221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
641688
Hỗ trợ lao động dôi dư khi công ty đường giải thể
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Hỗ trợ lao động dôi dư khi công ty đường giải thể
,

(VietNamNet) - Người lao động không có việc làm hoặc không di chuyển được cùng với những nhà máy đường đang chuyển đổi sở hữu, khi thôi việc, được hưởng chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Đó là một nội dung trong Thông tư số 37 của Thứ trưởng tài chính Lê Thị Băng Tâm vừa ký ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung việc xử lý tài chính khi tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các công ty, nhà máy đường trên cả nước.

Người lao động dôi dư do doanh nghiệp đường phải dừng sản xuất  được áp dụng chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư. Số lao động đã hưởng chế độ lao động dôi dư do phải dừng sản xuất đường nêu trên, không được tính trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp, khi thực hiện chuyển đổi và không được hưởng các quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp cổ phần hoá. 

Hàng nghìn lao động đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp theo các nhà máy đường.

Các doanh nghiệp đường dừng sản xuất, nếu không có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hoặc không cần thiết duy trì theo qui hoạch thì được thực hiện giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.

Nếu các doanh nghiệp muốn dừng sản xuất để di chuyển nhà máy đến địa điểm mới, phải lập dự án đầu tư di chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xétquyết định. Dự án đầu tư di chuyển nhà máy phải đảm bảo có hiệu quả. Những DN bổ sung ngành nghề kinh doanh mà có hiệu quả cũng được chấp thuận.

Sau khi áp dụng các giải pháp xử lý lỗ, tài sản, nợ phải thu khó đòi, nếu doanh nghiệp không còn vốn để cổ phần hoá theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ Tài chính sẽ xem xét hỗ trợ vốn từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, kết quả kiểm toán tài chính ban đầu vừa công bố cho thấy 15/42 nhà máy đường trên toàn quốc thua lỗ nặng. Những nhà máy này hiện đang chờ xử lý tài chính để bán, cho thuê lại, hoặc tiến hành cổ phần hoá.

Cách đây một năm, Chính phủ đã chấp nhận bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết hậu quả thua lỗ và chuyển đổi sở hữu 32 nhà máy đường thông qua cổ phần hóa, khoán, bán, cho thuê. Tuy nhiên, đến nay, quá trình chuyển đổi diễn tiến chưa được bao nhiêu.

Trong khi đó, những ngày qua, giá đường đã tăng nhanh. Giá mía tại Bắc bộ và Nam Trung bộ mà các doanh nghiệp đang thu mua tăng lên ở mức 300.000 đồng/tấn; miền Trung và Tây Nguyên là 380.000 đồng/tấn; ở khu vực ĐBSCL 430.000 đồng/tấn.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,