Bao giờ hết cảnh giá thuốc độc quyền?
Cập nhật lúc 08:18, 30/10/2010 (GMT+7)
Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bản thân các cơ quan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưng vẫn không thể. Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% - 300% so với giá gốc.
Việc quản lý giá thuốc tại các cơ sở bệnh viện công lập bằng phương pháp đấu thầu đã được thực hiện từ năm 2006. Qua 4 năm triển khai, áp dụng giá thuốc cạnh tranh không thấy đâu, chỉ lộ ra nhiều bất cập. Bệnh nhân vẫn phải mua thuốc giá cao, giá thuốc vẫn lũy tiến theo từng tháng. Đến bao giờ, các cơ quan chức năng mới có sự chủ động về giá thuốc, tránh sự lệ thuộc từ bên ngoài? Đến bao giờ, người bệnh mới được mua giá thuốc không độc quyền?
Tổng chi cho y tế cao
Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, các nguồn thuốc khi cung cấp vào các cơ sở y tế công lập bắt buộc phải qua công tác đấu thầu. Giá các mặt hàng thuốc trong gói đấu thầu không được cao hơn giá tối đa của các mặt hàng thuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế. Trong trường hợp, những mặt hàng thuốc chưa được công bố giá tối đa, khi xây dựng kế hoạch đấu thầu, các đơn vị phải tham khảo giá những mặt hàng thuốc đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập do Cục Quản lý Dược Việt Nam cập nhật và thông báo trên trang thông tin điện tử của ngành y tế. Bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ nên với những quy định như vậy, Bộ Y tế hi vọng sớm đưa được thuốc trị bệnh vào guồng quản lý, hi vọng kéo được giá thuốc xuống.
Thế nhưng, qua những đợt thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốc trong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn giá bán lẻ bên ngoài. Các lượt thuốc tăng giá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với mặt hàng giảm giá. Theo Hiệp hội kinh doanh dược Việt Nam, vào tháng 10, khi tiến hành khảo sát 7390 lượt mặt hàng, bao gồm cả thuốc nội và thuốc nhập ngoại, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá, chiếm tỉ lệ chưa đầy 0,1%, tỉ lệ tăng trung bình 5,0% (ngoài ra có 13 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,14% với tỉ lệ giảm trung bình khoảng 4,3%). Với thuốc sản xuất trong nước: có 37 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỉ lệ 0,40% so với tổng số lượt mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 3,8% và 11 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,12%.
Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bản thân các cơ quan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưng vẫn không thể. Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% – 300% so với giá gốc.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Nguyễn Thị Kim Phượng, cho rằng, tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhập trung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối với cả hộ gia đình và nhà nước. Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp. Không chỉ quỹ BHYT mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từ việc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụng thuốc không hợp lý.
Bất cập trong định giá tối đa
Việc đấu thầu giá thuốc đã thật sự không mang lại những hiệu quả như mong muốn. Lý do được bộ Y Tế cho rằng, trên thị trường đang lưu hành khoảng 22.000 mặt hàng thuốc với trên 1500 hợp chất, mỗi loại hợp chất có nhiều chủng loại, hàm lượng quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nơi sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng trên thực chất là rất khó khả thi. Trong thực tế, có những loại thuốc giống nhau, nồng độ như nhau, nhưng thuốc nhập ngoại sẽ đắt hơn thuốc nội sản xuất. Nếu Cục Quản lý dược công bố giá thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đẩy giá của mình lên cao dù chi phí rất thấp. Việc này dẫn tới, các bệnh viện không mua được giá đúng. Còn nếu công bố mức giá cao nhất đã trúng thầu để làm cơ sở giá tối đa thì cũng không có ý nghĩa, cơ chế công bố giá tối đa có thể dẫn tới tăng giá thuốc đồng loạt trên thị trường. Vậy, câu hỏi đặt ra, quyền định giá thuốc đang của cơ quan nào?
Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, muốn quản lý minh bạch thì nên mời các chuyên gia độc lập tham gia xây dựng giá trần, chuyển quản lý giá thuốc sang Bộ Tài chính, nghiên cứu việc đấu thầu thuốc tập trung, triển khai thí điểm trước tại một số tỉnh.
Theo thừa nhận của Bộ Y Tế, Bộ vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc quản lý giá thuốc. Hiện nay, Bộ đang tính toán tới cơ chế không công bố giá trần mà công bố thặng số bán buôn tối đa đối với các thuốc do ngân sách và BHYT chi trả, chọn lọc một số loại thuốc có tỷ trọng tần suất cao trong điều trị.
Giá thuốc chữa bệnh vẫn chưa thể kiểm soát |
Việc quản lý giá thuốc tại các cơ sở bệnh viện công lập bằng phương pháp đấu thầu đã được thực hiện từ năm 2006. Qua 4 năm triển khai, áp dụng giá thuốc cạnh tranh không thấy đâu, chỉ lộ ra nhiều bất cập. Bệnh nhân vẫn phải mua thuốc giá cao, giá thuốc vẫn lũy tiến theo từng tháng. Đến bao giờ, các cơ quan chức năng mới có sự chủ động về giá thuốc, tránh sự lệ thuộc từ bên ngoài? Đến bao giờ, người bệnh mới được mua giá thuốc không độc quyền?
Tổng chi cho y tế cao
Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, các nguồn thuốc khi cung cấp vào các cơ sở y tế công lập bắt buộc phải qua công tác đấu thầu. Giá các mặt hàng thuốc trong gói đấu thầu không được cao hơn giá tối đa của các mặt hàng thuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế. Trong trường hợp, những mặt hàng thuốc chưa được công bố giá tối đa, khi xây dựng kế hoạch đấu thầu, các đơn vị phải tham khảo giá những mặt hàng thuốc đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập do Cục Quản lý Dược Việt Nam cập nhật và thông báo trên trang thông tin điện tử của ngành y tế. Bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ nên với những quy định như vậy, Bộ Y tế hi vọng sớm đưa được thuốc trị bệnh vào guồng quản lý, hi vọng kéo được giá thuốc xuống.
Thế nhưng, qua những đợt thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốc trong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn giá bán lẻ bên ngoài. Các lượt thuốc tăng giá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với mặt hàng giảm giá. Theo Hiệp hội kinh doanh dược Việt Nam, vào tháng 10, khi tiến hành khảo sát 7390 lượt mặt hàng, bao gồm cả thuốc nội và thuốc nhập ngoại, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá, chiếm tỉ lệ chưa đầy 0,1%, tỉ lệ tăng trung bình 5,0% (ngoài ra có 13 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,14% với tỉ lệ giảm trung bình khoảng 4,3%). Với thuốc sản xuất trong nước: có 37 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỉ lệ 0,40% so với tổng số lượt mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 3,8% và 11 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,12%.
Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bản thân các cơ quan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưng vẫn không thể. Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% – 300% so với giá gốc.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Nguyễn Thị Kim Phượng, cho rằng, tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhập trung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối với cả hộ gia đình và nhà nước. Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp. Không chỉ quỹ BHYT mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từ việc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụng thuốc không hợp lý.
Bất cập trong định giá tối đa
Việc đấu thầu giá thuốc đã thật sự không mang lại những hiệu quả như mong muốn. Lý do được bộ Y Tế cho rằng, trên thị trường đang lưu hành khoảng 22.000 mặt hàng thuốc với trên 1500 hợp chất, mỗi loại hợp chất có nhiều chủng loại, hàm lượng quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nơi sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng trên thực chất là rất khó khả thi. Trong thực tế, có những loại thuốc giống nhau, nồng độ như nhau, nhưng thuốc nhập ngoại sẽ đắt hơn thuốc nội sản xuất. Nếu Cục Quản lý dược công bố giá thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đẩy giá của mình lên cao dù chi phí rất thấp. Việc này dẫn tới, các bệnh viện không mua được giá đúng. Còn nếu công bố mức giá cao nhất đã trúng thầu để làm cơ sở giá tối đa thì cũng không có ý nghĩa, cơ chế công bố giá tối đa có thể dẫn tới tăng giá thuốc đồng loạt trên thị trường. Vậy, câu hỏi đặt ra, quyền định giá thuốc đang của cơ quan nào?
Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, muốn quản lý minh bạch thì nên mời các chuyên gia độc lập tham gia xây dựng giá trần, chuyển quản lý giá thuốc sang Bộ Tài chính, nghiên cứu việc đấu thầu thuốc tập trung, triển khai thí điểm trước tại một số tỉnh.
Theo thừa nhận của Bộ Y Tế, Bộ vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc quản lý giá thuốc. Hiện nay, Bộ đang tính toán tới cơ chế không công bố giá trần mà công bố thặng số bán buôn tối đa đối với các thuốc do ngân sách và BHYT chi trả, chọn lọc một số loại thuốc có tỷ trọng tần suất cao trong điều trị.
(Theo ĐĐK)