221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
571354
"Nối mạng" ATM toàn quốc: Không còn xa!
1
Article
null
'Nối mạng' ATM toàn quốc: Không còn xa!
,

(VietNamNet) - Hôm nay (28/1) mạng lưới ATM và POS kết nối giữa Ngân hàng Đông Á và Sài Gòn Công thương sẽ ra mắt khách hàng. Mạng lưới ATM toàn quốc được đón đợi đang đến gần.

Soạn: AM 257271 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các ngân hàng chưa kết nối được thẻ khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị hạn chế. (Ảnh: Nguyên Vũ)

Hai ngân hàng TMCP Đông Á và Sài Gòn Công thương  hôm nay sẽ chính thức triển khai trên toàn quốc Hệ thống VNBC - Vietnam Bank Card. Hệ thống này sẽ cho phép các khách hàng của 2 ngân hàng trên sử dụng chung các máy ATM và POS (điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại các cửa hàng, siêu thị...). VNBC hoạt động dựa trên nguyên tắc kết nối hàng ngang giữa những hệ thống độc lập, công bằng và phát triển bền vững.

Liên minh để mạnh hơn

Với sự kiện này, hơn 120.000 khách hàng đang dùng thẻ của 2 nhà băng trên sẽ được phục vụ tại 58 chi nhánh và điểm giao dịch, 100 ATM và hơn 400 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, từ Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Phan Thiết, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Hai nhà băng hy vọng sau sự liên kết này, con số tài khoản ATM của họ sẽ tăng mạnh bởi ưu điểm của dịch vụ thẻ từng ngân hàng cũng sẽ được nhân đôi. Các khách hàng giao dịch trên hệ thống có thể thực hiện nhiều dịch vụ như: rút tiền, gửi tiền vào tài khoản qua ATM, chuyển khoản, kiểm tra số dư, mua thẻ cào điện thoại, sử dụng vượt quá số dư trong tài khoản, thanh toán tự động phí bảo hiểm, tiền điện, tiền nước, cước điện thoại và mua máy vi tính trả góp bằng thẻ đa năng Đông Á. Riêng việc đổi số mật mã cá nhân (PIN) chỉ thực hiện trên hệ thống của ngân hàng phát hành. Khi sử dụng thẻ ở hệ thống ATM kết nối, khách hàng đều được miễn phí, trừ giao dịch rút tiền hoặc chuyển khoản vượt quá hạn mức quy định.

Để tạo thêm sự tin tưởng, ngân hàng Đông Á tuyên bố rằng, hai ngân hàng sẽ hợp tác chặt chẽ để tạo an toàn và nhanh chóng cho khách hàng trong trường hợp thẻ bị giữ trong ATM, thẻ bị mất cấp, thẻ giả mạo... Khi có sự cố phát sinh, ngân hàng thành viên sẽ hỗ trợ thông tin để giải quyết nhanh chóng, chính xác và bảo mật cho khách hàng.

Mạng lưới ATM toàn quốc, sẽ không xa?

Như vậy, hiện trên thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam có tới 3 liên minh thẻ. Liên minh thứ nhất do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) làm ''chủ xị'' với 15 ngân hàng khác, cũng là mạng lưới ATM lớn nhất. Liên minh thứ hai là BankNet của Công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (VNSWITCH) giữa các Ngân hàng Nông nghiệp, Công thương, Đầu tư, Á châu, Đông Á, Sài gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương và Công ty điện toán - truyền số liệu (VDC). Tuy nhiên, sau thời gian hơn 2 năm chuẩn bị, BankNet vẫn chưa thể hoạt động. Liên minh thứ 3, Đông Á và Sài gòn Công thương ngân hàng ngày mai 28/1/2005 sẽ chào đời.

Ông Huỳnh Cao Nhã - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sài Gòn Công thương ngân hàng - cũng hứa hẹn: "Đây là sự kết nối theo nguyên tắc hàng ngang, bình đẳng, phát triển bền vững và không lệ thuộc vào kỹ thuật của từng ngân hàng thành viên. Do đó, trường hợp hệ thống của ngân hàng này có trục trặc thì khách hàng vẫn có thể giao dịch bình thường tại hệ thống máy của ngân hàng khác. Sắp tới, hệ thống sẽ kết nạp thêm các ngân hàng khác cũng theo nguyên tắc này. Chúng tôi sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm và kỹ thuật của mình...".

Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu tích cực và là hướng đi tất yếu của thị trường thẻ. Nó báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trên toàn quốc, giữa tất cả các ngân hàng có thẻ, trong tương lai gần. Sự kết nối nhỏ lẻ trước mắt là con đường tất yếu đi đến kết nối chung giữa tất cả các ngân hàng.

Về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Tạ Quang Tiến - cho rằng, phải có sự hợp nhất và kết nối giữa các ngân hàng trong lĩnh vực thẻ. Để làm được điều đó, các ngân hàng Việt Nam phải có một nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng nhất. Tuy nhiên, để được "đồng nhất" thì các ngân hàng cũng phải bỏ ra chi phí đầu tư kết nối thẻ khá tốn kém. "Không ngân hàng nào đủ khả năng đầu tư dàn trải mà phải nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật để kết nối hệ thống đơn lẻ của từng ngân hàng", lãnh đạo Đông Á nói.

Các ngân hàng phát hành thẻ đang tập trung mạnh cho việc đầu tư thêm trang thiết bị, triển khai nhiều loại tiện ích, mở rộng mạng lưới đặt ATM và các điểm chấp nhận thẻ. Số lượng thẻ phát hành tại Việt Nam ngày càng nhiều. Nhưng hệ thống máy rút tiền tự động và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) của các ngân hàng hiện còn mỏng và mang tính cục bộ, đơn lẻ nên thẻ của ngân hàng này không thể sử dụng tại hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng khác. Chính điều này đã làm yếu đi đặc tính vượt trội của công cụ thẻ là thanh toán mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi một hệ thống thẻ ATM đồng nhất trên toàn quốc, khách hàng vẫn phải tìm cho mình những ngân hàng có máy ATM đặt gần nhà.

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,