221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
955930
Người soán ngôi Bill Gates
1
Article
null
Người soán ngôi Bill Gates
,

Tính từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng ông Carlos Slim Helú kiếm được 3,5 tỉ USD! Với tốc độ làm giàu khó tin này, ngày 3/7 vừa qua, tài sản của nhà tỉ phú Mexico này đã lên đến 67,8 tỉ USD, nhiều hơn 8,6 tỉ USD so với tài sản của người Mỹ giàu nhất thế giới là Bill Gates, theo tính toán của nhà báo Eduardo Garcia, ông chủ website tài chính Sentido Común ở Mexico.

Làm thế nào ở một nước có 45% dân số sống dưới mức nghèo khổ và tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính trên đầu người chỉ đạt 8.000 USD lại có thể sản sinh một người giàu có đến mức ấy?

Giàu nhờ cổ phiếu tăng giá

Carlos Slim – người Mexico thường gọi tắt như thế – nổi tiếng là một doanh nhân mát tay chuyên mua lại những công ty làm ăn thua lỗ rồi biến chúng thành những công ty ăn nên làm ra. Người đàn ông 67 tuổi này với một thân hình béo tốt, miệng phì phà điếu xì-gà thơm phức, được giới thương nhân Mexico thường gọi là “Warren Buffet của châu Mỹ Latinh”.

Carlos Slim Helú

Carlos Slim Helú

Warren Buffet là nhà đầu tư Mỹ từng đứng thứ nhì trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes hồi tháng 3-2007 với tài sản trị giá 52,4 tỉ USD. Sang tháng 4, Forbes đưa ông Slim từ hạng ba lên hạng nhì, đẩy Buffet xuống một bậc.

Cho tới nay, Forbes chưa công nhận ông Slim là người giàu nhất thế giới nhưng nếu tính toán của nhà báo Garcia là chính xác thì ngôi vị số một của ông Bill Gates đã bị soán ngôi tại thời điểm hiện nay.

Theo nhà báo Eduardo Garcia, sở dĩ ông Slim phất nhanh hơn cả Bill Gates là nhờ cổ phiếu của Công ty América Móvil (nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động lớn nhất ở châu Mỹ Latinh với hơn 100 triệu khách thuê bao) của ông Slim tăng 39% từ đầu năm đến nay.

Cổ phiếu công ty điện thoại cố định Telefonos de Mexico (TMX) - cũng thuộc sở hữu của ông Slim, chiếm lĩnh 90% thị phần trong nước - cũng tăng 34%. Ngay cổ phiếu công ty xây dựng cơ sở hạ tầng IDEAL mới thành lập của ông cũng tăng 28%.

Tưởng cũng nên biết, chỉ tính riêng doanh số của các công ty viễn thông của ông Slim tương đương với 8% GDP của Mexico. Ảnh hưởng của ông trên toàn khu vực châu Mỹ Latinh cũng rất lớn. Tuy vẫn hoạt động tích cực, trên thực tế, ông nhường quyền điều hành các công ty của ông cho ba người con trai và một con rể.

Lập sổ kế toán từ nhỏ

Carlos Slim Helú là con út trong một gia đình sáu anh em. Cha ông - Julián Slim Haddad Aglamaz - là một người Lebanon di cư sang thành phố Mexico năm 1902 sống bằng nghề kinh doanh địa ốc. Mẹ ông là con gái của một thương nhân Mexico giàu có, cũng di cư từ Lebanon sang Mexico.

Carlos Slim Helú

Carlos Slim Helú

Slim có máu kinh doanh từ nhỏ. Mỗi ngày chủ nhật, ông được cha cấp cho 5 peso và được dặn dò muốn mua sắm gì phải ghi vào sổ kế toán cá nhân.

Tại phòng làm việc của ông ngày nay, ông Slim vẫn còn giữ 5 cuốn sổ kế toán thời còn trẻ bên cạnh các quyển sách (hoặc viết về) của các nhà tỉ phú Mỹ Rockefeller, Paul Getty và Warren Buffet. Cuốn đầu tiên được ghi chép từ năm 1955.

Năm 26 tuổi, ông có một tài sản trị giá 400.000 USD từ tiền đầu tư. Vợ ông – Soumaya Domirt - chẳng may qua đời vì bệnh thận năm 1999, để lại sáu đứa con (ba trai, ba gái) cho ông nuôi. Từ đó đến nay ông vẫn ở vậy.

Tất cả ba người con trai và hai người con rể hiện nay đều giữ những cương vị chủ chốt trong các công ty của ông. Riêng người con gái út làm việc tại nhà bảo tàng của ông.

Trong bốn thập niên qua, lợi nhuận của ông Slim gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người Mexico. Ngoài chuyện cung cấp dịch vụ điện thoại di động (chiếm hơn 70% thị trường) và điện thoại cố định (chiếm 90% thị trường), ông bán cho họ vỏ ruột xe hơi, xây cho họ đường sá.

Ông có đến 180 cửa hàng ăn uống và bách hóa mang thương hiệu Sanborns phục vụ nhu cầu mua sắm và ăn uống. Cần vay tiền thì có ngân hàng của ông. Cần lót gạch nhà bếp hay cần dầu để sưởi ấm trong nhà thì cũng có các nhà máy và giàn khoan khai thác dầu mỏ của Slim. Tất cả những công ty này là công ty con của hai công ty mẹ là tập đoàn Grupo Carso và Grupo Financiero Inbursa.

Với tầm ảnh hưởng bao quát nền kinh tế Mexico như thế – lĩnh vực kinh doanh của ông bao gồm các ngành viễn thông, ngân hàng, năng lượng, thuốc lá v.v... - khiến ông Slim mang tiếng độc quyền.

Ông cũng bị nghi ngờ làm giàu nhờ chơi thân với các vị tổng thống và chính khách. Gần đây, Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) tố giác các công ty điện thoại của ông Slim cắt cổ khách hàng với giá dịch vụ cao nhất thế giới. Nhưng ông Slim không thừa nhận các công ty của ông đóng vai trò độc quyền ở Mexico.

So với Bill Gates

Tuyên bố tài sản của ông Slim đã vượt qua tài sản của Bill Gates, nhà báo Eduardo Garcia, tuy nhiên, thừa nhận rằng ông chỉ tính toán tài sản mới nhất của Bill Gates dựa theo tỉ lệ tăng trưởng 5,7% của cổ phiếu Microsoft trong quý II năm nay.

Bài tính này chưa bao gồm số tiền mà ông Gates kiếm được ngoài Microsoft trong mấy chục năm qua mà theo tạp chí Forbes nhiều hơn phân nửa tài sản của Gates có được nhờ Microsoft.

Forbes cho biết trong số tháng 9-2007 sẽ đăng danh sách 400 người Mỹ giàu nhất theo thông lệ hằng năm. Lúc đó, tài sản của Bill Gates sẽ được tính toán lại. Riêng tài sản của ông Slim sẽ được tạp chí này đánh giá vào tháng 3-2008 và đưa vào danh sách tỉ phú thế giới. Lúc đó, Forbes mới phân định xem ai là người giàu nhất thế giới.

Dẫu sao thì Forbes cũng nhìn nhận rằng tốc độ làm giàu của nhà tài phiệt Mexico Carlos Slim Helú trong 10 năm trở lại đây là vô địch, không một tỉ phú nào sánh kịp. Ví dụ, riêng năm ngoái, tài sản của ông Slim đã tăng 19 tỉ USD.

Nhà giàu lo gì?

Tài sản càng to, ông chủ tài sản càng lo. Lo gì?

Theo ông Rush Alan Prince, chuyên gia từng nghiên cứu 20 năm về những người giàu, họ có rất nhiều nỗi lo như (bản thân hay vợ con) bị bắt cóc đòi tiền chuộc, bị kiện cáo oan ức, bị lừa đảo v.v...

Trong ba năm 2005, 2006, 2007, Công ty Redding, Conn, Prince & Associates của ông Prince đã tiến hành 19 cuộc khảo sát 2.500 người có tài sản trị giá từ 500.000 USD trở lên quan tâm đến điều gì nhất. Đối tượng nghiên cứu là những người tay trắng làm nên sự nghiệp chứ không phải là những người thừa kế tài sản của cha mẹ.

Kết quả những cuộc khảo sát cho thấy an ninh là mối lo số một. Càng giàu sự quan tâm đến vấn đề an ninh càng lớn. Đây cũng là một tâm lý tự nhiên. Ví dụ vấn đề vô cớ bị kiện. Nếu chỉ có 17,6% những người giàu nhỏ (từ 500.000 đến 1 triệu USD) sợ bị kiện oan ức thì có đến 85,5% những người có tài sản trên 20 triệu USD lo lắng về chuyện này nhất.

Một nỗi lo khác rất thường gặp ở những người giàu có: Làm thế nào cân bằng hạnh phúc gia đình và lợi ích kinh doanh, giáo dục con cái biết cách quản lý tiền bạc và biết làm việc thiện. Tất cả những người giàu có thường làm việc thiện và họ coi chuyện này là một thứ giá trị đạo đức quan trọng.

Vẫn theo kết quả khảo sát của ông Prince, có 30% những người giàu vừa vừa (từ 1 triệu đến 5 triệu USD) sợ con cái không biết quản lý tiền bạc; 23% lo lắng về chuyện cân bằng lợi ích gia đình và kinh doanh. Với những người giàu hơn, số này tăng lên 60%.

Jon Gallo, một chuyên gia về tâm lý con cái nhà giàu, cho biết tất cả các ông bà triệu phú đều muốn con cái mình làm chủ đồng tiền chứ không để đồng tiền làm chủ chúng. Gallo nhận xét: “Cha mẹ không muốn con cái họ nghĩ rằng giá trị của chúng tùy thuộc vào nhãn hiệu thời trang quần áo hay xe hơi”.
 

  • Theo NLĐO
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,