221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
736275
Bộ trưởng Công nghiệp: Phải tăng giá điện để đầu tư
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Bộ trưởng Công nghiệp: Phải tăng giá điện để đầu tư
,

(VietNamNet) - Bắt đầu từ lúc 9h15, Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải thực hiện phần trả lời chất vấn của mình. Hầu hết các câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho đến lúc này đều xoay quanh các vấn đề liên quan đến điện, như việc triển khai các dự án điện trọng điểm, các dự án điện tại địa phương cũng như điện nông thôn, và vụ điện kế điện tử TP.HCM. 
>> Mời quý vị góp ý về phần chất vấn Bộ Trưởng Công nghiệp tại đây

Chỉ còn 0,8% số xã có giá bán điện sinh hoạt cao hơn giá trần 

Soạn: AM 630246 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Hoàng Trung hải đang trả lời chất vấn. Ảnh: Minh Điền
Điện là vấn đề được các cử tri trong nước đặc biệt quan tâm, vì thời gian qua, thiếu điện đã tác động không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, giá điện sắp được điều chỉnh tăng cũng là vấn đề mà các cử tri quan tâm, nhất là giá điện ở nông thôn.

 

Cử tri các tỉnh Kon Tum, Bến Tre, Đồng Nai, Hưng Yên, Bạc Liêu kiến nghị "giảm giá điện cho bà con nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp; cho các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn được hưởng giá điện như các hộ dân sống ở thành phố, thị xã. Đồng thời, xem xét nâng mức sử dụng điện sinh hoạt cho các hộ gia đình, vì hiện nay định mức cho mỗi hộ là 100 kWh/tháng không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của nhân dân”.

 

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải trả lời rằng, hiện việc cung cấp điện nông thôn được thực hiện bằng hai hình thức là thông qua các tổ chức quản lý điện nông thôn và thông qua các đơn vị do Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý. Đến 31/3/2005, chỉ còn 71 xã (khoảng 0,8%) có giá bán điện sinh hoạt cao hơn giá trần và không còn xã nào có giá điện trên 900 đồng/kWh (hầu hết dưới 700 đồng/kWh).

 

Đối với việc nâng mức sử dụng điện sinh hoạt cho các hộ gia đình, Bộ trưởng Hải cho rằng, từ trước đến nay Nhà nước không khống chế định mức sử dụng điện. Mức 100 kWh/tháng trong biểu giá hiện hành không phải là định mức sử dụng hàng tháng mà là mức sử dụng với giá được hưởng chính sách trợ giá của Chính phủ (giá bán thấp hơn giá thành sản xuất) dành cho toàn bộ các hộ sử dụng điện sinh hoạt trong toàn quốc. Sử dụng trên 100 kWh/tháng, mức trợ giá đối với giá bán điện cho các bậc thang sau sẽ giảm đi. Sản lượng sử dụng càng cao thì mức trợ giá càng thấp.

 

Cổ phần hoá điện lực các tỉnh là một quá trình tất yếu

 

Cử tri tỉnh Hoà Bình mong muốn QH, Chính phủ và ngành công nghiệp "quan tâm đến chính sách rõ ràng giữa kinh doanh và phục vụ công ích đối với các công ty điện lực miền núi, để các DN này không gặp khó khăn trong việc CPH. Hiện theo chủ trương hàng năm Công ty Điện lực 1 phải bù lỗ trong sản xuất kinh doanh ít nhất mỗi điện lực miền núi 30-40 tỷ đồng, cao nhất gần 100 tỷ đồng”.

 

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho biết, tình trạng hoạt động yếu kém xảy ra ở nhiều Điện lực tỉnh, đặc biệt là Điện lực các tỉnh miền núi do chi phí đầu tư quá lớn, trong khi giá bán điện ở khu vực nông thôn quá thấp. Do vậy, việc CPH các Điện lực tỉnh là một quá trình tất yếu, như vừa qua EVN đã tổ chức thành công hai phiên bán đấu giá cổ phần của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh và Điện lực Khánh Hòa. Đây là mô hình thí điểm làm cơ sở để triển khai CPH các đơn vị kinh doanh điện khác trong ngành điện.

 

Đối với cử tri tỉnh Cao Bằng, Hoà Bình, Quảng Nam, vấn đề được quan tâm là "Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư về vốn cho mô hình HTX dịch vụ điện năng, giúp đưa mô hình này kinh doanh có hiệu quả giảm giá điện cho nông dân”.

 

Bộ trưởng Hải nói rằng, đến 31/3/2005, công tác chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn đã thực hiện ở gần 8.600 xã (chiếm tỷ lệ 99,7%), trong đó mô hình Hợp tác xã dịch vụ điện năng được thực hiện ở 4.987 xã (chiếm  58%) chỉ còn 23 tiếp tục chuyển đổi trong năm 2005.

 

Việc hỗ trợ đối với các hoạt động điện lực nông thôn được quy định rõ tại các khoản 1 và khoản 3 điều 61, chương VIII Luật Điện lực. Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc giảm giá điện nông thôn xuống bằng hoặc thấp hơn giá trần quy định còn phụ thuộc nhiều vào phương thức tổ chức, quản lý vận hành của các tổ chức điện nông thôn sao cho giảm tổn thất, giảm chi phí. Các cơ quan chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động này.

Bắt buộc phải tăng giá điện để huy động vốn đầu tư

Chúng ta không có mục tiêu đuổi kịp giá điện khu vực. Giá điện của chúng ta hiện nay chỉ cao hơn Indonesia và Lào, thấp hơn các nước khác.

Tổng công ty điện hàng năm có tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5%, vì sợ tác động đến nền kinh tế, trong khi có nước lên tới 12%. Tổng công ty điện lực chưa thể tự đứng ra vay vốn từ thị trường, phải huy động vốn bằng cách phối hợp với anh Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng Bộ Tài chính - PV). Nói thật thế.

Còn việc càng dùng nhiều giá càng rẻ chỉ có ở những nước mà nguồn tài nguyên điện quá thừa thãi hoặc theo mùa, như Thuỵ Điển, Na Uy. Mùa nước lên thuỷ điện có quá nhiều điện, phải dùng nhiều cho đỡ phí.

Điện là ngành cần đầu tư lớn nhất. Bây giờ phải huy động 3 tỷ USD thì không có ngân sách nào chịu được, bắt buộc phải huy động vốn từ việc tăng giá. Tôi là Bộ trưởng nói vậy thì lại nói là bênh. Chúng ta phải lấy ý kiến rộng rãi từ các tổ chức, phải cân nhắc kỹ việc giá cả tác động đến sản xuất sinh hoạt, mức tác động lớn nhất không quá 8%.

Quản lý ngành điện kém là đúng, vì xuất thân từ bao cấp, các công trình còn chậm. Cải cách thì phải có quá trình, phải tăng cạnh tranh tạo hiệu quả, phải có cổ phần hoá. Với cơ chế chúng tôi đang thực hiện thì việc quản lý, phát triển ngành điện chắc sẽ có hiệu quả hơn.
 

Ngoài ra, các địa phương khác cũng chất vấn Bộ trưởng về các dự án điện đầu tư trên địa bàn mình, như cả tri Cà Mau hỏi về tiến độ thi công Dự án khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm; cử tri tỉnh Cần Thơ đề nghị sớm triển khai và hoàn thành Nhà máy nhiệt điện Ô Môn và đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng Nhà máy Lọc dầu tại TP. Cần Thơ... Các câu hỏi này Bộ trưởng đã trả lời cụ thể bằng văn bản.

Sử dụng điện kế điện tử là cách tiết kiệm điện

Khi các đại biểu "tra khảo" về vụ điện kế điện tử TP.HCM, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho rằng việc sử dụng công tơ điện tử để đo đếm điện năng của khách hàng là xu thế tất yếu, ứng dụng thành tựu KHKT số vào công tác kinh doanh và phục vụ khách hàng do tính ưu việt của công tơ điện tử với công tơ cơ. Thực tế hiện nay nhiều nước trên thế giới đã sử dụng công tơ điện tử thay thế công tơ cơ khí. Tính ưu việt thể hiện ở độ chính xác cao, có thể mã hoá, lưu trữ số liệu trong hệ thống máy tính, giúp cho bên bán điện giảm được chi phí nhân công, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên điện lực. Đặc biệt có thể áp dụng các biểu giá điện trong giờ cao điểm và thấp điểm, giúp khách hàng tự điều chỉnh, lựa chọn cơ chế sử dụng điện tiết kiệm và giảm chi phí sử dụng điện cho bản thân mình. 

Do vậy, chủ trương lắp đặt công tơ điện tử thay thế dần công tơ cơ là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của KHCN và quá trình hiện đại hoá ngành điện lực hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phải theo từng bước thích hợp. Rất tiếc là trong quá trình thực hiện chủ trương này đã xảy ra sai phạm nghiêm trọng tại Công ty Điện lực TP.HCM. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu tinh thần trách nhiệm, buông bỏng quản lý của lãnh đạo Công ty Điện lực TP.HCM, cụ thể: 

- Thiếu kiểm tra sự tuân thủ của pháp luật trong quá trình đấu thầu mua sắm thiết bị công tơ điện tử và đưa vào sử dụng. Thực tế cho thấy có rất nhiều quy định của pháp luật trong việc thực hiện đấu thầu đã không được thực hiện đúng. 

- Công tác kiểm tra, giám sát của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) không hiệu quả, còn nhiều yếu kém, không phát hiện ngăn chặn kịp thời tiêu cực.

- Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa có hiệu quả, chưa giám sát được sự tuân thủ pháp luật của DN, không bao quát hết các lĩnh vực của DN nên có tình trạng nhiều đoàn kiểm tra vào mà không phát hiện được tiêu cực.

Doanh nghiệp nhà nước càng được giao nhiều quyền tự chủ, càng phải tự thanh - kiểm tra chính mình!

Bởi vậy, đối với một DNNN hiện nay, trong quá trình phân cấp, ngày càng được giao nhiều quyền tự chủ thì điều quan trọng là phải duy trì hệ thống tự thanh kiểm tra chính mình nhằm phát hiện những sai sót ngay từ đầu để có giải pháp khắc phục, không để đến khi quá ra rồi mới biết. Đây là một bài học đắt giá, bởi ngoài tổn thất về cán bộ, vật chất mà còn làm mất mát về uy tín, lòng tin của khách hàng đối với ngành điện.

Bộ Công nghiệp đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến tính pháp lý và chất lượng của công tơ điện tử. Sau khi có kết luận, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo EVN, Điện lực TP.HCM tạm đình chỉ sử dụng số công tơ này thay thế công tơ điện tử một pha bằng công tơ đảm bảo chất lượng và giải quyết các khiếu nại của khách hàng; làm rõ trách nhiệm tổ chức cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm để rút kinh nghiệm toàn ngành, các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng kiến nghị cơ quan pháp luật xử lý.

Bộ trưởng nhận lỗi: Bộ Công nghiệp chưa chỉ đạo sát sao EVN kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp

Soạn: AM 629844 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Hoàng Trung Hải nhận lỗi về việc chưa chỉ đạo sát sao EVN kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp

Qua vụ việc trên, Bộ Công nghiệp thấy rằng khi quyền tự chủ thuộc về các DN ngày càng lớn, bản thân các DN phải tự nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác. Đặc biệt tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, nâng cao chất lượng kiểm tra thanh tra của các cơ quan chức năng trên địa bàn và kiên quyết xử lý các sai phạm khi phát hiện được. 

Với tư cách là cơ quan Nhà nước quản lý đối với ngành điện, Bộ Công nghiệp và các ngành liên quan vừa qua đã ban hành đầy đủ các văn bản liên quan đến vấn đề đo lường cũng như quản lý kinh doanh của ngành điện. Tuy vậy, sự việc tại Công ty Điện lực TP.HCM vẫn xảy ra, vì vậy trách nhiệm trước hết thuộc về công ty này. EVN cũng có trách nhiệm trong việc chưa thực hiện đầy đủ phạm vi quyền hạn trách nhiệm trong việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động của DN thuộc tổng công ty để xảy ra các sai phạm như trên. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chưa chỉ đạo sát sao EVN kiểm tra kiểm soát hoạt động của DN. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Hoàng Trung Hải đã nhận khuyết điểm của mình về vụ công tơ điện tử.

Cần các hệ thống song song kiểm tra và kiểm tra chéo

Đại biểu Lương Thị Hoa (Thanh Hoá):  Như Bộ trưởng có thừa nhận là nhiều đoàn thanh tra vào thanh tra Công ty Điện tử TP.HCM nhưng không phát hiện được sai sót, đến khi báo chí phát hiện ra, Bộ Công nghiệp mới biết. Rõ ràng là năng lực thanh tra của Bộ còn yếu kém, vậy trách nhiệm đến đâu? Bộ Công nghiệp cũng chưa chỉ đạo sát sao công tác thanh tra, vậy đã xử lý ai chưa?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho rằng khi vụ việc tại Điện lực TP.HCM xảy ra, Bộ Công nghiệp phát hiện thấy đã nhiều đoàn thanh kiểm tra, từ Sở Công nghiệp, các sở ban ngành của TP.HCM, Cục Thuế, Cục Kỹ thuật An toàn của Bộ Công nghiệp, tới các đơn vị của EVN. Song, nội dung kiểm tra đều không có kiểm tra công tác đấu thầu, mà đây là mấu chốt của sự sai phạm. 

Công tác thanh tra công tác đấu thầu mới được thực hiện từ năm 2005. Các biên bản kiểm tra trước đó chỉ nói về nội dung mà đoàn thanh tra đó đã kiểm. Ở đây công tác thanh kiểm tra ở Việt Nam có rất nhiều, với nhiều ngành, nhiều cấp, chồng chéo về kiểm tra nhưng vẫn không bao quát hết. Bộ trưởng Hải đánh giá, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta ngày càng đẩy mạnh cải cách hành chính, các DN ngày càng có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cho nên công tác tự thanh kiểm tra của DN phải mạnh lên. Các nước đều như vậy cả, bởi thanh tra của các Bộ không thể kiểm soát được hết hoạt động của DN. Riêng số DNNN thuộc Bộ cũng đã lên tới 368 DN.

Thanh tra Bộ Công nghiệp cũng chỉ hơn chục người, không thể thanh tra hết. Bộ cũng không chỉ quản lý các DNNN mà quản lý cả ngành công nghiệp. Do vậy, rất cần các hệ thống song song kiểm tra và phát hiện ra các sai phạm, như qua các công cụ, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Rõ ràng công tác thanh kiểm tra của bản thân các DN, tức là cung cách quản lý của DN, vẫn còn rất yếu. Các DN chưa đủ công cụ để có thể phát hiện sai phạm, nhất là trong quá trình phân cấp quyền như hiện nay. Giải pháp hiện nay là phải tăng cường kiểm tra chéo ví như Điện lực Hà Nội thanh tra Điện lực TP.HCM, các ban của EVN thanh kiểm tra lẫn nhau.

Thời gian vừa qua thanh tra Bộ không có thanh tra tại Công ty Điện lực TP.CHM, kết quả kiểm tra của Cục An toàn cũng không có phát hiện sai phạm trong đấu thầu, vì đơn vị này chỉ kiểm tra về an toàn và kinh doanh. Tuy nhiên, cơ quan công an đang điều tra vụ việc này, nếu phát hiện tổ chức và cá nhân nào sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.

Các đại biểu tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Hoàng Trung Hải về những vấn đề khác.

Phấn đấu tăng gấp 5 lần lượng tiêu thụ điện bình quân vào 2020

Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang): Bộ trưởng trả lời xem giá điện và giá sinh hoạt có thể ổn định trong 5 - 10 năm không? Khí điện đạm Cà Mau liên quan đến nhiều nước, vậy ký tắt hay ký nhiều lần và phải đền bao nhiêu tiền?

Thực trạng lấn chiếm hồ Trị An đến đâu rồi? Cử tri gọi điện cho tôi nói: "Nghiêm trọng lắm không như bác hiểu đâu!"?

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải: Bình quân tiệu thụ điện của nước ta hiện nay là trên 600kw/người/năm, chỉ bằng 1/5 so với các nước xung quanh và 1/10 so với các nước phát triển. Chúng ta phấn đấu đạt 2.800kw/người/năm vào năm 2020, bằng Thái Lan hiện nay. Mức này về mặt tỷ lệ gấp hai lần mức tăng trưởng GDP. Khó có thể giữ ổn định được giá điện. Luật điện lực đưa cạnh tranh vào ngành điện để đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả hơn. Nhà nước phải thiết lập giá điện trên cơ sở cạnh tranh minh bạch, công bằng.

Dự án Cà Mau có vớng mắc lớn, 4 năm là chậm. Chính phủ đã chỉ đạo hết tháng 3/2007 phải lấy khí vào bờ chứ không bán lấy khí cho nước khác. Dự án đã được ký rồi và đang triển khai thi công.

Riêng nhà máy đạm, do nhà thầu đưa giá quá lớn nên phải huỷ gói thầu và đấu thầu lại, chứ không làm bằng mọi giá. Khi đấu thầu lại thì có thể giá sẽ giảm.

Về lòng hồ Trị An, Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì chỉ đạo và được biết đang chỉ đạo quyết liệt.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đồng (Nam Định): Vì sao công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ hàng hoá tiêu dùng còn bất cập? Sản xuất linh kiện ô tô mới được 20%, máy gặt đập lúa không đáp ứng được yêu cầu, đồng bằng sống Cửu Long do máy móc không đáp ứng được yêu cầu đã lãng phí hàng nghìn tỷ đồng hàng năm. Giải pháp nào?

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải: Ý kiến rất đúng. Tăng trưởng cơ khí hiện nay là khoảng 20%, nhưng mới đáp ứng 35% nhu cầu trong nước, trang thiết bị nhập khẩu khoảng hiện tới khoảng 6 tỷ USD. Thị trường như vậy là lớn.

Lĩnh vực cơ khí là lĩnh vực nhiều tiềm năng. Nhưng hướng phát triển phải khác kinh tế tập trung, phải trên cơ sở phát huy năng lực tất cả thành phần kinh tế. Trình độ cơ khí của chúng ta hết sức lạc hậu. Chúng ta đang trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp. Ngành công nghiệp ôtô của VN còn nhỏ bé. Hiện cả nước mới có khoảng 500.000 chiếc với trên 40% xe tải. Thị trường của chúng ta còn nhỏ bé do thu nhập của người dân còn thấp và hệ thống đường bộ còn yếu kém. Vậy, phát triển công nghiệp phụ tùng phải dựa trên phát triển trên các hãng ôtô lớn. Thái Lan đi theo con đường này.

Về thiết bị chế biến, phát triển cơ khí cho chế biến cũng đã khởi sắc. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản gặp cạnh tranh hết sức lớn. Chúng ta ở gần TQ. Cạnh tranh với TQ là khó khăn với các nước chứ không riêng với VN. Chất lượng sản phẩm của chúng ta tốt hơn nhưng đắt hơn vì vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu.

Giải pháp của chúng ta là phải cổ phẩn hoá và liên kết với nhau. Hiện, tính hợp tác trong cơ khí rất yếu, vẫn có tình trạng khép kín, không hợp tác với người khác. Phải hình thành hiệp hội doanh nghiệp cơ khí, chia sẻ thông tin và công việc, tránh được đầu tư trùng lắp. Trước đây đầu tư trùng lắp rất lớn.

Đại biểu Hoàng Văn Xinh (Hà Tây): - Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Khí điện đạm Cà Mau phải tăng vốn đầu tư, mà một trong những nguyên nhân là do khảo sát có sai sót. Vậy, trách nhiệm thuộc về ai?

Đã giảm tổn thất điện năng từ 21,8% xuống 12% sau 10 năm

- Hiện nay tổn thất điện năng của Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực, vậy Bộ Công nghiệp có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải: Việc có lỗi trong khâu khảo sát thiết kế đối với hai dự án trên, Bộ trưởng đã giải trình rất kỹ trong kỳ họp QH trước. Khâu tư vấn khảo sát rất quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư quan trọng, khảo sát tốt, chuẩn bị tốt thì thành công của dự án càng lớn. Trong dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Khí điện đạm Cà Mau, trách nhiệm là ở chủ đầu tư đã lựa chọn cơ quan tư vấn thiết kế không phù hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Hiện nay, việc đầu tư cho khâu tư vấn khảo sát là rất thấp, các mũi khoan đánh giá địa chất chưa kỹ, do vậy, đối với các dự án cần có đầu tư thích đáng vào tư vấn thiết kế nếu vội vàng sẽ vấp về sau, dẫn đến dự án không có hiệu quả.

- Tổn thất điện lực ở Việt Nam là cao, năm 2005 dự kiến là 12%. Tổn thất thường bao gồm hai thành phần: tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Từ những năm 1995, tổn thất của chúng ta là 21,8%, nay giảm còn 12% là nỗ lực lớn. Theo chỉ đạo của CP, ngành điện phải giảm tổn thất bình quân 1%/năm. Trước đây, tổn thất thương mại rất lớn lên tới 40-50% có những khu vực mất trắng nhưng đến nay, nhờ thay đổi được cách quản lý kinh doanh nên tổn thất thương mại đã giảm đáng kể. Trong tổn thất kỹ thụât cần đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện, bởi hiện nay trang thiết bị đưa vào lưới điện không đảm bảo chất lượng, gây tổn thất tới 17-18%. Vì vậy, giải pháp đưa ra là nâng cao đầu tư lưới điện, giảm tổn thất kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh tốt, tăng thiết bị giảm câu mắc trộm. Bộ Công nghiệp hàng năm đều duyệt chương trình chống tổn thất điện năng của EVN và kiểm tra việc thực hiện. Nếu các cơ quan của EVN không giảm được tổn thất 0,3%/năm sẽ không đảm bảo lương của lao động. 2010 là giảm còn 10%, dưới mức hiện nay. 

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông): Đảng đã có chủ trương phát triển công nghệ sinh học. Đây là một ngành rất quan trọng trong thế kỷ 21, hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng Bộ trưởng không đề cập gì đến việc phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, chưa bao giờ Bộ trưởng nói chuyện về công nghệ sinh học?

Bộ trưởng Hoàng Trung Hải: Bộ có rất nhiều Viện nghiên cứu tham gia nghiên cứu sinh học. Viện nghiên cứu rượu bia và giải khát, Viện nghiên công nghệ thực phẩm cũng đã nghiên cứu nhiều và phối hợp với Bộ khoa học - công nghệ. Đây là một trong những mũi nhọn về công nghệ, mà chúng ta muốn tiếp cận thì chúng ta cần đầy đủ vốn hơn đề đầu tư nghiên cứu. Các Bộ khi được phân cũng giao các nhà khoa học nghiên cứu chứ Bộ trưởng đâu có nghiên cứu.

Ở lĩnh vực này (ứng dụng công nghệ sinh học - PV) chúng ta tụt hậu so với các nước rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng. Thời gian qua chúng ta mới tăng trưởng về số lượng. Tỷ lệ hàng công nghệ cao trong công nghiệp là rất thấp. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến.

  • Nhóm phóng viên VietNamNet

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,