221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
594254
Hệ thống ATM Việt Nam bắt đầu quá tải
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Hệ thống ATM Việt Nam bắt đầu quá tải
,

(VietNamNet) - Số lượng thẻ thanh toán tại Việt Nam còn rất thấp so với tiềm năng thị trường nhưng hệ thống ATM đã bắt đầu có dấu hiệu quá tải.

Bà Thu Hà - Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam trong hội thảo về vai trò của thanh toán điện tử đối với nền kinh tế diễn ra hôm qua tại Hà Nội đã cho biết, hiện ở Việt Nam, cứ trong 26.000 người mới  có 1 máy ATM, quá ít so với nhu cầu của người dân. Một số hệ thống ATM đã có biểu hiện quá tải vào những thời gian cao điểm (như hệ thống của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Việc tổ chức dịch vụ hệ thống (tiếp quỹ, hoá đơn, xử lý sự cố) có hiệu quả cao đang là một bài toán nan giải với các nhà băng khi hệ thống ATM phát triển rộng.

Hầu hết các máy ATM của VCB thường xuyên có khách đứng chờ. (Ảnh: H.Phúc)

Hiện tại Việt Nam mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán thẻ là gần 10.000 điểm, tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm du lịch. Số lượng 10.000 điểm này được các chuyên gia trong hội thảo cho là "quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt Nam". Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ tại Việt Nam đang chủ yếu phục vụ cho khách du lịch nước ngoài, một số ít người trong nước thường xuyên đi  nước ngoài. Việc thu thêm phí của khách dùng thẻ vẫn còn phổ biến tại các đơn vị chấp nhận thanh toán nhỏ. Số lượng điểm chấp nhận thẻ cũng không đa dạng về loại hình.

Với dẫn chứng, các ngân hàng trong nước mới có được 125.000 thẻ sau 11 năm thẻ thanh toán xuất hiện tại Việt Nam, bà Hà cho rằng, số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường. Lý do chính của hiện trạng này bởi người dân Việt Nam có tập quán sử dụng sử dụng tiền mặt là chủ yếu, nhất là trong tiêu dùng cá nhân. Mặt khác, họ rất e ngại việc sử dụng tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng cũng khó đánh giá tín dụng khách hàng cá nhân do không có đủ thông tin xác thực và cơ chế rõ ràng. 

Nghiên cứu của Visa và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho thấy, thẻ quốc tế được ngân hàng phát hành lần đầu tiên vào năm 1996 tại Việt Nam. Kể từ đó, thanh toán điện tử đã tăng trưởng khá cao, đạt tốc độ khoảng 49% hàng năm trong giai đoạn 2000-2004, đạt tổng số 125.000 thẻ. Tuy nhiên, số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường và so với các nền kinh tế đang trỗi dậy khác. Việt Nam hiện vẫn còn là một nền kinh tế dựa nhiều vào thanh toán tiền mặt, với trên 99% chi tiêu tiêu dùng của cá nhân (chỉ số PCE) được thực hiện bằng tiền mặt. Chỉ số PCE cho biết tổng chi tiêu của các hộ gia đình bao gồm các hàng hóa, dịch vụ lâu bền và phi lâu bền (trừ bất động sản).

Thẻ ghi nợ hay còn gọi là ATM nội địa được đưa ra thị trường Việt Nam năm 2002, đi đầu là 4 Ngân hàng Thương mại quốc doanh với điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường Việt Nam. Thẻ này hiện vẫn chỉ được sử dụng chủ yếu tại ATM để rút tiền mặt. Điều này làm giảm phần nào ý nghĩa của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, hầu hết thẻ của các ngân hàng khác nhau không dùng được tại hệ thống của nhau, ngoại trừ những ngân hàng trong cùng liên minh. Các hệ thống ATM đang hoạt động riêng biệt, không có sự kết nối.

Vấn đề hiện nay là việc kết nối hệ thống thẻ của các ngân hàng còn nhiều vướng mắc bởi do hệ thống kỹ thuật khác nhau, trình độ phát triển của các nhà băng chưa đồng nhất khiến thị trường tồn tại cùng một lúc ba nhóm thẻ.

  • Hồng Phúc 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,