221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
891516
"Chặt đầu" tòa nhà Skyline Tower bên hồ Trúc Bạch?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
'Chặt đầu' tòa nhà Skyline Tower bên hồ Trúc Bạch?
,

(VietNamNet) - Người dân sống ở gần hồ Trúc Bạch, đều biết đến tòa nhà Skyline Tower (số 4 Đặng Dung, Hà Nội). Cùng với khách sạn Sofitel Plaza nằm trên đường Thanh Niên, hai tòa cao ốc đang soi bóng xuống cảnh hồ.

Thế nhưng, tòa nhà này có nguy cơ bị cắt cụt đầu vì vi phạm giấy phép xây dựng. Vậy có cách nào khác để cứu vãn đứa con đầu lòng của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh?

Câu chuyện về giấy phép xây dựng

Soạn: HA 1018617 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tòa nhà số 4 Đặng Dung có nguy cơ bị chặt đầu vì xây cao quá phép.

Chuyện giấy phép xây dựng ở Hà Nội vẫn là một câu chuyện biết rồi, khổ lắm nói mãi! Tại Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2006 ngày 11/1, Bộ Xây dựng đã công bố hiện chỉ có khoảng 70% nhà xây dựng có phép. Trong số công trình được cấp phép, có một bộ phận lớn là có phép để làm... phép, còn xây theo ý mình lại là chuyện không lạ.

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số các công trình đã được cấp phép lại có hơn 34% công trình xây dựng sai phép. Trong 10 tháng năm 2006, Thanh tra xây dựng TP. Hà Nội kiểm tra trên 6.000 công trình xây dựng thì có 1.171 công trình không phép; 361 công trình sai phép; 1.323 công trình trái phép; 628 công trình có các vi phạm khác.

Điều này giải thích vì sao chúng ta lại có một Thủ đô manh mún, nát vụn. Không những thế, sau khi Luật Xây dựng đã có hiệu lực, những ngôi nhà dị dạng, nhà siêu mỏng, vẫn tiếp tục xuất hiện đa dạng theo sự nóng lạnh của những cái đầu ông chủ.

Trường hợp của Skyline Tower lại không thuộc trong số những ngôi nhà siêu dị dạng. Không những thế, đây có thể gọi là một tòa nhà đẹp, chỉ tội nó cao hơn sự cho phép của Sở Xây dựng.

Qua điện thoại,  ông Phạm Ngọc Quảng, Giám đốc Công ty Nam Hưng (là chủ đầu tư của tòa nhà) cho biết, công ty đã mua khu đất số 4 Đặng Dung theo giá thị trường. Vì mong muốn khai thác tối đa hiệu quả của khu đất nên Công ty đã xin phép xây cao tầng nhưng chỉ được Sở Xây dựng cho phép xây 15 tầng. Để xây cao theo như thiết kế nên đành phải... sai luật.

Cắt cụt đầu Skyline Tower có phải là giải pháp tối ưu?

Chuyện sai sót của chủ đầu tư thì đã rõ. Sai sót thì phải xử lý, xây cao hơn cho phép thì phải dỡ bỏ phần sai phạm. Đó là cách đơn giản nhất. Nhưng liệu có cách xử lý nào khác?

Trao đổi với TS. Phạm Sỹ Liêm, Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng Việt Nam, ông Liêm cho rằng: Chuyện chủ đầu tư xây cao quá cho phép trước hết thuộc về cơ quan cấp phép. Thứ nhất, khi cấp phép tại sao không cấp ngay cho người ta 23 tầng, lại chỉ cấp 15 tầng? Đâu là lý lẽ của hiện tượng này. Thứ hai, cũng như Quốc hội, làm ra luật phải giám sát việc thực hiện luật. Sở Xây dựng cũng vậy, việc cấp phép phải đi đôi với việc giám sát. Người ta xây lên 23 tầng từ năm 2005 anh không có ý kiến gì. Tòa nhà 23 tầng chứ có phải là cái đinh đâu. Hàng ngàn người dân đi qua đều có thể nhìn thấy, còn anh là người có chức năng mà không nhìn thấy là điều vô lý. 

Vậy xử lý thế nào cho thấu tình, đạt lý? Xin được dẫn ý kiến bạn Thanh Bình đăng trên báo Lao Động: “Việc đập bỏ 8 tầng nhà là một giải pháp quá tiêu cực. Cho dù chủ đầu tư sẽ là người phải chịu chi phí dỡ bỏ, nhưng rõ ràng đây là một giải pháp làm thất thoát tài sản chung của cả xã hội. Không những thế, việc đập bỏ các tầng của toà nhà có thể sẽ có các tác hại không tốt đến các nhà lân cận, sự nguy hiểm cho công nhân…

Dỡ bỏ 8 tầng của toà nhà trên cũng không làm thay đổi cảnh quan của khu vực vì chỉ làm rút ngắn chiều cao công trình xuống 13m, trong khi làm Hà Nội mất đi hơn 5.000m2 nhà ở. Chưa kể việc phá dỡ một công trình đã hoàn thiện sẽ gây tâm lý rất ức chế cho chủ đầu tư – dù thế nào đi nữa cũng là người đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng.

Nếu nói về cảnh quan, khu vực hồ Trúc Bạch không thuộc di tích đặc biệt cần phải bảo vệ. Ngoài ra quanh hồ cũng có không ít các công trình cao tầng đã được xây. Theo quan điểm của tôi, các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện để chủ đầu tư lựa chọn các hình thức phạt thay cho phá dỡ”.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Quảng thổ lộ: Chúng tôi sai chúng tôi phải chịu thôi, nhưng chặt đầu ngôi nhà thì quả là đau lòng.

Sửa sai từ căn nguyên!

Muốn có một đô thị đẹp, trước hết các cơ quan quản lý đô thị phải có tư duy đô thị hiện đại. Nếu ai đã từng đi ra nước ngoài, sẽ thấy, một số thành phố hiện đại như Singapore, Kuala Lumpur đang từng bước đập bỏ những ngôi nhà dưới 10 tầng và thay thế vào đó là những tòa nhà trên 30 tầng. Còn ở Hà Nội chúng ta, hiện nay muốn có giấy phép xây nhà cao trên 20 tầng không phải chuyện dễ.

Lãnh đạo một tổng công ty lớn ở Hà Nội cho biết, cơ quan ông muốn xây tòa nhà văn phòng cao 35 tầng. Dự án hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên khi đệ trình hồ sơ lên sở Xây dựng thì chỉ được duyệt xây có 15 tầng. Sau một năm nài nỉ, được nâng lên thành 20 tầng. Thêm một năm nữa thuyết phục, được phép xây cao 25 tầng. Ông này cho biết, theo tiến trình đó, để có phép xây nhà cao 35 tầng cần phải có thêm hai năm đi lại nữa.

Về tòa nhà Skyline Tower, từ đầu chủ đầu tư đã có ý xin xây cao 70 mét, đúng bằng chiều cao của khách sạn Sofitel Plaza ở phía bên kia hồ, nhưng sau nhiều lần kỳ kèo mới được cấp phép xây 15 tầng với chiều cao 56 mét. Muốn xây cao phải làm sai luật. Người ta lách luật được, mình lách được! Chính vì tư duy theo lệ làng ấy nên công ty Nam Hưng mới xây cao đến 69 mét.

Tư duy theo lệ làng không chỉ tồn tại ở trong dân chúng và những ông chủ đầu tư mà còn tồn tại ở trong các cơ quan quản lý. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho Hà Nội được quản như một cái làng. Không chỉ nhà cửa, kiến trúc mà cả hệ thống giao thông đô thị, buôn bán, dịch vụ đều mang dáng dấp của một cái làng.

Trao đổi với một người dân ở phường Trúc Bạch, anh này cho biết: Để có một Hà Nội đẹp và hiện đại, cái chúng ta cần thay đổi là tư duy quản lý đô thị chứ không phải là chặt cụt đầu một tòa nhà chỉ vì nó trót quá cao.

Tòa nhà Skyline Tower sẽ được xử lý như thế nào? Hãy chờ xem!

  • Hải Lan

Ý kiến bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,