– Nhằm tôn vinh sản phẩm lúa gạo Việt Nam, tạo điều kiện gắn kết mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, Festival lúa - gạo sẽ được tổ chức lần đầu tiên từ ngày 26-30/11, tại tỉnh Hậu Giang.
Theo ban tổ chức, mọi hoạt động của festival đều được xoáy vào người nông dân, ngoài ra đây còn là hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm với bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đây cũng là dịp để du khách trong nước và bạn bè quốc tế hiểu thêm về tiềm năng thế mạnh sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Festival lúa - gạo sẽ được tổ chức định kỳ hằng năm và sẽ là lễ hội có ý nghĩa nhất đối với người nông dân Việt Nam. (Ảnh: ĐV) |
Theo Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Festival lúa - gạo là hoạt động có ý nghĩa xã hội nhằm quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, về ngành nông nghiệp, về hạt lúa Việt Nam, biểu dương những giá trị vật chất và tinh thần của hoạt động sản xuất lúa nước trên cả nước.
Ông Trịnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng ban tổ chức, cho biết, Festival sẽ là dịp tốt nhất để xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt, Festival lần này gắn liền với sự kiện 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Ông Trương Thanh Phong cho biết, hiện VFA đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để làm sao trong tháng 8 và 9 phải tiêu thụ cho được 2 triệu tấn lúa của người nông dân, đảm bảo người nông dân lãi tối thiểu 30%. Trong đợt 1 (mua 400.000 tấn), VFA đã nhập kho được 50% kế hoạch với mức giá “bảo hiểm” không dưới 3.800 đồng/kg. Dứt khoát không để tái diễn tình trạng giá lúa xuống quá thấp như thời điểm cuối năm 2008. Ngày mai 19/8, VFA sẽ tiến hành kiểm tra gắt gao 26 đơn vị được giao nhiệm vụ thu mua lúa cho nông dân trong đợt 1 để chuẩn bị kế hoạch cho đợt thu mua tiếp theo vào cuối tháng này. |
Tại Festival lần này, bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, các hội thảo quan trọng cũng được tổ chức, trong đó hội thảo định vị lúa gạo Việt Nam trên bản đồ thế giới rất được quan tâm. Tuy nhiên, ông Hưng cho rằng, ban tổ chức không đặt nặng vấn đề này, bởi đây không phải hội chợ triển lãm.
Ngoài ra, các hoạt động đặc trưng khác như trưng bày nông ngư cụ từ thời khẩn hoang đến hiện đại, chung kết khuyến nông giỏi toàn quốc... cùng các chương trình lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn hóa của vựa lúa ĐBSCL sẽ diễn ra suốt thời gian Festival.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - đơn vị đồng tổ chức, Festival diễn ra vào tháng 11, thời điểm thuận lợi để thu hút du khách nước ngoài, đặc biệt là các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ông cho rằng, lúc này doanh nghiệp trong nước có thể ký kết được những hợp đồng xuất khẩu gạo với đối tác cho năm tới.
“Nhiều nước trên thế giới, mặc dù xuất khẩu không thể so sánh với Việt Nam nhưng họ đều có những lễ hội tôn vinh hoạt động sản xuất lúa nước.
Tuy nhiên, Việt Nam đến giờ mới tổ chức được. Lý do chính là không ai dám mạnh dạn đứng ra tổ chức”, ông Phong nói.
-
Ca Hảo