221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
1231187
"Hút" FDI vào điện, còn vướng nhiều cửa
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
'Hút' FDI vào điện, còn vướng nhiều cửa
,

 - Việt Nam sẽ không thể có đủ 4-5 tỷ USD/năm cho phát triển điện theo Quy hoạch 6, trong khi đó, với cơ chế hiện nay thì thật khó “hút” được FDI vào điện. 

Tại hội thảo quốc tế về quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam ngày 20/8, nhiều chuyên gia đã cho rằng, ngành điện phải chú trọng hơn nữa luồng vốn FDI.

Mới thu hút được 1,1 tỷ USD vốn FDI vào điện

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi cho biết, bình quân tiêu thụ điện của Việt Nam là thấp nhất khu vực, hiện mới ở mức 1.000 kWh/người. Tới năm 2020, khi Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa thì nhu cầu về điện phải là 2.000- 3.000 kWh/người.

Mô tả ảnh.
Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 là dự án điện của DN FDI thành công nhất hiện nay. (Ảnh: PM)

Theo Quy hoạch 6, chúng ta cần tới 80 tỷ USD để phát triển điện. Nếu không kêu gọi, khuyến khích mạnh mẽ FDI vào điện thì chắc chắn, Việt Nam không đủ vốn làm điện”, ông Ngãi nhấn mạnh.

Ông dẫn chứng, nói về tình trạng thiếu vốn, điển hình nhất vẫn là câu chuyện EVN được giao 13 nhà máy nhiệt điện, tổng công suất là 13.800MW. Không lo được vốn, EVN đã phải trả lại Chính phủ.

Sau đó, Chính phủ đã phân bổ lại cho các tập đoàn khác, song đến nay, mới chỉ có dự án Vũng Áng 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư khởi công.

Trong khi đó, FDI vào ngành điện rất khiêm tốn. Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), cho biết, trong hơn 20 năm thu hút FDI, tính đến tháng 7, các dự án FDI vào điện mới chỉ có 1,1 tỷ USD vốn đăng ký.

Cho đến nay, mới có 2 dự án điện 100% vốn FDI được xem là thành công.

Đó là Nhà máy Phú Mỹ 3 (720MW) do Tập đoàn Dầu khí BP của Anh làm chủ đầu tư, vốn 421,5 triệu USD và Phú Mỹ 2.2 (714MW), do tổ hợp Tổng Công ty Điện lực Pháp và hai tập đoàn Sumitomo và TEPCO của Nhật làm chủ đầu tư với số vốn 480 triệu USD.

Cả 2 dự án này đều được đầu tư theo hình thức BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và khánh thành lần lượt vào năm 2004 và 2005.

Từ đó đến nay, Việt Nam không có thêm nhà máy điện nào tương tự như vậy của FDI được vận hành.

Ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công thương lạc quan cho rằng, thực ra, vẫn nhiều nhà đầu tư FDI quan tâm đến điện.

Có thể kể tên những dự án đã được Chính phủ chấp thuận gần đây, như: Nhiệt điện Hải Dương (1.200MW) do Tập đoàn Jaks Resources Bhd, Malaysia làm chủ đầu tư; dự án Duyên Hải 2 tại Trà Vinh được giao cho Tập đoàn Janakusa, Malaysia;

Dự án Vĩnh Tân 1 (1.200MW) tại Bình Thuận do Tập đoàn lưới điện Phương Nam - CSG của Trung Quốc làm chủ đầu tư; dự án Vĩnh Tân 3 (2.000MW), Vũng Áng 2 có sự tham gia 70% vốn của One Enegry Ventures Limited, Hồng Kông…

Các dự án này đều liên doanh với phía Việt Nam, theo hình thức BOT, được đàm phán giá dài hạn cho cả đời dự án.

Còn gian nan về cơ chế giá

Trong cơ chế hiện nay, chủ đầu tư thì muốn giá cao, đủ hoàn vốn và có lãi, còn giá điện vẫn do Nhà nước quy định, người tiêu dùng thì không thể gánh nổi tiến trình tăng giá quá nhanh.

Mô tả ảnh.
Ngành điện đang thiếu vốn trầm trọng. (Ảnh: baobacgiang)

Các dự án đầu tư phát triển nhà máy điện được ưu tiên nhiều về chính sách, đặc biệt khuyến khích đầu tư, được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp chỉ là 10% trong 15 năm.

Trường hợp dự án có qui mô lớn, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi này có thể kéo dài tối đa tới 30 năm và do Thủ tướng quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phần lớn, các nguồn điện trong Qui hoạch 6 là nhiệt điện, giá thành rất đắt. Bà Nguyễn Thanh Hương, Phó trưởng Ban điện, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp FDI thường chào suất đầu tư rất cao, từ 1.300-1.400 USD/kWh, thậm chí lên tới hơn 1.800-2.000 USD/kWh.

Ông Ngãi nhấn mạnh, DN FDI sợ với cơ chế giá điện như của Việt Nam thì sẽ lỗ. "Chúng ta chỉ muốn giá 4-5 cent/kWh, hiện tại đang tiếp cận giá 6 cent/kWh, nhưng với giá đó, DN FDI tính toán không đủ hoàn vốn. Họ muốn giá điện phải tới 10 cent, là mức giá rất cao”.

Chính vì “điểm bế tắc” này mà việc đàm phán giá giữa chủ đầu tư FDI và EVN  thường ngốn quá nhiều thời gian, kéo dài hàng năm trời. Đây cũng là điểm khiến DN FDI than phiền nhiều, ông Nguyễn Xuân Trung cho biết.

Ngay cả dự án điện thành công nhất là BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, chủ đầu tư nước ngoài cũng phải mất 6 năm đàm phán về giá. 

Hay gần đây nhất là dự án BOT Mông Dương 2, 1200MW do Tập đoàn AES của Mỹ liên doanh với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, mặc dù đã bắt tay làm từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất về giá bán điện với EVN.

Đề xuất một hướng khắc phục khác, ông Bùi Kiến Thành, Tổng Giám đốc IAMC nói, có thể học được từ cách làm của dự án Phú Mỹ 2-2 và Phú Mỹ 3.

Trong hợp đồng mua bán điện dài hạn của dự án này đã thiết lập hệ thống giá đặc biệt. Trong đó, 5 năm đầu, giá bán điện thấp hơn giá thành sản phẩm, những năm tiếp theo giá bán được điều chỉnh tăng dần đến năm thứ 11 hay 12, rồi bắt đầu hạ dần xuống, nhưng vẫn bảo đảm một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Phương án này phù hợp đặc thù của Việt Nam.

Dù thế nào, nếu không thu hút được FDI thì ngành điện sẽ vô cùng khó khăn về vốn. Vì thế, Chính phủ cần hết sức quan tâm hai điểm phải được tháo gỡ sớm, đó là cơ chế giá và cơ chế đấu thầu, chính sách cho nhà đầu tư thông thoáng, dễ chịu, chấp nhận được”, ông Ngãi kết luận.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,