng biển Hoàng Sa với công suất 120 CV đã cũ nát mà như lời anh bảo là mua lại chiếc tàu cũ của dự án đánh bắt xa bờ bị hư hỏng từ nhiều năm trước để sửa sang lại làm kế sinh nhai cho 12 gia đình.
Hệ thống máy ICOM liên lạc trên tàu đã già nua hư hỏng nặng. Cả 12 con người trên chiếc tàu giữa biển khơi giống như người mù lần mò trong bóng đêm giữa đại dương mênh mông. Thông tin dự báo thời tiết mà tàu anh biết được phải nhờ vào chiếc máy radio được tặng từ một người thân của người bị nạn mà anh tìm thấy xác vào cuối năm 2009.
Những đêm trắng giữa đại dương mênh mông nơi biển Hoàng Sa, nhìn cảnh thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn mày mò đánh vật với dàn may ICOM “lúc tỉnh, lúc mê” tôi mới cảm nhận hết được những hiểm nguy mà các anh phải đối mặt hàng ngày khi thông tin liên lạc giữa tàu và đất liền bị mất.
“Ra biển mà hệ thống máy ICOM hỏng hóc là giống như người mù. Mấy năm qua tui cố gắng thay dàn máy hư hỏng này. Nhưng vẫn chưa sắm nổi. Bởi mỗi chuyến biển trở về vừa đủ phí tổn, lại phải lo cái ăn cho 12 thuyền viên và vợ con của họ trên bờ lấy đâu ra tiền để sắm...” Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.
Những chiếc tàu 3 không vẫn hằng ngày ra vào vùng biển Hoàng Sa. |
Còn thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng thì bảo chiếc tàu 72 CV của anh đã quá già nua. Nhiều năm nay cố chạy vạy để vay ngân hàng mua lại hệ thống máy tàu mới cho đảm bảo an toàn. Nhưng vẫn không vay được, đành chịu.
Mỗi chuyến ra khơi là mỗi lần phó mặc số phận cho may rủi. Đã từng tận mắt chứng kiến cảnh ngư dân trên những chiếc tàu rệu rã, với thiết bị thông tin liên lạc “lúc tỉnh, lúc mê”. Nhiều chuyện tôi phải rơi nước mắt khi những ngày cùng sống cùng ngư dân trên biển. Đó là khi hệ thống máy ICOM trên tàu thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bị hư hỏng, mất liên lac hoàn toàn với đất liền suốt trong chuyến ra khơi.
Hôm tôi trở về đất liền, nhìn cảnh vợ con anh Tuấn và các thuyền viên trên bờ khóc lóc, vì âu lo cho số phận người thân của mình ngoài biển khơi xa vì không liên lạc được suốt hơn 10 ngày. Khi tôi thông báo tình hình sức khỏe cũng như việc đánh bắt trên biển lúc đó vợ con các thuyền viên mới thở phào nhẹ nhỏm.
Ngay giữa biển Hoàng Sa, trong cái đêm trắng thức cùng ngư dân, khi nhìn những chiếc tàu của ngư dân Trung Quôc, Hồng Kông... điện sáng choang một vùng biển. Thuyền phó Nguyễn Văn Á bảo với tôi rằng: “Không biết đến bao giờ mình mới được như họ. Tụi tui mỗi lần hết nước uống chạy qua xin. Đứng nhìn tàu họ mà tủi thân...”.
Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân nơi biển Hoàng Sa còn thiếu nhiều trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn. Điều đó lý giải tại sao, cứ mỗi lần bão tố là ngư dân lại gặp nạn. Những trận bão dữ kinh hoàng hỗi năm 2006 Chan Chu, hay bão Lin Đa...đến mãi bây giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh với những ngư dân và con cháu họ suốt đời.
Còn hàng trăm ngư dân khác vẫn hằng ngày lênh đênh trên biển với những con tàu 3 không như vậy. Để hỗ trợ những ngư dân có tàu và thiết bị tốt hơn tiếp tục mưu sinh và hiện diện như những cột mốc sống nơi Hoàng Sa, người dân cả nước có thể gửi tiền qua VietNamNet, chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay ngư dân và cùng họ sửa lại tàu và mua sắm thiết bị.
Mọi sự đóng góp xin gửi về:
1 - Chuyển khoản trong nước: 2 - Chuyển khoản từ nước ngoài: Beneficiary Name: VIETNAMNET NEWSPAPER (Thư chuyển tiền ủng hộ, vui lòng ghi "Gửi ủng hộ đồng bào ngư dân Quảng Ngãi ở Hoàng Sa") |
-
VietNamNet