221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
773926
Lấy ý kiến về tăng giá điện
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Lấy ý kiến về tăng giá điện
,

(VietNamNet) - Từ ngày 15/03/2006 đến 31/03/2006, Bộ Công nghiệp tổ chức lấy ý kiến về nội dung dự thảo phương án điều chỉnh giá điện 2006-2010.

Soạn: AM 725775 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá điện năm 2006 dự kiến tăng 8,8%.

Việc tổ chức lấy ý kiến sẽ thông qua: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đại diện một số khách hàng sử dụng điện lớn. Ngoài ra, việc lấy ý kiến cũng được thực hiện rộng rãi đối với khách hàng sử dụng điện khác thông qua hình thức thăm dò trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Bộ Công nghiệp.

Theo đó, lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2006-2010 do Tổ công tác liên ngành xây dựng gồm 3 bước:
Đầu năm 2006, điều chỉnh giá bình quân lên mức 852 đ/kWh. Đầu năm 2008, điều chỉnh giá bình quân lên mức 890 đ/kWh. Từ năm 2010, điều chỉnh trên cơ sở giá phát điện xác định trên thị trường phát điện cạnh tranh và biến động của các yếu tố đầu vào khác có liên quan.

Dự kiến các phương án giá bán lẻ 2006:

Với lộ trình điều chỉnh giá bình quân năm 2006 là 852 đ/kWh (tăng 8,8%), để đạt được các mục tiêu trong việc xây dựng phương án giá và từng bước xử lý những tồn tại của biểu giá điện hiện hành, Tổ công tác liên ngành đề nghị xây dựng biểu giá bán lẻ điện năm 2006 theo 4 phương án sau:

Phương án 1:

Mục tiêu: Hạn chế hoàn toàn những tác động đến đối tượng sản xuất, những hộ gia đình có mức sống thấp (sử dụng dưới 100 kWh/tháng) và các tổ chức quản lý điện nông thôn.

Cơ cấu biểu giá: Không tăng giá bán điện cho đối tượng sản xuất; Không tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn; Không tăng giá bán điện sinh hoạt bậc thang với 100 kWh đầu tiên; Giá bán điện sinh hoạt bậc thang trên 100 kWh tăng 35%; Giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 20%; Tiếp tục áp dụng cơ chế giá trần điện sinh hoạt nông thôn 700 đ/kWh.

Tác động: Do các đối tượng không tăng giá chiếm tới 75% tổng sản lượng thương phẩm, nên để đảm bảo mức tăng bình quân chung là 8,8%, các đối tượng cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ (chiếm 11,3% tổng sản lượng điện thương phẩm) sẽ phải chịu mức tăng bình quân 20%. Đối với điện sinh hoạt bậc thang: Tăng bình quân 20%. Do giá bán điện không tăng đối với 100 kWh đầu tiên (chiếm 62% tổng sản lượng điện sinh hoạt bậc thang), nên để đảm bảo mức tăng bình quân điện sinh hoạt bậc thang là 20%, các bậc thang sau (chiếm 38% tổng sản lượng điện sinh hoạt bậc thang) sẽ phải chịu mức tăng rất cao, tăng bình quân 35% so với hiện hành. Khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở nông thôn đang mua điện theo cơ chế giá trần 700 đ/kWh sẽ không chịu tác động của việc tăng giá điện.

Phương án 2:

Mục tiêu: Giảm bù chéo giữa giá điện cho sản xuất và giá điện cho sinh hoạt, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo hạn chế được cơ bản tác động của việc tăng giá tới đối tượng sản xuất, những hộ gia đình có mức sống thấp (sử dụng dưới 50 kWh/tháng) và các tổ chức quản lý điện nông thôn.

Cơ cấu biểu giá: Không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm; Tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng;ng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 lên 410 đ/kWh; Chia đôi mức 100 kWh đầu tiên điện sinh hoạt bậc thang (50 kWh đầu, giá 600 đ/kWh, từ 51-100kWh tiếp theo, giá 750 đ/kWh), giá bán điện sinh hoạt bậc thang trên 100 kWh tăng 12-18%; Giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 10-12%. Tiếp tục áp dụng cơ chế giá trần điện sinh hoạt nông thôn 700 đ/kWh.

Tác động: Do tăng giá giờ cao điểm nên bình quân giá điện cho sản xuất sẽ tăng 4%. Đây là mức tăng thấp và sẽ không tác động nhiều đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với điện sinh hoạt bậc thang,  tăng bình quân 17%. Giá điện sinh hoạt bậc thang của 50 kWh đầu chỉ tăng 50 đ/kWh (tăng 10%) sẽ hạn chế được ảnh hưởng đến những hộ gia đình có mức sống thấp. Bình quân giá điện đối với bậc thang 100 kWh đầu sẽ là 660 đ/kWh (tăng 110 đ/kWh, tương đương 20% so với hiện hành) sẽ có tác động tới các hộ gia đình có mức sống thấp. Mỗi hộ với mức sử dụng dưới 100 kWh sẽ tăng chi phí tiền điện tối đa 11.000 đ/tháng. Các bậc thang trên 100 kWh tiếp theo có mức tăng từ 12%-18%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 35% của phương án 1 và hạn chế ảnh hưởng tới đại bộ phận các hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Các đối tượng hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ có mức tăng lần lượt là 10% và 12%. Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn tăng 20 đ/kWh sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng cân đối tài chính của các tổ chức quản lý điện nông thôn. Tuy nhiên đây là mức tăng không lớn và nằm trong khả năng phấn đấu giảm chi phí, giảm tổn thất của các tổ chức quản lý điện nông thôn. Các Tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm phấn đấu giảm chi phí, giảm tổn thất để duy trì mức giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn như hiện hành, tuyệt đối không tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn. Khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở nông thôn đang mua điện theo cơ chế giá trần 700 đ/kWh sẽ không bị tác động của việc tăng giá điện.

Phương án 3:

Mục tiêu: Tương tự phương án 2 nhưng không tách đôi bậc thang 100 kWh đầu đối với điện sinh hoạt bậc thang.

Cơ cấu biểu giá: Không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm; Tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng; Tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 lên 410 đ/kWh; Tăng giá 100 kWh đầu tiên điện sinh hoạt bậc thang từ 550 lên 630 đ/kWh; Giá bán điện sinh hoạt bậc thang trên 100 kWh tăng 16-22%; Giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 11-12%. Tiếp tục áp dụng cơ chế giá trần điện sinh hoạt nông thôn 700 đ/kWh.

Tác động: Do tăng giá giờ cao điểm nên bình quân giá điện cho sản xuất sẽ tăng 4%. Đối với điện sinh hoạt bậc thang: Tăng bình quân 17%. Giá điện đối với bậc thang 100 kWh đầu tăng 80 đ/kWh, tương đương 15% so với hiện hành. Đối với các hộ gia đình có mức sống thấp với mức sử dụng dưới 100 kWh, mức tác động sẽ không quá lớn. Mỗi hộ sẽ tăng chi phí tiền điện tối đa 8.000 đ/tháng. Các bậc thang trên 100 kWh tiếp theo có mức tăng từ 16%-22%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 35% của phương án 1 và hạn chế ảnh hưởng tới đại bộ phận các hộ sử dụng điện sinh hoạt. Các đối tượng hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ có mức tăng lần lượt là 11% và 12%. Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn tăng 20 đ/kWh sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng cân đối tài chính của các tổ chức quản lý điện nông thôn. Khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở nông thôn đang mua điện theo cơ chế giá trần 700 đ/kWh sẽ không bị tác động của việc tăng giá điện.

Phương án 4: Phương án 4 được đề xuất với mục tiêu giải quyết cơ bản sự phân biệt về giá điện sinh hoạt giữa thành thị và nông thôn.

Mục tiêu: Tương tự phương án 3 và xoá bỏ sự phân biệt về giá điện sinh hoạt giữa thành thị và nông thôn.

Cơ cấu biểu giá: Không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm; Tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng; Tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 lên 410 đ/kWh; Tăng giá 100 kWh đầu tiên điện sinh hoạt bậc thang từ 550 lên 700 đ/kWh; Giá bán điện sinh hoạt bậc thang trên 100 kWh tăng 16-22%; Giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 10-11%. Xoá bỏ cơ chế giá trần điện sinh hoạt nông thôn 700 đ/kWh.

Tác động: Do tăng giá giờ cao điểm nên bình quân giá điện cho sản xuất sẽ tăng 4%. Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn tăng 20 đ/kWh (tăng 5%). Đối với điện sinh hoạt bậc thang: Tăng bình quân 18% (Giá điện đối với bậc thang 100 kWh đầu tăng 150 đ/kWh, tương đương 27% so với hiện hành. Đây là mức tăng tương đối lớn đối với các hộ gia đình có mức sống thấp với mức sử dụng dưới 100 kWh. Mỗi hộ sẽ tăng chi phí tiền điện tối đa 15.000 đ/tháng). Các bậc thang trên 100 kWh tiếp theo có mức tăng từ 9%-12%, thấp hơn cả so với các phương án 1, 2 và 3. Các đối tượng hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ cũng sẽ có mức tăng thấp hơn, lần lượt là 10% và 11%.

Tác động của phương án điều chỉnh giá điện

Đối với sản xuất công nghiệp: Nếu điều chỉnh giá điện theo phương án 1 (không tăng giá điện sản xuất) thì sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Với 3 phương án còn lại, do không tăng giá giờ bình thường và giờ thấp điểm nên với những đơn vị công nghiệp cân đối bố trí lại lịch sản xuất ngoài giờ cao điểm thì cũng sẽ không bị tác động bởi việc điều chỉnh giá điện.

Trong trường hợp các đơn vị công nghiệp giữ nguyên lịch sản xuất như hiện tại, với mức tăng giá điện bình quân 4% (do tăng 20% giá giờ cao điểm), mức tác động cũng rất thấp. Ngoại trừ sản phẩm xút (NaOH) có giá thành tăng 1,9%, giá thành các sản phẩm còn lại (thép, than, xi măng, supe lân...) đều chỉ có mức tăng rất nhỏ, từ 0,04%-0,91%.

Với các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt bậc thang: Do mục tiêu là từng bước giảm bù chéo giữa giá điện sản xuất với giá điện sinh hoạt và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt là đối tượng phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá điện.

Tuy mức tăng giá điện sinh hoạt bậc thang bình quân của 4 phương án từ 17%-20% nhưng tác động của từng phương án là khác nhau với từng hộ gia đình tuỳ theo mức độ sử dụng. 

Mức sử dụng/

Mức tăng chi phí tiền điện hàng tháng

hộ gia đình

(kWh/tháng)

P.án 1

(đồng)

P.án 2

(đồng)

P.án 3

(đồng)

P.án 4

(đồng)

Cho 50 kWh đầu tiên

0

2.500

4.000

7.500

Cho kWh từ 51-100

0

10.000

4.000

7.500

Cho kWh từ 101-150

15.530

5.400

7.200

4.050

Cho kWh từ 151-200

20.879

8.470

10.890

6.050

Cho kWh từ 201-300

46.243

21.440

26.800

14.740

 
Qua bảng tính toán trên có thể thấy, đối với phương án 1, trong khi các hộ gia đình sử dụng dưới 100 kWh/tháng không chịu tác động tăng giá điện thì các hộ sử dụng đến 300 kWh lại chịu tác động tăng giá nhiều hơn các phương án khác do các hộ này phải chịu gánh nặng từ việc không tăng giá 100 kWh đầu tiên.
 
Trong các phương án 2, 3 và 4: Với các hộ gia đình sử dụng dưới 50 kWh/tháng thì chi phí tiền điện chỉ tăng từ 2.500 đ - 7.500 đ/tháng, với các hộ gia đình sử dụng dưới 100 kWh/tháng thì chi phí tiền điện tăng từ 8.000 đ - 15.000 đ/tháng, với các hộ gia đình sử dụng dưới 150 kWh/tháng thì chi phí tiền điện  cũng chỉ tăng từ 15.500 đ - 19.000 đ/tháng. Đây là mức chi phí nhỏ, và sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của từng hộ gia đình. Với các hộ gia đình sử dụng trên 150 kWh/tháng thì sẽ phải chịu tác động lớn hơn do việc điều chỉnh giá điện.
 
Với các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt nông thôn: Trong phương án 1, 2 và 3,  việc tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn 20 đ/kWh nhưng đồng thời yêu cầu các tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm phấn đấu giảm chi phí, giảm tổn thất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc cơ chế giá trần điện sinh hoạt ở nông thôn, tuyệt đối không tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, về cơ bản các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt ở nông thôn đang mua điện theo cơ chế giá trần sẽ không bị tác động của việc tăng giá điện.
 
Nếu thực hiện theo phương án 4, các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt trong cả nước sẽ cùng mua điện theo một biểu giá điện sinh hoạt bậc thang thống nhất trong cả nước. Với phương án này, các hộ có mức sử dụng dưới 100 kWh/tháng (chiếm đa số các hộ dân nông thôn hiện nay) vẫn sẽ không bị tác động của việc tăng giá điện.
 
Với các cơ quan hành chính sự nghiệp: Trong 4 phương án, ngoại trừ phương án 1, khối khách hàng là các cơ quan hành chính sự nghiệp chịu mức tăng giá bình quân 20%, các phương án còn lại chỉ có mức tăng từ 10%-11%. Đây là mức tăng vừa phải có tác dụng khuyến khích các cơ quan hành chính sự nghiệp sử dụng điện tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc tăng giá điện đồng thời với việc yêu cầu giảm 10% chi phí tiền điện như một số kiến nghị trước đây thì sẽ là một khó khăn không nhỏ đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.
 
Với kinh doanh dịch vụ: Hiện nay, giá bán điện cho các khách hàng kinh doanh dịch vụ đang được duy trì ở mức cao (cao hơn 70% giá bình quân chung) để bù chéo một phần cho điện sinh hoạt. Mức tăng 20% giá điện kinh doanh dịch vụ của phương án 1 là cao, có thể gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Mức tăng từ 11%-12% của 3 phương án còn lại sẽ phù hợp hơn với các cơ sở kinh doanh dịch vụ. 
  • Trần Thuỷ

Theo bạn, nên tăng giá điện theo phương án nào?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,