221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
772263
Người phụ nữ nhỏ ''tung tăng'' trong ''biển lớn'' XKLĐ
1
Article
null
Người phụ nữ nhỏ ''tung tăng'' trong ''biển lớn'' XKLĐ
,

(VietNamNet) - Bước chân vào lĩnh vực XKLĐ (xuất khẩu lao động), cuộc sống của chị thay đổi. Niềm vui lắng đọng trong sự viên thành của công việc, nỗi buồn đắng ngắt trong thất bại của hôn nhân. Mặc thành công, thờ ơ với thất bại, Nguyễn Thị Thanh Nhàn- người phụ nữ nhỏ bé vẫn ''tung tăng'' trong ''biển lớn'' XKLĐ.

''Bông hồng vàng'' Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Bắt đầu bằng... khó khăn!

Từ một giáo viên... ''không yêu nghề giáo'', chị tình cờ bước sang XKLĐ khi không có một chút kinh nghiệm nào trong tay. Đó là vào năm 1999, Công ty xây dựng và thương mại Traenco (Bộ GTVT) xin được giấy phép XKLĐ. Ông giám đốc công ty là bạn của anh trai chị đang tìm một cán bộ lãnh đạo trung tâm XKLĐ Tralacen. Chị Nhàn được mời về làm nhưng khi đó, XKLĐ gặp nhiều khó khăn, lại là một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ nên chị từ chối ngay. Sau một thời gian, công ty vẫn chưa tìm được người, họ vẫn đề nghị Nhàn suy nghĩ thêm.

Chị coi lời mời của ông Giám đốc nhiệt tình nọ như một câu chuyện để đó. Nhưng một chuyến về quê đã làm Nhàn thay đổi suy nghĩ. Mảnh đất Thuận Thành (Bắc Ninh) quê chị vốn có nhiều người mong muốn đi XKLĐ nhưng không biết đi bằng cách nào. Từng có rất nhiều người bị lừa đảo, trong đó có cả những người thân của chị. Về Hà Nội, chị đã suy nghĩ suốt một đêm, "nếu mình làm XKLĐ thì sẽ có điều kiện giúp đỡ bà con". Chị nhận lời làm thử. Từ đó, tháng 9/1999, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bắt đầu ''lặn ngụp'' với mảng XKLĐ.

''Sự khởi đầu bao giờ cũng khó, nhất là đối với một người phụ nữ vốn an nhàn với công việc sáng đi tối về và chăm lo cho gia đình...''. Chị thở dài, nhận là mình đã rất liều. Lúc đó, hầu như chị không có một thứ gì trong tay. Chị một mình đi tìm người, thuê địa điểm... Những người giỏi, có trình độ trong lĩnh vực này thì đều đang có công việc ổn định. Cuối cùng chị cũng tìm được 5 người, hầu hết là những người đang thất nghiệp, không có việc làm. Duy nhất người bạn học với chị từ nhỏ, có nhiều kinh nghiệm... trong lĩnh vực khác.

Chị bắt tay vào việc. Khó khăn tiếp khó khăn, rồi thất bại. Tất cả kế hoạch trung tâm lập ra trong 6 tháng đầu tiên trở thành tro bụi. 6 tháng đầu, một mình chị lặn lội ra nước ngoài tìm thị trường. Thất bại bởi DN của chị chưa có chút tiếng tăm, đối tác thường từ chối khi làm việc với một nữ giám đốc trẻ không kinh nghiệm. Bởi bấy giờ ở Việt Nam chỉ có những DN lớn mới được cấp giấy phép vào những thị trường lớn.

Thất bại như đòn đánh chí mạng vào nỗ lực của người đàn bà nhỏ nhắn nhưng khát vọng lớn lao. Chị tưởng như mình không còn chút cảm hứng nào để làm tiếp. ''Tôi đã nằm khóc một mình và có lúc tưởng sẽ từ bỏ nghiệp XKLĐ....''. Gục ngã ư? Đầu hàng ư? Chấp nhận ư? Không thể! ''Đúng lúc nản chí nhất, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng làm lại lần nữa, nếu còn thất bại sẽ từ bỏ luôn''.

DN của chị mặc dù thuộc Nhà nước nhưng không được Nhà nước cấp vốn mà do anh em bỏ ra. Số tiền ban đầu công ty cho chỉ có vài chục triệu, không đủ một chuyến đi công tác nước ngoài của chị. Sau thất bại đầu, tiền đã cạn, tinh thần xuống, anh em chán nản. Chị liều lấy tiền riêng, vay thêm của anh em, bạn bè để làm lại như một cơ hội cuối cùng.

- Năm 2003: Được Thủ tướng Chính phủ trao tặng giải thưởng ''Sao đỏ''.

- Năm 2005: Được trao thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2005

- Năm 2006: VCCI trao tặng giải thưởng ''Bông hồng vàng'' cho nữ doanh nhân thành đạt

Chị đến gặp đối tác cũ một lần nữa, để thử sức ở những hợp đồng khó mà các DN khác không muốn làm. Lần này một số công ty và đối tác nước ngoài đã bắt đầu có thiện cảm với người phụ nữ Việt Nam kiên trì này. Về nước, chị vào TP.HCM kết hợp với các công ty XKLĐ để họ cho mình xuất nhờ vào công ty của họ. ''Tôi bắt đầu thành công từ những cái khó nhất...!''.

Ban đầu, Tralacen tuyển lao động kỹ thuật cao đi Đài Loan. Đối tượng là sinh viên Việt Nam. Các hiệu trưởng của các trường ĐH không muốn đưa sinh viên đi nước ngoài làm việc trong quá trình đào tạo, họ cũng không tin tưởng vào các công ty XKLĐ Việt Nam khi ấy. Chị tổ chức cho các hiệu trưởng trực tiếp sang thăm các nhà máy ở Đài Loan để xem sinh viên các nước làm việc tại Đài Loan ra sao và gặp gỡ đối tác để tìm hiểu các điều kiện cụ thể. Khi về nước, các trường mới yên tâm thông báo đến sinh viên và cho đó là một cơ hội tốt.

Một vấn đề khác lại nảy sinh, đó là tiền đóng góp của sinh viên. Chị quyết định cho sinh viên vay toàn bộ tiền để họ có thể đi và trả dần. Sau một thời gian kiên trì, Tralacen bắt đầu đưa sinh viên VN đi làm việc ở Đài Loan, các em này ra nước ngoài làm việc đều có thu nhập ổn định từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng. Rồi cứ thế, chị ký thêm được nhiều hợp đồng mới, hiện 20 ngàn lao động do công ty chị đưa đi đang làm việc ở nước ngoài. Đồng vốn, từ vài chục triệu đã lên đến vài chục tỷ. Uy tín, từ chỗ zero đã thành một trong những DN đứng đầu về XKLĐ. Đó là sự thành công vang dội mang đậm dấu ấn Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Những chuyện ở xứ người

Soạn: AM 722073 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chị Nhàn đang hỏi thăm lao động tại nước ngoài.

Chị Nhàn nói được 4 ngoại ngữ Trung, Anh, Nhật, Nga. Nhiều lúc nói vui, chị bảo đi Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản... nhiều hơn đi chợ Thành Công gần nhà mình. Và những chuyến lang thang sang xứ người ít nhiều đã gạn đúc thành những khoảnh khắc khó quên trong tâm trí chị. Có đủ hết, cả nỗi sợ hãi lẫn niềm vui...

Những chuyến đi nước ngoài của chị có khi chỉ với một ba lô bánh mì khô và vài chai nước để tiện lúc nào là ăn lúc đó. Có lần, chị đã phải đứng gần 20 tiếng đồng hồ trên xe buýt để đi từ Cao Hùng về Đài Bắc. Đến nơi, chị đã ngất xỉu

Một lần khác, chị đi thăm lao động VN ở Malaysia. Ở một công trường xây dựng, các em có rất nhiều vấn đề cần hỏi và chị đã đứng suốt 2 tiếng đồng hồ giữa trời lạnh để giải đáp. Trở về khách sạn chị bị cảm lạnh và bị tràn dịch màng phổi nhưng vẫn phải tiếp tục công việc. Trên đường từ Malaysia sang Đài Loan, chị bị ngất và phải cấp cứu trên máy bay. Tới sân bay Đài Loan, chị được đưa ngay vào bệnh viện. Bác sĩ nói, nếu chỉ cần chậm một chút nữa thôi, chị sẽ không qua khỏi...

Lần sang Trung Đông tìm hiểu thị trường chị còn bị một bảo vệ siêu thị "tóm" và doạ cho vào tù vì đã đội khăn nhưng không trùm kín mặt. Một đồng chí trong đoàn phải nhận chị là ''vợ'' và bảo lãnh nên không việc gì.

Cuối năm 2005, chị sang Đài Loan tặng quà và chúc tết lao động. Tại Công ty sản xuất linh kiện điện tử Lực Đắc, khi nhận được quà và lời chúc mừng năm mới, tất cả nữ lao động ở đây đều vui vẻ, trừ một người. Đó là Trương Thị Hiền (quê ở Quỳ Hợp, Nghệ An). Hai ngày qua Hiền suy sụp vì nghe tin bố ở quê vừa mất. Chị Nhàn vào tận phòng ở KTX an ủi Hiền. Nhàn bảo Hiền: ''Đằng nào bố cùng mất rồi, em đừng buồn nữa, hãy làm việc cho tốt để gửi tiền về giúp mẹ. Nếu muốn nhắn lời động viên mẹ, chị sẽ giúp...''. Chị lấy chiếc camera nhỏ ra, bảo Hiền nói mấy lời với mẹ. Hiền ôm mặt khóc, mãi mới nói được mấy câu trong nước mắt: ''Mẹ nhớ giữ gìn sức khoẻ, đừng lo gì cho con. Con sẽ cố gắng làm để gửi tiền về cho mẹ trả nợ...!''. Về nước, chị tìm cách chuyển lời nhắn và hình ảnh của Hiền đến cho mẹ em. Đối với lao động, Nguyễn Thị Thanh Nhàn thường làm vậy. Chị luôn hiểu rằng một chút ân tình của giám đốc sẽ góp phần giúp lao động làm việc tốt hơn.

'Bông hồng vàng'' lặng lẽ

Cùng Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hằng thăm lao động tại Malaysia.

Nhân dịp 8/3 năm nay, chị được VCCI trao tặng giải ''bông hồng vàng'' giành cho nữ doanh nhân thành đạt. Nhưng khi được hỏi về gia đình, ''bông hồng vàng'' lại không giấu được nỗi buồn của sự tan vỡ.

''... Tuổi thơ tôi trôi qua thầm lặng ở miền quan họ. Gia đình nghèo, bố mẹ là giáo viên, nhà có 7 người con. Hồi bé, tôi vừa đi học vừa làm đủ nghề: cắt cỏ, làm ruộng, cuốn thuốc lá thuê tăng thu nhập cho gia đình. Vào Đại học, tôi không được lựa chọn theo ý của mình, đó cũng là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời tôi. Hồi bé, tôi mong muốn được làm bác sĩ để chữa bệnh vì bố mẹ tôi hay đau ốm. Bố mẹ tôi lại sợ con gái mà học Đại học Y 6,7 năm trời thì chỉ có... ế chồng, rồi lại còn trực đêm, trực hôm... vất vả. Tôi đầu quân vào Đại học Sư phạm, khoa Sinh. Sau khi ra trường, đi dạy một vài nơi, tôi nhận thấy mình không có năng khiếu về sư phạm và chỉ thích kinh doanh. Tôi liền bỏ đi ra Hà Nội làm may cho các gia đình, các cửa hàng may, làm nhựa... Bất cứ có việc gì chính đáng, có thu nhập tôi đều làm...''.

Thành công đến, hạnh phúc gia đình của chị lại ra đi. Chị chèo lái được con thuyền XKLĐ của Tralacen vượt qua nhiều sóng to, gió lớn nhưng con thuyền hạnh phúc gia đình chị không qua được bão tố. Chị bảo, chẳng ai chịu được một bà vợ quanh năm suốt tháng chỉ chú tâm vào công việc. Chuyện chia tay là điều tất nhiên. Gác nỗi buồn lại, chị lao vào việc nhiều hơn. 2 đứa con nhờ ông bà ngoại nuôi. Chị buồn nhiều khi ít có thời gian được ở bên con. Chị bảo hầu như mình không có thời gian để đón con ở trường. Chị đã cố gắng để đón 2 đứa vào mỗi dịp khai giảng nhưng cũng có năm được năm không. ''Tôi biết các cháu cũng rất tủi thân. Nhưng đã lựa chọn con đường này thì không thể thay đổi, mà muốn thay đổi cũng khó. Mình còn trách nhiệm với lao động nữa...''- chị nói.

''Tôi cố gắng hoàn thành một khối lượng công việc lớn thì lại vô trách nhiệm với gia đình. Kết thúc một ngày làm việc đã là đêm khuya. Về nhà nhìn các con ngủ mới thấy ân hận không có thời gian dành cho con cái, gia đình. Bố mẹ tôi ốm đau không có được sự chăm sóc của tôi. Anh trai tôi chuyển nhà ra Hà Nội gần 2 năm tôi cũng chưa có thời gian để đến thăm... ''

''Khi mới bước chân vào lĩnh vực này, tôi không nghĩ mình sẽ phải trả giá như thế. Nếu biết được phải trả giá thế, tôi sẽ không làm...''. - Ánh mắt chị trở nên xa xăm, như đã chìm vào sự lặng lẽ trong tâm hồn

  • Thế Lê Vinh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,