221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
460740
Ngân hàng vẫn tăng trưởng trước nguy cơ lạm phát
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Ngân hàng vẫn tăng trưởng trước nguy cơ lạm phát
,

VietNamNet) - Trước những biến động của Giá cả , nguy cơ lạm phát, sức ép lãi suất và sức ép ổn định tiền tệ, các ngân hàng vẫn ổn định tăng trưởng.

Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đã tăng gần 12%.

Cổ phần ''mở mày mở mặt''

Đánh giá 6 tháng đầu năm, theo Thống đốc ngân hàng  Lê Đức Thuý, đáng nói hơn cả lại là khối ngân hàng ngoài quốc doanh. Trong 6 tháng, cả 16 ngân hàng cổ phần trên địa bàn TP.HCM đều kinh doanh có lãi, và theo như lời của Giám đốc một ngân hàng cổ phần thì cũng thấy ''mở mày mở mặt'' hơn, trước 4 đại gia quốc doanh. Bằng chứng là Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) lãi trên 120 tỷ đồng so với mức của cả năm 2003 là 180 tỷ; Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) 124 tỷ đồng (năm 2003 là 127 tỷ đồng); Ngân hàng Đông Á (EAB) lãi 49 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lãi 57 tỷ đồng...

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) cho biết, so với cuối năm 2003, tổng tài sản của họ tăng 29,6%, tổng nguồn vốn huy động tăng 25,89%. Dư nợ tăng 18,7%, doanh số thanh toán quốc tế tăng hơn 50%, lợi nhuận trước thuế đạt 78% cả năm.

Còn tin từ NHTMCP các DN ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tính đến 30/6/2004 của nhà băng này đạt 24 tỷ đồng. Ông Lê Đắc Sơn - Tổng giám đốc VPBank cho biết, tổng tài sản của VPBank hiện tại đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với đầu năm 2004, trong đó đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trên 250 tỷ đồng; Dư nợ cho vay đối với các DN vừa và nhỏ, dân cư tăng 14,5%, đạt hơn 200 tỷ đồng. Dự kiến, 6 tháng cuối năm, VPBank sẽ huy động được thêm 500-700 tỷ đồng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa chứng minh năng lực của mình bằng cách tăng thêm 32 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng, trở thành ngân hàng cổ phần đứng thứ 3 trong khu vực phía Bắc và đứng thứ 8 trong tổng số 36 ngân hàng cổ phần trên toàn quốc xét trên tiêu chí vốn điều lệ. Tính đến hết quý II năm 2004, tổng tài sản của Techcombank tăng 10% so với cuối năm 2003. Tổng huy động vốn đạt hơn 5.500 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối tháng 12 năm 2003.

Việc tăng vốn điều lệ của một ngân hàng đồng nghĩa với mở rộng khả năng hoạt động. Quan trọng hơn, việc này đảm bảo nâng tỷ lệ an toàn vốn (vốn điều lệ/tổng tài sản), đưa Techcombank tiến dần tới tiêu chuẩn quốc tế 8%, là nền tảng cho sự hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng. Hiện các ngân hàng ở Việt Nam đa số đều có mức vốn điều lệ nhỏ nên tỷ lệ này rất thấp, trung bình chỉ 5-6%.

Thêm một điều đáng nói, khi kinh tế 6 tháng đầu năm vấp khá nhiều sóng gió thì các ngân hàng cổ phần vẫn đạt lãi cao, dù đã đầu tư khá lớn cho công nghệ ngân hàng. Nhìn tổng thể, trong 6 tháng đầu năm, vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần đã tăng thêm được 8,5%. Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đặt vấn đề tham gia vốn vào các ngân hàng cổ phần.

Quốc doanh vừa tăng vừa ''hãm''

Quay sang toàn cảnh các nhà băng, tình hình không hẳn đã sáng sủa. Theo báo cáo tính đến hết tháng 6/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đã tăng gần 12%. Quy luật cho thấy, dư nợ cho vay thường tăng cao trong các tháng cuối năm, nên dự đoán nếu không kìm hãm lại thì cả năm dư nợ tín dụng sẽ vượt mức dự kiến.

Trong 6 tháng, lượng vốn ngân hàng huy động và cho vay đều tăng so với thời điểm cuối năm 2003. Lượng vốn huy động nội tệ tăng gần 8,3%, ngoại tệ tăng trên 12%, lượng cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng cao hơn so với mức tăng cho vay nội tệ. Như vậy, tốc độ tăng dư nợ 6 tháng đầu năm 2004 nhìn chung thấp so với cùng kỳ 2 năm 2002 và 2003, chỉ đạt 47% chỉ tiêu dự kiến của cả năm 2004.

Một cố gắng rất lớn của khối ngân hàng là thanh toán không dùng tiền mặt trong 6 tháng qua đã chiếm khoảng 79% trong tổng phương tiện thanh toán qua ngân hàng (cả năm 2003 là 77%). Các ngân hàng thương mại đều rất quan tâm phát triển mạng lưới tài khoản cá nhân. Việc tăng số lượng tài khoản mở tại các ngân hàng được coi là dấu hiệu tích cực trong quá trình chuyển dịch hình thức thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện nay NHNN&PTNT Việt Nam có tổng dư nợ lớn nhất ngành ngân hàng, đạt 136.000 tỷ đồng, tăng trên 12% so với đầu năm. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) tính đến hết tháng 6 đạt tổng dư nợ 42.000 tỷ đồng, tăng 14,5% và giữ tốc độ tăng cao nhất trong khối NHTM Nhà nước.

Theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Trung Hiếu, hết 31/5/2004, tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đạt gần 94.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 61,6 nghìn tỷ, tăng 9,2% so năm trước. Nhà băng này cũng vừa nâng Quỹ dự phòng rủi ro thêm 110 tỷ đồng, thành 2.504 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ. Hiện BIDV đứng đầu khối ngân hàng về xử lý nợ tồn đọng (đã xử lý được 80% loại nợ này). Năm nay, BIDV kỳ vọng sẽ đóng góp tới 8% GDP đối với nền kinh tế.

Riêng Ngân hàng Công thương (ICB), mức tăng trưởng hơi thấp. Qua 6 tháng, toàn hệ thống mới huy động được hơn 84 nghìn tỷ đồng, tăng không nhiều so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (cả cho thuê tài chính) của ICB đạt gần 67 nghìn tỷ đồng. Tổng số thẻ ATM của ICB phát hành trong 6 tháng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thận trọng với tín dụng

Với tình hình kinh tế biến động nhiều như những tháng đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương buộc phải đặt trọng tâm kiểm soát tín dụng và các nhà băng lên vị trí cao nhất. Thống đốc Lê Đức Thuý đã chỉ đạo: ''Tiếp tục thanh tra giám sát chặt chẽ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhất là tập trung vào chất lượng tín dụng và kiểm tra kiểm soát nội bộ''.

Dư nợ cho vay của VPBank đối với các DN vừa và nhỏ, dân cư tăng 14,5%.

Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các NHTM Nhà nước từ đầu tháng 7 được áp dụng ''Sổ tay tín dụng'' theo thông lệ quốc tế, với các nguyên tắc và quy trình cho vay chặt chẽ hơn. Nếu không đáp ứng được các nguyên tắc được quy định trong "Sổ tay tín dụng" thì sẽ không được vay vốn.

Một mục tiêu lớn là cơ cấu lại các ngân hàng thương mại. Đối với khối cổ phần, SBV sẽ sớm có lộ trình cụ thể để nâng mức vốn điều lệ hoặc tiếp tục sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng tạo thành ngân hàng lớn hơn mà trường hợp Tân Hiệp sáp nhập vào Đông Á mới đây là một ví dụ. Đồng thời, SBV cũng cảnh báo các ngân hàng thận trọng khi triển khai các nghiệp vụ kinh doanh mới. SBV cũng đang đẩy mạnh cổ phần hoá Ngân hàng VCB và Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long để tăng vốn, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trước yêu cầu hội nhập.

Về phần mình, các ngân hàng thương mại cũng tự nhận thức được những tiềm ẩn rủi ro nên cũng đang chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế tín dụng. Hai dự án lớn Nhà máy Giấy Thanh Hoá và Nhà máy Phân DAP ở Hải Phòng đã bị các NHTM từ chối cho vay; dự án Đạm Cà Mau cũng đang bị các ngân hàng xem xét lại việc cho vay. 

Mặc dù có ''truyền thống'' đầu tư cho các dự án lớn của quốc gia, nhưng BIDV cũng tuyên bố sẽ hạn chế cho vay các dự án của các tổng công ty 90-91 mà ngân hàng thẩm định thấy hiệu quả bấp bênh.

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,