Tháo ngòi nổ tỷ giá
Cập nhật lúc 19:03, 11/11/2010 (GMT+7)
Hôm nay (11-11), lãnh đạo của các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thủ đô Seoul của Hàn Quốc với nỗ lực hoá giải nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang đe doạ phục hồi kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị với cương vị Chủ tịch đương nhiệm ASEAN.
Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Seoul cũng là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm 20 quốc gia giàu có nhất thế giới diễn ra tại một quốc gia châu Á kể từ khi cơ chế đối thoại này ra đời năm 1999. Điều đó thể hiện sự coi trọng của những cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới trước sự trỗi dậy và đóng vai trò ngày càng quan trọng của châu Á.
Vinh dự là quốc gia đầu tiên ở châu lục đăng cai hội nghị thượng đỉnh G-20 song Hàn Quốc cũng đang đứng trước trách nhiệm nặng nề của nước chủ nhà nhằm đảm bảo cho sự thành công của hội nghị.
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ đang đe doạ phủ bóng đen u ám lên nền kinh tế thế giới vốn đang phục hồi rất mong manh và thiếu ổn định. Một số quốc gia phương Tây cáo buộc những nền kinh tế mới nổi, đang trỗi dậy đã duy trì chính sách đồng nội tệ yếu nhằm giữ lợi thế về xuất khẩu.
Trong cuộc chiến tranh trên nổi lên cuộc tranh cãi nhiều năm nay giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc - nước vừa chiếm vị trí á quân kinh tế thế giới của Nhật Bản. Washington cáo buộc Bắc Kinh ấn định giá trị thực của đồng nhân dân tệ quá thấp so với đồng USD và đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng Mỹ luôn là nước nhập siêu trong buôn bán với Trung Quốc.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ cho rằng việc định giá thấp đồng nhân dân tệ được xem là thứ vũ khí lợi hại nhằm tạo lợi thế lớn để xuất khẩu. Một đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc là Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra cáo buộc tương tự.
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và EU đối với chính sách tiền tệ của nước này. Trung Quốc cho rằng họ luôn thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và từ tháng 6 tới nay đã áp dụng các biện pháp để đồng nhân dân tệ tăng giá 2,3% so với đồng USD.
Trước tranh cãi gay gắt về vấn đề tỷ giá, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nước. Tổ chức LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng cho rằng nguy cơ đang tăng lên về "chiến tranh tiền tệ" đe dọa tiến trình ổn định nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng.
Bởi vậy, thành công của Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ phụ thuộc vào việc có tháo gỡ được ngòi nổ của một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa những nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chực chờ phát nổ hay không.
Hoàn tất công tác chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị thượng đỉnh G-20. |
Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Seoul cũng là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm 20 quốc gia giàu có nhất thế giới diễn ra tại một quốc gia châu Á kể từ khi cơ chế đối thoại này ra đời năm 1999. Điều đó thể hiện sự coi trọng của những cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới trước sự trỗi dậy và đóng vai trò ngày càng quan trọng của châu Á.
Vinh dự là quốc gia đầu tiên ở châu lục đăng cai hội nghị thượng đỉnh G-20 song Hàn Quốc cũng đang đứng trước trách nhiệm nặng nề của nước chủ nhà nhằm đảm bảo cho sự thành công của hội nghị.
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ đang đe doạ phủ bóng đen u ám lên nền kinh tế thế giới vốn đang phục hồi rất mong manh và thiếu ổn định. Một số quốc gia phương Tây cáo buộc những nền kinh tế mới nổi, đang trỗi dậy đã duy trì chính sách đồng nội tệ yếu nhằm giữ lợi thế về xuất khẩu.
Trong cuộc chiến tranh trên nổi lên cuộc tranh cãi nhiều năm nay giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc - nước vừa chiếm vị trí á quân kinh tế thế giới của Nhật Bản. Washington cáo buộc Bắc Kinh ấn định giá trị thực của đồng nhân dân tệ quá thấp so với đồng USD và đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng Mỹ luôn là nước nhập siêu trong buôn bán với Trung Quốc.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ cho rằng việc định giá thấp đồng nhân dân tệ được xem là thứ vũ khí lợi hại nhằm tạo lợi thế lớn để xuất khẩu. Một đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc là Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra cáo buộc tương tự.
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và EU đối với chính sách tiền tệ của nước này. Trung Quốc cho rằng họ luôn thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và từ tháng 6 tới nay đã áp dụng các biện pháp để đồng nhân dân tệ tăng giá 2,3% so với đồng USD.
Trước tranh cãi gay gắt về vấn đề tỷ giá, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nước. Tổ chức LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng cho rằng nguy cơ đang tăng lên về "chiến tranh tiền tệ" đe dọa tiến trình ổn định nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng.
Bởi vậy, thành công của Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ phụ thuộc vào việc có tháo gỡ được ngòi nổ của một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa những nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chực chờ phát nổ hay không.
(Theo ANTĐ)