"...Tôi trực tiếp chỉ huy đánh đồn Ga Lâu (huyện Hiên), tiêu diệt 4 trung đội bảo an, thu hết vũ khí. Quân ta 45 đồng chí, chỉ hy sinh 3, bị thương 3. Trận đó đánh để kiểm tra huấn luyện" (thượng tướng Nguyễn Chơn).
Cần biết cho đến đầu năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam theo luật 10-59, sự khủng bố lên đến mức tàn khốc nhất. Bộ máy kèm kẹp của địch trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng "chưa có gì đảo lộn cả" (lời ông Mười Khôi nói sau này).
Để củng cố căn cứ địa trước hết phải giải phóng miền núi. "Cuối năm 1959, ta chủ trương làm phiếu "Dân haro cách mạng", nghĩa là cho lúa cách mạng. Ta động viên toàn dân làm cái rẫy cách mạng, làm con heo cách mạng (nuôi heo cho cách mạng), làm con gà cách mạng (nuôi gà cho cách mạng). Ta đưa giống lúa ngắn ngày vào. Tiếp đó ta động viên trồng sắn để thêm màu lương thực. Sản xuất phát triển mạnh, thế của ta bật lên thấy rõ... Trong năm 1960, ta đã thu được 4,5 nghìn ang lúa" (tài liệu đã dẫn). Trong sổ tay ông Mười Khôi còn ghi: "Đến khi thi hành Nghị quyết 15, ta đã xây dựng lực lượng vũ trang. Đầu năm 1960 tôi đề nghị mở màn cho lực lượng vũ trang của tỉnh phải đánh thắng trận đầu để phát động toàn quân, bằng việc đánh cuộc hành quân của địch từ đồng bằng lên miền núi. Đó là trận đánh cuộc hành quân tại Trao (huyện Hiên), tiêu diệt 100 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có 3 cây moc-chê". Tướng Nguyễn Chơn, một trong những người chỉ huy "trăm trận trăm thắng" trong chiến tranh chống Mỹ, giờ vẫn còn nhớ như in những trận đánh địch đầu tiên ở Quảng Nam. Ông Chơn nhớ lại: "Năm 1960, tôi phụ trách trường đào tạo cán bộ quân sự đầu tiên của Quảng Nam, đóng tại làng A Dinh, huyện Hiên, gần sông A Vương. Khung huấn luyện chủ yếu lấy những anh em từ miền Bắc mới đưa về. Lớp đầu tiên đào tạo 1 năm rưỡi, nhưng mất nửa năm tăng gia sản xuất để lấy cái ăn. Huấn luyện xong tôi trực tiếp chỉ huy đánh đồn Ga Lâu (huyện Hiên), tiêu diệt 4 trung đội bảo an. Quân ta 45 đồng chí, chỉ hy sinh 3, bị thương 3. Trận đó đánh để kiểm tra huấn luyện". Tiếp đó, tiêu diệt luôn đồn Sáu (Hiên) và các đồn bót khác. "Các cứ điểm của địch ở Hiên, Giằng, tôi đều chỉ huy đánh hết. Giờ nói lại chưa hết ý nghĩa, chứ hồi đó tinh thần phơi phới. Dân nói: Trời có ánh sáng rồi". Ông Nguyễn Chơn nói tiếp: "Sau đó địch đưa quân lên chiếm lại Ga Lâu, nó lên 175 tên, tôi cắm trinh sát, bố trí đánh, tiêu diệt hết, bắt sống 60 tên. Trận đó ông Võ Chí Công, ông Mười Khôi phấn khởi lắm, bảo: Không nghe nổ súng sao bắt được tù binh!". Theo ông Nguyễn Chơn, giải phóng căn cứ là vô cùng quan trọng. Có căn cứ mới có thể tự cấp tự túc được, có căn cứ mới nối liền được với đường dây 559 tiếp nhận hậu cần từ miền Bắc chuyển vào sau này. "Tổ chức, phát động quần chúng ông Mười Khôi cũng là số 1. Cho dân thuốc sốt rét, nói thuốc của Bác Hồ, dân phấn khởi lắm. Ra Hà Nội về ảnh được ông Tố Hữu tặng cái đài, hồi đó chỉ có ảnh, anh Hồ Nghinh mới có đài, anh em tôi làm gì có. Có đài nên nghe dự báo thời tiết, bảo ngày này nắng ngày kia mưa, dân phục lắm, bảo: Thằng này giỏi quá. Nhưng quan trọng nhất là đánh được giặc, phá được kèm, đem lại cơm áo thuốc men cho dân. Dân kéo đi xem ảnh, cũng như đi xem tôi - đi xem thằng Chỡn (tên đồng bào dân tộc gọi ông Nguyễn Chơn)". Song song với việc giải phóng căn cứ, lực lượng vũ trang của tỉnh đồng thời tiến công xuống đồng bằng. Ông Mười Khôi ghi tiếp: "Ta diệt tên quận phó công an Đại Lộc gian ác khét tiếng, làm lung lay hệ thống tề ngụy ở đồng bằng. Nhân dân nói: Mặt trời mọc ở đồng bằng rồi! Đến giữa năm 1960, ta đánh địch tập kích ở Nam Thành, tạo tiếng vang cho toàn tỉnh, toàn quân phấn khởi, lúc đó đã có câu: Mỹ tới đánh được rồi!". Lúc đó, "chân vũ trang được nâng dần lên ngang với chân chính trị". "Tháng 9 năm 1960, được sự hỗ trợ của đội vũ trang công tác huyện Tam Kỳ, nhân dân xã Kỳ Sanh nổi dậy, diệt ác, giải phóng thôn Tú Mỹ. Đây là thôn đầu tiên ở đồng bằng tỉnh Quảng Nam được giải phóng" (trích sách: Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam).
Trước khi đi, ta hết gạo ăn mà lúa của đồng bào thì chưa gặt. Ta nói với đồng bào gặt và sấy lúa, làm gạo cho ta mượn 4-5 ang. Ta tổ chức học tập hai ngày về địa hình, địa thế đường chuyển quân thì số gạo mượn đó đã ăn hết. Ta kéo quân sang Phú Nhơn, Mỹ Lưu, đi trong 20 ngày giữa lúc trời đang mưa lụt. Đến Mỹ Lưu gạo chỉ còn nửa lon cho mỗi người. Ta cho người xuống xã Quế Tân... dự tính ít ra cũng mượn được 700 ang lúa, nhưng chỉ được 30 ang và một con trâu. Anh em ta dắt trâu lên núi, làm thịt trâu ăn với rau với muối và tiến thẳng lên giải phóng một lần hai xã Tiên Lãnh và Tiên Ngọc..." (trích lời kể của ông Mười Khôi do ông Nguyễn Thúy ghi lại, tư liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Nam-Đà Nẵng). Ông Nguyễn Hồng Thắng phàn nàn với chúng tôi về bản thành tích được ghi kèm theo hồ sơ đề nghị phong anh hùng cho ông Mười Khôi: "Đề nghị phong anh hùng phải báo công, phải nói thành tích. Làm mấy năm mà cứ viết cà lăm mãi. Thực ra viết như thế tui mà có trách nhiệm tui cũng không phong. Xét ông Mười Khôi không phải xét ổng cầm súng diệt được bao nhiêu thằng địch, xét ổng không phải xét như thế. Xét ổng là xét việc tổ chức đánh giặc chứ. Kháng chiến ở tỉnh này ai không biết ông Mười! Hôm mấy ông thi đua Trung ương vào nghe tui nói, mấy ổng bảo: Nếu người ta viết như ông nói thì chúng tôi không vào đây làm gì cho mất công". Trong thư gửi lãnh đạo Bộ Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chơn nói rõ: "Đồng chí (Mười Khôi) đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang, giáo dục chính trị tư tưởng, hạ quyết tâm ban đầu đánh các chốt điểm của địch... Đồng chí là người nắm chắc được bọn ác ôn, đầu sỏ, tay sai của địch nên khi ta có chủ trương diệt ác, phá kèm thì đồng chí chủ trương, chỉ đạo đánh, diệt được ác, phá được kèm, mở thế đi lên cho cách mạng. Từ đấy rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh, cho Khu 5 đánh cứ điểm của địch lúc bấy giờ"... Theo Hoàng Hải Vân (Thanh Niên)
Chúng ta xây dựng căn cứ địa ở miền núi, nhưng 4 huyện miền núi (Hiên, Giằng, Trà My, Phước Sơn) từ lâu đã bị địch khống chế phong tỏa. "Nói chung dân ở đây bị 4 cái nạn: đói, đau, lạt (không có muối), rách (không có vải). Trẻ sơ sinh sống được rất ít, dân số hao mòn dần" (theo hồi ký của ông Phạm Đức Nam).
Ông Mười Khôi (bên trái) sau khi bị thương
"Ta bắt đầu liên kết được hai đại đội, đánh 10 xã, từ Đá Mài đánh xuống Đại Phong, Đại Hồng, mở cả vùng B, làm chủ 3 ngày. Đồng bào vùng này thực chất thì tốt, nhưng bị kèm kẹp nặng nề nên rất sợ sệt. Một số bỏ chạy đi nơi khác. Một số không chạy, nhưng ta hỏi thì họ nói không biết, không nghe, không thấy. Ở Bến Dầu, có người đang nấu cơm, giả đau, hỏi không dám nói. Có người dám tiếp xúc với ta thì cũng rất bí mật, như vừa la làng vừa đưa đò tiếp tế cho ta. Địch phản ứng lại ta bằng 3 tiểu đoàn, rồi tăng 2 tiểu đoàn nữa với 36 máy bay trực thăng. Chúng đánh ta một ngày, làm cho ta chỉ còn hai thôn... Không trụ được ở đây, ta định chuyển lực lượng vào Tiên Ngọc, Tiên Lãnh (Tiên Phước).
Văn nghệ sĩ miền Bắc biểu tình chống Mỹ - ngụy tàn sát đồng bào miền Nam ở Chợ Được - Quảng Nam - ảnh: Hồng Tranh (Hà Nội) - sách ảnh việt nam thế kỷ xx của nxb văn hóa-thông tin - 2003