Sau khi thành lập hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nhiều cơ hội mới đã mở ra, tuy nhiên song hành với đó cũng là không ít những vấn đề cần phải giải quyết.
Phạm vi của hành lang kinh tế này bao gồm các thành phố: Vân Nam, Côn Minh, Ngọc Khê, Hồng Hà và Văn Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hành lang kinh tế này cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác "Hai hành lang, một vành đai" giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN).
Tin mới trên VNN:
Thị trường vàng trong nước sôi động, giá tăng mạnh trở lại
Tương lai mù mịt của cô gái hóa điên vì bị bán
Bạn trai nữ sinh gốc Việt bị tình nghi giết bạn gái
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai nước
Xây dựng hành lang kinh tế này đóng một vai trò quan trọng, không những tạo sự liên kết kinh tế giữa miền Nam TQ với miền Bắc VN, thúc đẩy sự phát triển của khu vực này mà còn có thể trở thành cầu nối đầy triển vọng thúc đẩy nền kinh tế hai nước, trong đó Lào Cai được coi như đầu mối của trục hành lang kinh tế này. Tỉnh Lào Cai có vị trí nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, cửa khẩu quốc tế Kim Thành dự kiến là cửa khẩu chính dành cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá với nước bạn, còn thành phố Lào Cai nằm giáp biên giới, ngay cạnh khu kinh tế Hà Khẩu (TQ).
Các hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế
Có thể thấy, tổng lượng kinh tế của “hai hành lang, một vành đai” sẽ rất lớn, các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước sẽ được mở rộng, không chỉ giới hạn ở hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch mà còn có thể mở rộng ở lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, môi trường, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, biển.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao tiềm năng, sức hấp dẫn của thị trường VN, mong muốn hợp tác, đầu tư trực tiếp giữa hai nước nói chung và các đối tác thuộc 5 tỉnh, Tp nói riêng. Cụ thể, Trung Quốc hiện có 115 dự án đầu tư ở Hà Nội, tổng vốn đăng ký 93 triệu USD; 25 dự án tại Lào Cai, tổng vốn 308 triệu USD; 62 dự án tại Quảng Ninh, tổng vốn 387 triệu USD.
Các nhà đầu tư trong nước cũng quan tâm đến những tiềm năng này của tỉnh, việc Công ty cổ phần đầu tư thương mại quốc tế Đông Dương (Investcom) đang tiến hành một loạt các kế hoạch đầu tư nhằm cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cho tỉnh Lào Cai có thể coi là một trong những hoạt động đáng chú ý. Investcom đã đầu tư một khu kho bãi container (Indochina ICD) nằm kế cận khu thương mại tự do Kim Thành, nơi được quy hoạch là khu thương mại tự do đối trọng với khu thương mại tự do Bắc Sơn (TQ). Theo quy định, người VN và người TQ sang 2 khu thương mại này không cần visa, được mang theo lượng hàng hóa trị giá từ 500.000đ đến 1 triệu đồng miễn thuế, việc này sẽ thu hút rất lớn lượng khách TQ đi qua lại với bên VN.
Tương tự, hoạt động vận tải hàng hóa đa phương thức tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh cũng được phát triển mạnh thông qua hệ thống cảng Hải Phòng, Quảng Ninh làm cầu nối, phân phối hàng hóa cho khu vực Tây Nam TQ trong giao thương với các nước ASEAN.
Những dự án trên bước đầu khẳng định tầm quan trọng và là bằng chứng sinh động thể hiện mối quan hệ hợp tác kinh tế, cũng như đặt nền móng cho sự hợp tác sắp tới giữa các bên. Do đó có khả năng số lượng dự án của Trung Quốc sẽ xuất hiện nhiều hơn, bởi qua những dự án đã triển khai doanh nghiệp nước bạn có kinh nghiệm, có điều kiện tìm hiểu môi trường, nhu cầu tiếp nhận đầu tư của các tỉnh, thành phố Việt Nam.
Thách thức cần giải quyết
Bên cạnh tất cả những vận hội hứa hẹn, không ít những thách thức, cụ thể giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn vướng mắc một số vấn đề trong quá trình giao thương như kiểm dịch các loại hàng nông sản và thanh toán đồng bản tệ hay đồng tiền chuyển đổi, vấn đề buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hoặc kém chất lượng và gian lận thương mại. Ngoài ra, một số quy định, thủ tục hành chính, chính sách thuế, lưu thông hàng hóa… giữa các bên còn khác biệt, gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp hai bên.
Lào Cai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế phía Bắc
Trong khi đó, đặc thù kinh tế của tỉnh Lào Cai là phát triển kinh tế biên giới và là trung tâm kinh tế vì vậy lưu lượng khách lớn nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có nhiều trung tâm buôn bán thương mại có thể đáp ứng nhu cầu hiện nay. Bên cạnh đó, việc đầu tư đường bộ, đường sắt trong nội địa phía Tây TQ ra hệ thống cảng biển phía Đông Nam TQ để xuất nhập khẩu hàng hoá cũng gặp khó khăn do địa hình tự nhiên không thuận lợi.
Do vậy, việc xác định những chương trình, dự án hợp tác nhằm khai thác tốt nhất lợi thế mỗi bên; như đẩy nhanh tốc độ nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, tìm hình thức hợp tác linh hoạt để tăng quy mô trao đổi thương mại, gồm cả chính ngạch và biên mậu, đẩy mạnh lập quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ dọc tuyến hành lang, nhằm tăng cường tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư... rất cần được chính phủ hai nước quan tâm đẩy mạnh.
-
Thu Trang