221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
902666
Đề nghị bãi bỏ quy định góp đất làm nhà ở XH
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Đề nghị bãi bỏ quy định góp đất làm nhà ở XH
,

(VietNamNet) - Trong khi TP.HCM quyết định bãi bỏ quy định góp đất xây nhà cho người nghèo thì Chính phủ có nghị định 90, quy định doanh nghiệp có dự án phải góp 20% quỹ đất để thực hiện chương trình nhà ở xã hội.

Ngày 06/2/2007, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chính thức có văn bản 15 điểm kiến nghị gửi lên UBND TP.HCM, đề nghị hỗ trợ giải quyết những vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Ngoài các nội dung trước đây đã từng kiến nghị đi kiến nghị lại nhiều lần như DN đã giải phóng được 80% mặt bằng và số còn lại không thỏa thuận được
thì Nhà nước hỗ trợ (tức cưỡng chế), được chuyển nhượng dự án, được cấp sổ đỏ và huy động vốn sau khi đã giải phóng mặt bằng, được vay vốn dài hạn, chậm nộp tiền sử dụng đất, một số phương pháp tính toán khi thu tiền sử dụng đất… bản kiến nghị lần này đề nghị hủy bỏ một số nội dung trong nghị đinh 90, trong đó có nội dung quy định DN góp quỹ đất dự án để xây nhà ở xã hội.

Khó có thể đưa một công trình trung bình vào những khu biệt thự cao cấp như thế này, chưa kể việc góp quỹ đất là một gánh nặng mà DN phải gánh. Ảnh: Đặng Vỹ

Ngày 06/9/2006, Chính phủ ban hành nghị định 90 hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở, trong đó điều 20 quy định: “Các dự án từ 10ha trở lên phải dành một phần đất ở tối đa 20% đất ở của dự án để chính quyền địa phương phát triển nhà ở xã hội”.

Nội dung này tương tự chỉ thị 07 về chương trình xây dựng nhà cho người thu nhập thấp của UBND TP.HCM trước đây. Năm 2003 UBND TP.HCM  đã từng ban hành chỉ thị 07 về chương trình xây nhà ở cho người thu nhập thấp. Văn bản này bắt buộc các dự án đầu tư BĐS phải cắt ra 10% quỹ đất dự án để thành phố xây nhà cho người nghèo, hoặc nếu không thì sẽ giao lại 20% quỹ nhà, tất cả đều theo phương pháp thành phố mua lại theo giá vốn.

Thế nhưng chủ trương này đã vấp phải những điều không lường trước và đã bộc lộ những bất ổn trong quá trình thực hiện, và cuối cùng UBND TP.HCM đã phải ra quyết định bãi bỏ.

Ngoài việc DN không muốn phải cắt đi một phần mười diện tích đất dự án, còn là sự bất cập trong quy hoạch, thiết kế, phá vỡ mỹ quan kiến trúc khi các công trình nhà ở cho người thu nhập thấp không thể xây dựng như các công trình trong dự án khu đô thị của doanh nghiệp. Người giàu và người nghèo, sự khác nhau về vị trí xã hội, chênh lệch về văn hóa… sẽ khó lòng ở chung được với nhau. Đó là chưa kể vấn đề chi tiêu, giá cả…

Sau đó các DN ở TP.HCM đề nghị có thể được góp tiền thay vì góp đất, và được UBND TP.HCM đồng ý. Thế nhưng cách làm này cũng bất cập, vì các DN địa ốc khi có dự án lại phải nộp tiền cho chính quyền, trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác không có điều này.

Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nay là Phó Bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, đã có lần nói rằng khoản này giống như một thứ phí thu thêm trên doanh nghiệp.

Và vì vậy, năm 2006 UBND TP.HCM đã phải ra quyết định rút lại chủ trương.

Nội dung nghị định 09 của Chính phủ cũng không khác mấy so với chỉ thị 07 của UBND TP.HCM. Theo tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký HoREA, quy định này sẽ có những ảnh hưởng tác động tiêu cực tới chương trình đầu tư chỉnh trang phát triển đô thị, khu nhà ở và tác động đến cả các nhà đầu tư bất động sản.

“Với quy định này, sẽ có nhiều DN lập dự án dưới 10ha. Và điều này tiếp tục dẫn đến tình trạng dự án manh mún, trái với chủ trương hiện nay là không khuyến khích dự án từ 10ha trở xuống” – bà Loan nói.

Theo HoREA, quy định nộp 20% quỹ đất là con số quá lớn.

HoREA kiến nghị, Nhà nước có thể đưa ra những giải pháp khác để thực hiện chương trình nhà ở xã hội. Chẳng hạn có thể ban hành chính sách thuế để huy động, hoặc tiền tệ hóa nghĩa vụ này, hoặc có thể giao cho chủ đầu tư lập một dự án khác giá trị tương đương số quỹ đất phải trích nộp để làm nhà ở xã hội.

Các DN kinh doanh bất động sản đều cho rằng, chương trình “Nhà cho người thu nhập thấp”, “Nhà ở xã hội” là chủ trương đúng, giải quyết những bức thiết về nhu cầu nhà ở của người nghèo ở các đô thị lớn. Song hai điều kiện quan trọng để thực hiện các chương trình này là quỹ tiền và quỹ đất luôn là bài toán khó giải. Về vốn, Nhà nước có thể có huy động được, song quỹ đất là một bài toán nan giải.

Vì vậy mà đến nay, Hà Nội và TP.HCM cũng chưa xây được bao nhiêu căn nhà. Và câu chuyện này hầu như lâu nay không nghe các địa phương nhắc đến nữa.

  • Đặng Vỹ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,