221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
933004
Đô la suy yếu - Ai được, ai mất?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Đô la suy yếu - Ai được, ai mất?
,

Những dấu hiệu suy yếu của đồng đô la Mỹ ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi đồng tiền này đang ở gần mức thấp kỷ lục so với đồng euro kể từ khi nó ra đời (khoảng 1,4 đô la ăn 1 euro).

s

Vàng đã bắt đầu nhích lên trong một vài phiên tới do USD hiện đang mất giá. Ảnh AFP.

Và một sự trùng hợp ngẫu nhiên hiếm thấy khi mấy tuần qua thị trường chứng khoán Mỹ liên tục tăng giá, lập những kỷ lục mới thì cũng là lúc đồng đô la liên tục giảm giá so với đồng bảng Anh, đô la New Zealand, đô la Úc và đồng euro.

Các đồng tiền này mạnh lên làm cho chứng khoán Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và quan trọng hơn, việc đồng đô la suy yếu trở thành cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư có ý định mua lại cổ phần của các đại gia như Wal-Mart hoặc Boeing.

Tác động của đô la đối với giá chứng khoán

So sánh trường hợp của Boeing và Airbus, hai ông trùm sản xuất máy bay dân dụng của thế giới, sẽ dễ nhận thấy tác động giảm giá của đồng đô la hơn. Nhờ đồng đô la liên tục suy yếu, máy bay Boeing trở nên có lợi thế cạnh tranh về giá, vì vậy Airbus buộc phải giảm giá chiếc A380 gần một nửa để có thêm đơn đặt hàng. Thời gian qua giá cổ phiếu của hãng EADS, nhà sản xuất của Airbus, đã sụt giảm gần 22% trong khi cổ phiếu của Boeing tăng giá 11%.

Các công ty xuất khẩu khác của Mỹ cũng hưởng nhiều lợi ích từ hiệu ứng đồng đô la suy yếu. Với, IBM chẳng hạn, doanh thu từ các thị trường Trung Đông, châu Âu và châu Phi đều tăng khoảng 13% trong khi tại thị trường Mỹ, con số này chỉ là 1%.

Một công ty khác là Al-jon Manufacturing LLC thì đang phải “làm không nghỉ tay” vì một danh sách dài các khách hàng ở châu Á đang chờ nhập khẩu thép nguyên liệu của họ.

Và những người chịu thiệt

Hiện nay, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ Wal-Mart có 70% lượng hàng hóa bán ra được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Wal-Mart đang chuyển dần các nguồn nhập hàng sang Ấn Độ để có được giá cả rẻ hơn thì rất ít siêu thị ở Mỹ có thể điều chỉnh được như vậy để giảm tác động của việc đồng đô la suy yếu.

Nhiều công ty của châu Âu và New Zealand cũng trở thành nạn nhân của tình trạng này. Tập đoàn thời trang Burberry của Anh có doanh số tăng mạnh nhờ nhu cầu hàng cao cấp đang có xu hướng lên ngôi. Tuy nhiên, theo tính toán của công ty này, đồng bảng Anh không chỉ tăng giá so với đồng đô la mà cả với yen Nhật, và điều này có thể làm công ty bị thiệt một khoản doanh thu khổng lồ, ước tính hơn 7 triệu bảng.

Một công ty khác của Pháp là L’Oreal hứa hẹn sẽ có doanh thu vượt mức dự báo khi tính hết quí 1, doanh số của họ đã tăng 7,9%. Tuy nhiên, con số dự báo trên chưa tính đến yếu tố tỷ giá hối đoái và thực tế là sự tăng giá mạnh của đồng euro đã lấy bớt của họ 4,1% trong mức tăng doanh số quí 1. 

Sự suy yếu của đồng đô la còn để lại những thiệt hại nặng nề cho các công ty của New Zealand khi đồng đô la của nước này đã phá mức cao kỷ lục của 25 năm qua so với đô la Mỹ.

 Sanford, một công ty đánh bắt thủy sản có trụ sở tại Auckland, cho biết trong khi lượng hàng xuất sang châu Âu vẫn đang tăng mạnh thì sức mua từ thị trường Mỹ đã giảm rõ rệt vì giá hàng của họ quá cao khi quy đổi ra đô la. Trong nửa cuối năm, công ty này cho biết họ đã mất hơn 7 triệu đô la new Zealand từ tác động của việc đô la giảm giá.

Lịch sử 2004 có lặp lại?

Các công ty châu Âu vốn không xa lạ gì với hiệu ứng suy yếu của đô la. Bằng chứng là thời điểm năm 2004, đô la cũng đã rớt giá đến 40% so với năm 2003, đẩy đồng euro lên mức cao kỷ lục 1,3667. Kết quả là các nhà xuất khẩu như Volkswagen đã bị giảm một khoản lợi nhuận đáng kể trong bối cảnh cả ngành sản xuất ô tô bị thiệt hại một tỉ đô la chỉ riêng trong năm 2004.

Trong khi nhiều công ty không còn sự lựa chọn nào khác và đành chấp nhận các khoản thiệt hại thì một vài công ty khác lại cố gắng tìm cách khắc phục hậu quả của việc đồng đô la suy yếu. Chẳng hạn, công ty thời trang Benetton của Ý đã lên kế hoạch di chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi châu Âu để giảm chi phí sản xuất nhằm cạnh tranh với đối thủ H&M, một công ty có chi phí được tính bằng đô la.

Các công ty Nhật Bản vốn được xem là không dễ bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá hối đoái vì đồng yen thường rất yếu so với đô la, vậy mà năm 2004 cũng là một giai đoạn khó khăn với các nhà xuất khẩu của Nhật Bản như Nintendo.

Thời điểm đó công ty này ước tính mất khoảng 39% lợi nhuận trong mùa Giáng sinh năm 2004 cũng chỉ vì đồng đô la giảm giá quá lớn. Nintendo là một ví dụ điển hình của các công ty nước ngoài bị thiệt hại đáng kể khi đồng đô la suy yếu vì công ty này có khối tài sản định danh bằng đô la, trị giá khoảng 5 tỉ đô la.

Tuy nhiên “sự cố” đô la suy yếu trong năm 2004 cũng đã giúp các công ty rút ra được một bài học quan trọng về việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Volkswagen sau đó đã tăng chi phí cho việc phòng ngừa rủi ro, hiện công ty có hơn 70% tài sản được phòng ngừa rủi ro trường hợp đồng đô la giảm giá như năm 2004. 

Học hỏi Benetton, Volkswagen cũng chuyển dần các nhà máy của mình ra khỏi châu Âu và địa điểm được lựa chọn là Mexico, quốc gia có đồng tiền “gắn” khá chặt với đồng đô la. Còn Nintendo của Nhật Bản cũng đã dần cắt giảm số lượng các tài sản định danh bằng đô la và chuyển sang các đồng tiền khác.

(Theo ThS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Thời báo Kinh tế SG)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,