221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
495368
Sau VCB, sẽ cổ phần hóa BIDV
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Sau VCB, sẽ cổ phần hóa BIDV
,

(VietNamNet) - Một quan chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, sau khi VCB cổ phần hóa, mục tiêu tiếp theo sẽ là BIDV.

Mục tiêu trung hạn của BIDV là đến 2010, phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương đương 1,5 tỷ USD.

Một trong những nhà băng lớn nhất này đang chủ động xây dựng phương án cổ phần hóa thí điểm một vài đơn vị thành viên. Các dự án đó sẽ được trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để có thể được cho phép thực hiện ngay trong năm nay hoặc 2005. Đồng thời, BIDV đang nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể về cổ phần hóa toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đại diện nhà băng này cho biết, để tiếp tục đóng vai trò ngân hàng hàng đầu cho đầu tư phát triển và phục vụ các mục tiêu kinh tế, mục tiêu trung hạn được đặt ra cho BIDV là đến 2010 phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương đương 1,5 tỷ USD. Phương án khả thi nhất để đạt được số vốn này là cổ phần hóa.

BIDV phấn đấu trở thành một ngân hàng TMCP với cổ phần chi phối của Nhà nước, có cổ đông là các tổ chức tài chính quốc tế uy tín và kinh nghiệm để xây dựng một mô hình ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Đây sẽ là một nội dung lớn và hết sức phức tạp.

Dự kiến trong năm 2004, BIDV sẽ đạt chỉ tiêu tổng vốn điều lệ là 5.300 tỷ đồng, tổng vốn huy động là 75.000 tỷ (tăng 8.000 tỷ so với năm 2003) và tổng dư nợ là 78.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng trên tổng dư nợ giảm từ 1,7% xuống còn 1%, chỉ tiêu lợi nhuận ròng/vốn tự có (ROE) tăng từ 10,0% lên 11,0%.

Theo Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước thì nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong 5 năm 2001-2005 và Chiến lược 10 năm là tiếp tục đổi mới căn bản chính sách tiền tệ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của khối ngân hàng cũng như cả Ngân hàng Trung ương; đồng thời cơ cấu toàn diện về tài chính, tổ chức quản lý và hoạt động của các ngân hàng thương mại theo những chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại nhà nước đều xác định, cơ cấu lại tài chính là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Trong năm 2002, các ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách tại trụ sở chính để chỉ đạo, theo dõi tiến độ cơ cấu lại tài chính, thành lập và đưa vào hoạt động 4 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (trực thuộc 4 ngân hàng TMNN) để tiếp cận và xử lý các khoản nợ tồn đọng.

  • Hồng Phúc 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,