221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
815929
"Cuộc chiến" của các "đại gia" viễn thông: Người dùng được lợi
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
'Cuộc chiến' của các 'đại gia' viễn thông: Người dùng được lợi
,

Đã có chuyên gia viễn thông nhận định: Khi VN gia nhập WTO thì sẽ chỉ có cửa "liên doanh" dành cho các DN nước ngoài, nếu họ muốn nhảy vào lĩnh vực viễn thông. Điều này xem ra đã đúng khi các DN viễn thông trong nước không chỉ chạy đua khuyến mãi, giảm cước rầm rộ mà còn mở rộng các dịch vụ gia tăng, cải thiện chất lượng phục vụ.

Cạnh tranh trong thế bão hoà

"Cuộc chiến" của các "đại gia" viễn thông: Người dùng được lợi. Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

S-Fone là mạng di động đầu tiên châm ngòi cho cuộc cạnh tranh khốc liệt này bằng gói cước "Forever" (tạm hiểu là nạp tiền 1 lần, nghe gọi mãi mãi). Còn Viettel tung ra đòn "độc chiêu" với chương trình: Miễn, giảm phí hoà mạng; trúng thưởng xe ôtô. Thế nhưng, phải chờ đến khi 1.6, cuộc cạnh tranh mới thực sự rầm rộ khi 2 đại gia VinaPhone và MobiFone đồng loạt giảm cước, đồng thời được tính phương án giá cước mới 6 giây + 1 giây.

Tuy nhiên, cuộc chiến có vẻ vẫn chưa dừng lại ở đó khi các mạng di động tìm đủ mọi chiêu hút khách. Thế nhưng, nhiều khách hàng cũng như các chuyên gia viễn thông đều phải thừa nhận 2 mạng di động của VNPT là VinaPhone và MobiFone đã thực sự "lấy lại thế chủ động vốn có". Khách hàng Nguyễn Sỹ Dương cho biết: Với việc việc tính cước theo block "6 giây + 1" cho dịch vụ di động; mở rộng các dịch vụ gia tăng... thì lần đầu tiên trong 2 năm trở lại đây, 9 triệu thuê bao di động của VNPT (trong tổng số 12 triệu thuê bao), được tính cước bình đẳng như  thuê bao các mạng di động khác.

Còn ông Phạm Quang Hảo - Phó GĐ VinaPhone thì cho rằng: Khi thị trường bão hoà bằng phương thức tính cước đồng nhất, giá cước giữa các mạng không còn sự cách biệt, thì các DN cung cấp dịch vụ sẽ phải cạnh tranh để phát triển bằng chất lượng dịch vụ, năng lực mạng lưới, khả năng cung cấp các dịch vụ tiện ích đa dạng...

Cần gắn hội nhập với lợi ích cộng đồng

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ BCVT Nguyễn Thành Hưng thì các DN viễn thông VN đã chuẩn bị cho mình khá kỹ lưỡng hành trang để hội nhập WTO. Viettel đã tham gia đủ các lĩnh vực di động, cố định, Internet, điện thoại quốc tế và thậm chí là vươn ra đầu tư tại Campuchia. Trong khi đó, VNPT cũng đã có đủ các dịch vụ viễn thông và đã hoàn tất thủ tục để tháng 9.2006 sẽ mở văn phòng đại diện tại Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia viễn thông cho rằng, các DN viễn thông cần phải chủ động và phát triển bền vững ngay tại thị trường trong nước và mang lại những lợi ích xã hội hơn nữa cho cộng đồng. Ông Bùi Quốc Việt - GĐ Trung tâm Thông tin VNPT cho biết, dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu Internet ADSL, nhưng những gói cước và dịch vụ Mega VNN của VNPT đã tỏ ra vượt trội. Kết hợp với việc giảm giá cước điện thoại, VNPT đã mang lại cho cộng đồng - nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới những lợi ích to lớn từ gần 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã trên cả nước.

Tiến tới, để đáp ứng năng lực gia tăng 25% thuê bao di động, các mạng di động của VNPT đã hoàn tất phủ sóng toàn quốc; phát triển và cung cấp gần 20 dịch vụ mới; triển khai mạng NGN cố định; triển khai công nghệ và dịch vụ Internet băng rộng không dây thế hệ mới (Wimax), di động 3G...

Trước tác động đó, Viettel tiếp tục đẩy mạnh cạnh tranh thông qua khuyến mãi về giá; EVN Telecom triển khai nhiều dịch vụ như điện thoại không dây, kết nối Internet qua điện thoại... S-Fone cũng lần đầu tiên tuyên bố phủ sóng toàn quốc. Theo các chuyên gia viễn thông, những "cuộc chiến" đó chính là sự "tập dượt" của DN viễn thông VN trước  thềm WTO, song trước hết, nó mang lại lợi ích cho cộng đồng người tiêu dùng.

(Theo Lao động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,