221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
962406
Kỳ 1: Đường "cao tốc", tiến độ "rùa"!
1
Article
null
Những công trình cao điểm chậm tiến độ:
Kỳ 1: Đường 'cao tốc', tiến độ 'rùa'!
,

(VietNamNet) -  Tháng 2/2005, khi dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 2 (QL2) đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên, dài 22km chính thức khởi công, nhiều người đã nghĩ về một con đường hiện đại với 4 làn xe xuôi ngược. Cái cảnh ùn tắc tại những "nút cổ chai" sẽ chỉ còn là dĩ vãng sau tháng 1/2007. Vậy mà, đến nay, con đường này đang bị "xắt khúc", nhiều công đoạn mới ở giai đoạn... bắt đầu!

>> Lội nước, hít bụi ở quốc lộ 2

Dang dở đường mới, đào xới đường cũ

Những ai có dịp qua tuyến đường này mới thấy hãi hùng: Đoàn xe vừa băng băng qua "xa lộ" (đoạn khoảng 500m từ ngã 4 Bắc Thăng Long - Nội Bài - QL 2) với 4 làn xe thảm nhựa phẳng lì đã chạm ngay "nút cổ chai" đầu tiên tại khu phố Thạch Lỗi (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn).

f
Mỗi ngày, "con đường đau khổ" phải gồng mình đón khoảng 1 vạn lượt ô tô qua lại!

Con phố dài khoảng 1km này đã bị chặn bởi 2 nút cổ chai ở 2 đầu. Tại đây, đoàn xe nối đuôi nhau ì ạch leo qua cứ như những toa tàu hỏa uốn lượn khi qua đèo!

Vừa qua 2 nút cổ chai này, xe chưa kịp tăng ga lấy đà thì gặp ngay những nút cổ chai khác ở phố Kim Anh, Thanh Nhàn (cũng địa phận huyện Sóc Sơn). Cứ thế, đoàn xe thay nhau rồ ga, nhả khói đen kịt ken với làn bụi trắng mịt mù.

f
Cột điện làm dãy phân cách!
Chưa hết, trên địa phận thôn Trung Na, (Sóc Sơn), những cột điện trung thế, hạ thế sừng sững án ngữ giữa 2 hai làn đường cũ và mới như một "dãy phân cách" khổng lồ. Có điều, những cột điện này vốn được quét vôi trắng để tạo phản quang trong đêm cho cánh tài xế nay đã phủ dầy một lớp bụi nhờ nhờ y hệt màu đường, thực sự trở thành một mối nguy hiểm.

Có điều lạ là, chủ đầu tư cứ luôn kêu vì bàn giao mặt bằng chậm, thế nhưng, có những đoạn đã được bàn giao mặt bằng từ lâu cũng chẳng được "tranh thủ" đẩy nhanh tiến độ mà lại đang cực kì yên ắng (!?). 

Đoạn giáp ranh giữa huyện Sóc Sơn và Phúc Thắng (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), bên phải tuyến đường (theo hướng Nội Bài đi Vĩnh Yên) mặt bằng không hề "vướng", đoạn này cũng được rải thảm đá dăm dường như từ khá lâu rồi, bởi trên lớp thảm này đã kịp phủ một lớp bụi dày.

Gần đó, những chồi chuối đã kịp xuyên qua lớp thảm, lên mầm mới, nhô cao so với mặt đường gần 1m! Bên cạnh, cũng xuất hiện nhiều "hố voi" với đường kính miệng hố lên đến trên 1m, sâu vài chục cm. Nó như những chiếc bẫy được giăng ra sẵn sàng nuốt chửng xe máy, xe đạp!

Cũng đoạn qua Phúc Thắng, tuyến đường đang được "khoanh vùng", "chia nhỏ", "xắt khúc". Bên trái tuyến là nền đường cũ đang bị đào xới. Bên phải là nền đường mới đang được Đội xây dựng số 7 thi công. Song, đầu tuyến, có một biển báo "đang thi công", nhưng không hề có rào chắn, nên biển báo chẳng đủ lọt vào mắt người đi đường.

m
Hố voi sẽ làm "bẩy"!
Vì thế, xe máy cứ vô tư trèo lên nền đường mới đang được lu, ủi. Đến đoạn trèo không được nữa người dân lại... trèo xuống cốt đường cũ phía bên trái, dù cho cốt đường cũ và nền đường mới đoạn này chênh nhau từ 0,8-1m. Và ngày ngày, đơn vị thi công cứ mặc nhiên chứng kiến cảnh người người "vác" xe lội xuống cốt đường cũ cứ như "việc ai nấy làm"!

Nhưng có lẽ hãi hùng nhất là đoạn vào địa phận Phúc Yên (huyện Mê Linh). Độ chênh của nền đường 2 tuyến lên đến trên... 2m! Ngồi xổm trên nền tuyến bên trái có thể với tay lên... nóc, trần những chiếc ô tô cao trên 2m đang lưu thông ngược tuyến "dưới" cốt đường bên phải.

QL2 vốn là một tuyến đường bằng phẳng (dù hẹp) nhưng  nay nhiều đoạn y hệt một con đường chênh vênh bên những cái "vực", do chính đơn vị thi công vô tình tạo ra!

"Sẽ thông xe toàn tuyến vào tháng 11, nếu..."

Dự án nâng cấp QL2 dài 22km (Km 7+880 đến km 29+880) từ Nội Bài đến thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chính thức khởi công tháng 2/2005. Theo kế hoạch, sẽ thông xe toàn tuyến (trừ cầu) trước Tết Đinh Hợi (ngày 25/1/2007), với tổng vốn đầu tư ban đầu 541,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn BOT 536 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước 5,6 tỷ. Công trình do Công ty BOT QL 2 làm chủ đầu tư.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, đến tháng 4/2007, dự án này mới thực hiện được hơn 50% khối lượng xây lắp và 80% diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB). Song, riêng chi phí xây lắp đã trội lên 133,466 tỷ đồng.

Trong khi đó, chủ đầu tư chỉ huy động được 416 tỷ (thay vì 536 tỷ đã được duyệt dự án và ký kết hợp đồng). Bởi vậy, dự án chưa thể triển khai tiếp.

d
Nhiều hộ xã Thanh Xuân chưa giao mặt bằng thì nhiều hộ đã kịp làm quán trên dãy phân cách!
Nhưng, ông Đinh Văn Bạo, PGĐ Công ty BOT QL2 cho rằng, nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do khâu GPMB. Trong đó, phức tạp nhất là 5 km đoạn thuộc địa phận huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Theo ông Bạo, nếu được bàn giao mặt bằng ngay thì chủ đầu tư sẽ cố gắng hoàn thành các gói thầu trong tháng 8, 9 và sẽ thông xe toàn bộ vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, đã 2 năm từ ngày triển khai giải phóng mặt bằng cho dự án, đoạn qua huyện Sóc Sơn vẫn chưa thể thống nhất cách tính diện tích đất thu hồi cũng như đền bù (ngoại trừ vị trí và mức giá đã được thống nhất là đất loại 1, giá 3.750.000đ/m2).

Thế nên, công tác bàn giao mặt bằng kiểu "xôi đỗ" đã buộc các đơn vị thi công phải làm việc kiểu xôi đỗ !? (dù vậy, nhiều đoạn đã được bàn giao mặt bằng vẫn đang nằm chờ thi công hay thi công kiểu nửa chừng!).

Cũng chính khó khăn này mà ngay sau hoàn thành đoạn "xa lộ" ở Km 7+880, Công ty Xây dựng số 4 (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội) đã phải "rút lui" để "nhường chỗ" cho Công ty Bảo Quân từ tháng 5/2007 (thuộc gói thầu 1: từ Km7+880 - Km 14+880)). Đến hết tháng 6/2007, gói thầu này mới đạt 30% giá trị xây lắp.

n
Trong khi chờ thi công, nhiều người dân phải "vác" xe qua đường ngay trước mũi ô tô như thế này!
Tại đây, hơn 100 hộ dân (thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) vẫn quyết tâm "bám trụ", chưa bàn giao mặt bằng.

Ông Phạm Minh Hải, đại diện các hộ dân nơi đây cho hay, không phải vì dân không ủng hộ chủ trương mở đường của Nhà nước mà cái chính là suốt 2 năm qua, Ủy ban GPMB của huyện và cán bộ xã Thanh Xuân đã mập mờ, không công khai quy hoạch chi tiết diện tích thu hồi, giá cả chung đối với đất. Chưa bàn bạc công khai cùng dân đã "mời" dân đi nhận tiền đền bù. Giá tiền cho các hộ cùng một diện tích đất, tài sản trên đất tương đương nhau lại chênh nhau hơn 4 lần!

Trao đổi với PV VietNamNet sáng 25/7, đại diện Hội đồng GPMB huyện Sóc Sơn, ông Đỗ Như Khoa, Phó phòng Tài chính huyện cho biết, trong tuần này, huyện sẽ xin chỉ đạo của thành phố cách xác định diện tích bồi thường và thông báo đến các hộ dân.

Theo ông Khoa, các hộ dân yêu cầu diện tích đất được đền bù phải từ mép đường nhựa. Nghị định 184 của Chính phủ cũng nói rõ, với phần đất hiện tại, dù có lớn hơn so với diện tích đất trước đây (do sai số trong đo đạc...) nhưng không có tranh chấp với các hộ liền kề cũng được bồi thường. Trong khi đó, quyết định giao đất cho xã Thanh Xuân số 3175 của UBND TP. Hà Nội năm 1989 lại quy định để lưu thông đường quốc lộ là 20m. Vì thế, huyện cũng đang "lúng túng", phải báo cáo, xin chỉ đạo của thành phố.

Chưa hết, trong khi chờ được bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư cũng đang chờ được điều chỉnh vốn!

b

Và đến bao giờ mới hết cảnh con đường như "nứt ra từ khe núi", ngồi làn bên này là với tay đến nóc ô tô đang lưu thông ở làn ngược lại?!

Do "biến động giá cả" khi phải thi công trong thời gian dài, cùng với khó khăn trong huy động vốn, nên Bộ GTVT đã đồng ý với yêu cầu của chủ đầu tư và đã có kiến nghị lên Thủ tướng về việc "Điều chỉnh dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên".

Dự án này được nâng tổng mức đầu tư lên 755,863 tỷ đồng. Trong đó, vốn BOT là 416 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước là 339,863 tỷ đồng.

Nếu những khó khăn này được giải quyết, liệu QL2 (đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên) sẽ được thông xe vào tháng 11 tới, như chủ đầu tư cam kết (?!). Chỉ còn cách chờ đợi, và theo dõi từ thực tế!

  • Hà Lê

    Ý kiến của bạn ?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,