221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
1238249
Bán phá giá gạo, coi chừng đối tác bỏ hợp đồng
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Bán phá giá gạo, coi chừng đối tác bỏ hợp đồng
,

 - Giá gạo xuất khẩu thấp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp không được ký hợp đồng dưới mức giá sàn. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn lách quy định, dẫn tới nguy cơ bị đối tác nước ngoài "bỏ chạy" khỏi các hợp đồng đã ký trước đó.

Mô tả ảnh.
Ông Phạm Văn Bảy (Ảnh: V.P.V)

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nói rõ hơn nguy cơ này khi trả lời phỏng vấn của báo giới.

- Thưa ông, đâu là lý do khiến VFA đưa ra mức giá sàn đối với các doanh nghiệp khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo?

Hiện giá gạo xuất khẩu đang ở mức thấp nên Hiệp hội muốn giữ ở mức tối thiểu, không để giảm sâu hơn. Do vậy, chúng tôi quy định ở mức giá sàn 400 USD/tấn với gạo 5% tấm, 350/tấn gạo 25% tấm, tức là các DN không được bán thấp hơn mức đó.

Giá sàn này đưa ra theo chỉ đạo của Chính phủ, dựa trên giá lúa trong nước cộng 30% lợi nhuận cho nông dân. VFA không lấy giá sàn 3.800 đồng/kg hiện đang thu mua lúa của bà con để ấn định giá xuất khẩu.

Nếu xuất khẩu dưới giá 400 USD/tấn thì không thể đủ điều kiện để mua lúa với giá 3.800 đồng/kg, trong khi giá lúa trong nước hiện tại là 4.100-4.200 đồng/kg. Nếu không làm vậy, DN sẽ ký hợp đồng giá thấp rồi lại ép bà con, mua lúa với giá thấp hơn, người nông dân chịu thiệt.

- Có ý kiến cho rằng việc DN bán phá giá, ép giá nông dân là do lúa vụ 3 và vụ hè thu chất lượng không tốt?

Vấn đề này đúng là có. Hiệp hội đang xem xét và báo cáo cơ quan chức năng liên quan. Vừa qua, vẫn có tình trạng  DN đã phá rào. Họ làm những động tác không bình thường và chào giá đối tác với giá thấp hơn.

Về nguyên tắc, như vậy là đã vi phạm quy chế Hiệp hội, có thể bị ngừng đăng ký xuất khẩu gạo. Thời gian tới, nếu phát hiện chúng tôi sẽ cương quyết xử lý sẽ báo cáo lên các ngành cơ quan chức năng, như Bộ Công Thương.

- Về phía nông dân, làm thế nào để bù lại giá cho bà con khi xử lý DN?

VFA chỉ quản lý DN xuất khẩu gạo. Đối với nông dân chúng tôi chưa có giải pháp cụ thể.

- Theo ông hiện có bao nhiêu DN xuất khẩu gạo đang bán phá giá?

Số liệu chúng tôi đang điều tra, tổng hợp và báo cáo sau. Vấn đề này cũng rất phức tạp và tế nhị, vì khi kiểm tra, Hiệp hội phải có những chứng từ liên quan đến hợp đồng đó, liên quan đến ngân hàng. Trong khi đó ở các địa phương cũng có hệ thống ngân hàng riêng nên để tìm hiểu, chúng tôi gặp nhiều khó khăn.

Chẳng hạn, biết là DN đó bán phá giá, nhưng muốn có hồ sơ chứng tỏ DN làm vậy thì phải xem được L/C (thư tín dụng) hoặc chứng từ thanh toán của hợp đồng, nhưng ngân hàng lại có những quy định về bảo mật của họ.

- Do có thông tin lúa tồn đọng trong dân nhiều, vừa qua Chính phủ giao các DN thuộc VFA triển khai mua tiếp 500.000 tấn lúa dự trữ. Đến thời điểm này, việc triển khai thu mua đến đâu, thưa ông?

Hiệp hội đã trực tiếp khảo sát và khẳng định, hiện lượng lúa tồn đọng không nhiều. Thậm chí, việc thu mua của các thành viên VFA cũng rất chậm vì không có lúa để mua. Lượng lúa vụ hè thu đã cạn dần và DN phải mua vét.

Mô tả ảnh.

Năm nay Việt Nam xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, cao nhất trong vòng 20 năm. (Ảnh: Vnchannel)

Về chỉ tiêu 500.000 tấn mà Hiệp hội nêu lên ngày 8/9, sau đó ngày 20/9 Chính phủ ra văn bản yêu cầu đến nay đã thu mua được trên 300.000 tấn. Chúng tôi đã cố gắng mua cho đủ mà đang lo hết tháng 9 không đạt, phải qua tháng 10 mới xong. Chúng tôi đang tính tới việc thu mua lúa vụ 3 và vụ đông xuân tới. 

- Ông dự báo thế nào về thị trường xuất khẩu gạo từ nay đến hết năm?

Tôi nghĩ, từ nay đến cuối năm dự báo tình hình sẽ tốt hơn, mặc dù thời điểm này đang tạm lắng. Sắp tới chúng ta sẽ có những thị trường lớn, những hợp đồng tập trung được triển khai cuối năm.

Chủ trương của Hiệp hội là động viên DN mua vào để tạm trữ, bởi ngoài yếu tố thị trường thì diễn biến thời tiết cũng rất phức tạp, ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu. Hơn nữa, quý II năm sau, Indonesia cũng có thể mua gạo Việt Nam. Hơn nữa, Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu gạo thường, chỉ còn gạo thơm.

Năm 2010, theo nhận định của chúng tôi, cũng rất lạc quan. Khả năng vụ 3, vụ thu đông, vụ mùa sắp thu hoạch cộng vụ đông xuân sắp tới chúng ta sẽ thắng lợi lớn.

- Năm nay liệu Việt Nam có xuất khẩu được 7 triệu tấn?

Chúng ta lạc quan về sản lượng gạo xuất khẩu, nhưng chưa biết cụ thể vì thời gian còn quá xa. Riêng con số 6 triệu tấn thì không khó, vì đến nay, chúng ta đã ký hợp đồng xuất khẩu được 5,8 triệu tấn gạo, đã giao 4,9 triệu tấn, giá tương đối chuẩn.

Còn với gạo 5% tấm giá sàn 400 USD/tấn như lúc nãy tôi nhắc đến, nếu DN bán phá giá thì coi chừng các hợp đồng đã ký thương nhân nước ngoài có thể bỏ chạy, không nhận. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng xuất khẩu chung và việc thu mua lúa cho dân.

Mời các đối tác mua gạo tới Việt Nam

Trong khuôn khổ Festival lúa gạo, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, ông Phạm Văn Bảy nói rằng Hiệp hội đã gửi thư mời nhiều đối tác tại các nước có quan hệ mua bán lúa gạo với Việt Nam đến để giới thiệu về kỹ thuật sản xuất lúa gạo, tìm hiểu thị trường và ký kết mua bán.

Ông Trịnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng ban tổ chức Festival, nói rằng mở ra Festival này là để tôn vinh nền văn minh lúa nước, tiềm năng, thế mạnh sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Ngoài ra, mở rộng giao thương buôn bán, xuất khẩu lúa gạo, xây dựng thương hiệu lúa gạo.

Diễn ra từ 26 đến 30/11 tại Hậu Giang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đánh giá Festival lúa gạo Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,