221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
522852
Đề nghị bỏ thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Đề nghị bỏ thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
,

(VietNamNet) - Sáu công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện tử vừa đề nghị loại bỏ thuế nhập khẩu MFN đối với linh kiện điện tử nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Soạn: AM 162443 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một vài linh kiện điện tử không sẵn có để hội đủ điều kiện CEPT.

Sáu công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện tử trên là Sony Việt Nam, JVC Việt Nam,  LG Việt Nam, Panasonic AVC Việt Nam, Samsung Vina và Công ty TNHH sản phẩm tiêu dùng Toshiba Việt Nam. Họ vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành xem xét loại bỏ thuế nhập khẩu MFN cho linh kiện điện tử. Đây là loại thuế áp dụng đối với các linh kiện, điện tử nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN, có ưu đãi được Chính phủ Việt Nam công nhận.

Trong công văn, các DN này nêu rõ: Theo tiến trình hội nhập AFTA, bắt đầu từ giai đoạn 2005-2006, thuế nhập khẩu các sản phẩm điện tử dạng thành phẩm được hưởng CEPT (40% hàm lượng từ ASEAN) giảm mạnh. Chẳng hạn, mức thuế nhập khẩu hiện tại của tivi màu là 20% thì năm 2006, (được hưởng thuế CEPT) dự kiến giảm xuống 5%; sản phẩm nghe nhìn (bao gồm DVD) cũng sẽ giảm xuống 5% vào năm 2005. Trong khi đó, thuế nhập khẩu các linh kiện theo biểu MFN vẫn duy trì ở mức quá cao từ 20% đến 30%.

Việc tăng tỷ lệ nội địa hóa và tận dụng các linh kiện được hưởng thuế CEPT là mục tiêu quan trọng được các công ty đề ra. Tuy nhiên, các công ty này cho rằng, một vài linh kiện không sẵn có để hội đủ điều kiện CEPT, do vậy buộc phải nhập khẩu dưới dạng MFN. Dẫn đến tình trạng các sản phẩm lắp ráp trong nước có giá thành cao hơn nhiều so với sản phẩm tương tự tại các nước ASEAN (vì các nước này áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện rất thấp, hoặc có thuế suất MFN  ở mức 0%).

Các công ty cho rằng, tới năm 2005-2006, nếu không điều chỉnh thì thuế nhập khẩu bình quân của linh kiện sẽ từ 8% đến 15%, làm cho các sản phẩm lắp ráp trong nước chịu sức ép rất nặng nề.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,