221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
541628
Nợ xấu làm đau đầu các ngân hàng châu Á
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Nợ xấu làm đau đầu các ngân hàng châu Á
,

(VietNamNet) - ''Nợ xấu đang là vấn đề đau đầu với hầu hết các ngân hàng châu Á và các ngân hàng Việt Nam không phải là ngoại lệ''.

Soạn: AM 189139 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Giao dịch tại ACB.

Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã thừa nhận điều này với các nhà báo tại cuộc họp báo chiều 5/11, nhân dịp kết thúc Hội nghị thường niên lần thứ 21 của Hiệp Hội Ngân hàng châu Á (ABA). Lần đầu tiên ABA nhóm họp tại Việt Nam với sự tham dự của hơn 120 ngân hàng đến từ 25 quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm của giới tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Ngoạn cho biết, sau khi Chính phủ Việt Nam tuyến bố không cấp hơn con số 10.000 tỷ cho 4 ngân hàng quốc doanh cơ cấu lại nợ thì giờ đây vấn đề các nhà băng Việt Nam đang phải đối mặt là vốn của các ngân hàng thương mại cực thấp và rất khó có thể huy động thêm được từ dân cư. 

Chuyển nợ xấu thành chứng khoán

Chính vì thế, từ năm 2000 VCB đã nghiên cứu về các con đường xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính, đồng thời đã tiến hành những bước cải tổ đầu tiên. ''Chúng tôi đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về tín dụng và kế toán. Đây là điều mà bất kỳ  nhà băng nào nếu muốn hội nhập đều phải thực hiện để minh bạch hóa hoạt động ngân hàng'', ông này nói. 

Theo ông Ngoạn, con đường duy nhất và hợp lý nhất để tái cơ cấu ngân hàng chính là cổ phần hóa và VCB cố gắng để có thể hoàn tất cổ phần hóa vào năm 2006. Ông Ngoạn cho rằng: ''Cái mà chúng ta có thể làm hiện nay là phối hợp với các công ty xử lý nợ để mong đợi rằng bản báo cáo tài chính vì thế mà đỡ nặng nề hơn. Và một cách khác, khi cổ phần hóa, nợ xấu sẽ được chuyển thành giá trị của chứng khoán''.

Ông Dong Soo Choi - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chohung, tân Chủ tịch ABA theo kinh nghiệm của mình cho rằng xây dựng và ban hành Luật phá sản cũng là cách để xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng. Ông Choi nói rằng trong nhiệm kỳ này ABA sẽ chú trọng hơn đến việc xây dựng Luật phá sản cùng với quy trình xử lý nợ. "Và tương lai sẽ ra đời những thỏa thuận xuyên biên giới và mang tính khu vực giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng sẽ được ABA hỗ trợ để giải quyết vấn đề nợ quá hạn'', ông phát biểu.

Xúc tiến thành lập thị trường trái phiếu châu Á

Ông Dong Soo Choi cho rằng các Ngân hàng châu Á ngoài nợ quá hạn đang đối mặt với những thách thức khác. ABA lần này đã đưa ra 14 ý tưởng và một trong số đó là xúc tiến thành lập thị trường trái phiếu châu Á. Qua đó, những nước có nguồn tài chính mạnh như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc sẽ có nơi để đầu tư và như thế đồng vốn sẽ quay vòng nhanh hơn. ABA đã trao đổi với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) để xúc tiến hợp tác thành lập thị trường này. 

''Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 có nguyên nhân là các nước châu Á phụ thuộc quá nhiều vào tiền vay ngắn hạn nên khi người dân rút tiền ồ ạt thì ngân hàng bị phá sản. Điều đó cho thấy việc lập ra một thị trường trái phiếu khu vực đang cần thiết hơn bao giờ hết'' - ông Rizalino S.Navarro - Phó Chủ tịch Tập đoàn tài chính Rizal Commercial Banking nói.

Hiện thị trường tài chính châu Á đang tụt hậu so với nhiều khu vực, muốn vươn lên ngang tầm thách thức thì ABA rất cần phải tính đến việc giúp các ngân hàng thành viên tránh rủi ro.

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy cho rằng: ''Châu Á sẽ là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong thập kỷ tới, điều đó đòi hỏi các ngân hàng châu Á nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ phải được cải cách mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa''.

Chính phủ Việt Nam gần đây cũng vừa phê chuẩn một chương trình cải cách toàn diện với ngành ngân hàng Việt Nam với định hướng: Cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu của các tiêu chuẩn thanh toán quốc tế; Gấp rút xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản; Tăng cường năng lực, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán giám sát và quản trị ngân hàng; Tái cơ cấu tổ chức và từng bước mở rộng thị trường tài chính theo các cam kết quốc tế.

4 hội thảo chuyên đề được tổ chức trong khuôn khổ ABA 21: 

Quản trị toàn cầu hóa tài chính với một loạt các thách thức mới phát sinh từ quá trình toàn cầu hóa mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt, cũng như biện pháp để các ngân hàng châu Á có thể phát huy thế mạnh của mình và thực hiện các chiến lược tổng thể để vượt qua những thách thức này mà vẫn duy trì sức cạnh tranh.

Ngân hàng châu Á - Đánh giá tiềm năng lợi nhuận trong thiên niên kỷ mới:
phân tích môi trường kinh doanh và tài chính thay đổi không ngừng trong khu vực, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng lợi nhuận của các ngân hàng châu Á và thảo luận những chiến lược các ngân hàng có thể áp dụng nhằm khuếch trương hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận.

Tái cơ cấu Doanh nghiệp và cổ phần hóa: đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về các động lực, thách thức cũng như các yếu tố để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thành công trong bối cảnh thị trường châu Á. Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm chủ tọa kiêm điều phối viên phiên họp.

Đổi mới và Phát triển luật Phá sản trong khu vực: thảo luận về luật phá sản và bảo vệ quyền lợi của người cho vay - hai vấn đề các ngân hàng trong khu vực đặc biệt quan tâm. Các diễn giả sẽ thảo luận về những nghiên cứu đa thực hiện nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực trong việc phát triển cải tổ luật phá sản.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,