221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
976984
Ngân hàng đua... giảm lãi suất
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Ngân hàng đua... giảm lãi suất
,

Mức lãi suất huy động đã giảm từ 0,2% đến 0,9%/năm, tùy kỳ hạn và ngân hàng. Hiện tại nhiều ngân hàng đang trong tình trạng thừa vốn.

Khách hàng gửi tiết kiệm tại VIB Bank. Ảnh: H. THÚY

Khách hàng gửi tiết kiệm tại VIB Bank. Ảnh: H. THÚY (NLĐ)

Sau một thời gian chạy đua tăng lãi suất vì lạm phát tăng cao, hiện nay các ngân hàng (NH) cổ phần lại bắt đầu lặng lẽ cắt giảm lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất huy động VNĐ. Theo các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng các NH quyết định cắt giảm lãi suất huy động.

Đồng loạt giảm lãi suất VNĐ

Từ cuối tháng 8, NH Phát triển Nhà Hà Nội (Habubank) đã cắt giảm lãi suất tiền gửi từ 0,3% đến 0,5%/năm. Tương tự, NH Hàng hải giảm 0,25% đến 0,4%/năm. Teckcombank giảm 0,3% đến 0,55%. Seabank giảm từ 0,4% đến 0,7%/năm, NH An Bình 0,7 đến 0,9%/năm...

So với tháng 7-2007, lãi suất huy động VNĐ tại thời điểm hiện nay giảm khoảng 0,15%/năm ở nhóm NH thương mại Nhà nước và giảm 0,2% - 0,6%/năm ở nhóm NH thương mại cổ phần. Lãi suất huy động USD cũng giảm nhẹ từ 0,1% đến 0,3%/năm ở nhóm NH thương mại Nhà nước và giảm 0,5% ở nhóm NH thương mại cổ phần.

Một chuyên gia NH cho biết theo tính toán của các NH, cho đến thời điểm này vốn khả dụng của các NH đang dư thừa. Bởi vì sau nhiều đợt tăng lãi suất dưới mọi hình thức cùng với việc thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trầm lắng, nên khách hàng chuyển sang hình thức đầu tư truyền thống là gửi tiền vào NH.

Lãi suất sẽ tiếp tục giảm?

Lãi suất huy động lên cao trong thời gian vừa qua do lạm phát tăng và cũng có thông tin cho rằng NH Nhà nước sẽ thắt chặt tiền tệ bằng cách tiếp tục tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí mới đây, một quan chức NH Nhà nước cho biết, đến thời điểm này, Thống đốc cũng như các vụ chuyên môn chưa có chủ trương, chưa có phương án nào về việc tiếp tục tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Theo quan chức này, để đối phó với lạm phát, NH Nhà nước đã đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường mở để hút tiền về. Đến nay, những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước triển khai đã phát huy hiệu quả khá tích cực nên không cần thiết phải tiếp tục tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Theo các chuyên gia NH, mặc dù NH Nhà nước đang thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng mặt bằng lãi suất từ nay đến cuối năm khó có thể tăng cao do lượng vốn khả dụng của hệ thống NH khá dồi dào. Có thể sắp tới sẽ còn nhiều NH giảm lãi suất huy động, nhất là những NH trước kia đã tăng mạnh lãi suất để tìm kiếm thị phần tiền gửi. Và lãi suất trên thị trường liên NH cũng có xu hướng giảm theo.

Một quan chức NH Nhà nước cho rằng, NH Nhà nước sẽ ưu tiên các biện pháp, công cụ mang tính thị trường để vừa đạt mục tiêu ổn định chính sách tiền tệ, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, NH Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành các tín phiếu để hút tiền về, trung hòa lượng cung tiền những tháng đầu năm.

Trong những tháng cuối năm 2007, nếu các NH thực sự có khó khăn về vốn bảo đảm khả năng thanh toán, NH Nhà nước sẽ thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời nhưng chỉ bằng công cụ mang tính thị trường là chính.

Theo lãnh đạo một số NH, một khi lãi suất đầu vào giảm thì sớm muộn lãi suất cho vay cũng sẽ giảm. Đây là cơ hội cho nhiều người có nhu cầu vay vốn NH.

(Theo Người Lao động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,