Mỏi mắt tìm đồ lưu niệm Đại lễ
Cập nhật lúc 20:47, Thứ Tư, 29/09/2010 (GMT+7)
Đại lễ đã cận kề, ai cũng nghĩ giờ này thị trường đồ lưu niệm về Đại lễ đã tràn ngập. Nhưng dạo các tuyến phố vẫn rất khó tìm ra những món đồ mang tính "đại lễ"...
Vẫn là những thứ "xưa cũ"
Cũng như du khách thập phương, chúng tôi dạo quanh các tuyến phố kinh doanh đồ lưu niệm ở Hà Nội để tìm món đồ lưu niệm liên quan tới biểu trưng Hà Nội - Đại lễ nghìn năm nhưng không có. Khảo sát tại 10 cửa hàng trên các tuyến phố Hàng Gai, Lương Văn Can, có tới 6 cửa hàng nói chưa có đồ lưu niệm cho 1.000 năm Thăng Long. 4 cửa hàng còn lại bảo rằng "đang cho in hàng" nhưng phải đến ngày 1/10 sản phẩm mới được bày bán.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hàng lưu niệm Đại lễ mà các tiểu thương nói sắp bán ra cũng chỉ là đĩa sơn mài, mô hình xe xích lô, túi thổ cẩm... Đó là những sản phẩm đã rất quen thuộc được in thêm hình Tháp Rùa và dòng chữ "Kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Bà Nguyễn Thị Hà, chủ shop lưu niệm Hà Phương, phố Hàng Hòm cho biết: "Từ tháng 8 tôi đã cho in Tháp Rùa và dòng chữ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội lên một số sản phẩm như đĩa sơn mài, hộp đựng đồ trang điểm, hộp đựng nữ trang, xe xích lô, xe đạp cổ, túi thổ cẩm... nhưng khách chỉ đến ngắm rồi lại mua thứ khác".
Cũng theo bà Hà, chỉ cần biết khách có nhu cầu, bà sẵn sàng đáp ứng nhưng đồ lưu niệm những ngày gần đây vẫn vắng khách. Chỉ cần có khách đặt hàng với mẫu có sẵn, số lượng hàng nghìn cái, bà vẫn sẵn sàng nhận và thời gian nhận trả chỉ sau 3 ngày.
Ông Vũ Triệu, chủ "Vũ Triệu shop" số 2, phố Tô Tịch cho biết: "Đến ngày 30/9 shop tôi mới có đồ lưu niệm cho ngày Đại lễ. Vì làm sớm cũng chẳng biết bán cho ai. Khách ở Hà Nội thì không mua, khách thập phương cũng chẳng mấy mặn mà.
Vì thực ra sản phẩm sơn mài không phải là thứ quá sang trọng nhưng cũng thuộc diện đắt so với túi tiền của nhiều người. Đồ lưu niệm này thường chỉ bán cho khách nước ngoài, mà phải là ngày diễn ra Đại lễ mới bán được".
Vắng một "biểu trưng"
Đến thời điểm hiện nay, những đơn vị sản xuất đồ lưu niệm cho Đại lễ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, theo dư luận thì những món đồ tinh xảo được các đơn vị này sản xuất ra chỉ có thể làm quà tặng cao cấp chứ không có tính kinh tế vì số lượng đều được giới hạn trong phạm vi khiêm tốn.
Công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn đúc 1.000 con rồng thời Lý (con rồng đầu tiên mang đặc trưng rõ nét rồng Việt Nam) bằng đồng có gắn đá quý. 1.000 con rồng này được đánh số nhưng đây chỉ là "quà tặng cao cấp", không được bán rộng rãi trên thị trường.
Theo nghệ nhân Lê Diệu Hương, Giám đốc Công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn, đơn vị sản xuất mẫu quà tặng này - cũng không có ý định phổ biến ra thị trường mà chỉ bán đấu giá để làm từ thiện, với mục đích "kỷ niệm Đại lễ" theo đúng nghĩa đen. "Sau khi hoàn thiện, những sản phẩm có số đẹp như: 0001, 1.000, 666, 888, 999... sẽ được đấu giá qua cầu truyền hình trực tiếp, qua mạng Internet để gây quỹ từ thiện xã hội. Số còn lại sẽ dành cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu sở hữu".
Một đơn vị khác là Tổng công ty sách Việt Nam (Savina) cũng đưa vào thị trường đồ lưu niệm và quà tặng Đại lễ bộ 40 sản phẩm, có giá từ 180.000 - 1,8 triệu đồng/sản phẩm. Tuy nhiên, những sản phẩm của công ty này cũng không được bày bán rộng rãi trên các tuyến phố bán đồ lưu niệm phục vụ du khách thập phương.
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty này cho biết: "Những sản phẩm biểu tượng của văn hoá Thăng Long là mẫu văn bản Chiếu dời đô, tượng vua Lý Thái Tổ, Khuê Văn Các được chế tác thành những mẫu vật phẩm tinh tế, cao cấp và được mạ vàng 24 kara". Tuy nhiên, trên thực tế những sản phẩm này chỉ được bày bán ở những nơi sang trọng và cũng thuộc dạng "quà tặng cao cấp" mà không phải khách du lịch nào cũng có thể mua.
Trong dịp Đại lễ, Hà Nội vẫn có những món quà để khách thập phương mua làm kỷ niệm. Tuy nhiên, để tìm một biểu trưng riêng của Đại lễ 1.000 năm thì không có. Những món quà mang tính chất "tự phát" mà các tiểu thương đưa ra chắc chắn khó mang dấu ấn Thăng Long, khó phổ cập được hình ảnh Hà Nội ra thế giới.
Quan trọng hơn, khi không có thứ "đặc biệt" như biểu trưng, yếu tố thu hút với du khách đã không còn. Về cơ bản, các tiểu thương vẫn làm một cách tự phát thay vì đó là một chiến dịch vận động quảng bá có tính toán của ngành du lịch như quốc gia khác vẫn thường làm!
(Theo GiadinhNet)
Đến phố bán đồ lưu niệm du khách vẫn khó tìm được sản phẩm làm kỷ niệm cho Đại lễ. Ảnh: T.M |
Vẫn là những thứ "xưa cũ"
Cũng như du khách thập phương, chúng tôi dạo quanh các tuyến phố kinh doanh đồ lưu niệm ở Hà Nội để tìm món đồ lưu niệm liên quan tới biểu trưng Hà Nội - Đại lễ nghìn năm nhưng không có. Khảo sát tại 10 cửa hàng trên các tuyến phố Hàng Gai, Lương Văn Can, có tới 6 cửa hàng nói chưa có đồ lưu niệm cho 1.000 năm Thăng Long. 4 cửa hàng còn lại bảo rằng "đang cho in hàng" nhưng phải đến ngày 1/10 sản phẩm mới được bày bán.
"Khoảng 3 tháng trước, những người kinh doanh mặt hàng như tôi đều nghĩ kỷ niệm Đại lễ sẽ là dịp cao điểm để bán hàng. Nhiều shop đã tự nghĩ ra các mẫu sản phẩm để chào hàng nhưng chẳng có khách. Đến bây giờ thì buồn hẳn. Chúng tôi không dám làm vì sợ ế. Nếu ế hàng thì phải mang toàn bộ số hàng (đĩa sơn mài) đã in đến xưởng sản xuất xoá đi rồi làm lại, chi phí tốn kém gần ngang bằng với làm một chiếc đĩa sơn mài mới". Ông Vũ Triệu, chủ shop hàng lưu niệm số 2 phố Tô Tịch, Hà Nội |
Bà Nguyễn Thị Hà, chủ shop lưu niệm Hà Phương, phố Hàng Hòm cho biết: "Từ tháng 8 tôi đã cho in Tháp Rùa và dòng chữ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội lên một số sản phẩm như đĩa sơn mài, hộp đựng đồ trang điểm, hộp đựng nữ trang, xe xích lô, xe đạp cổ, túi thổ cẩm... nhưng khách chỉ đến ngắm rồi lại mua thứ khác".
Cũng theo bà Hà, chỉ cần biết khách có nhu cầu, bà sẵn sàng đáp ứng nhưng đồ lưu niệm những ngày gần đây vẫn vắng khách. Chỉ cần có khách đặt hàng với mẫu có sẵn, số lượng hàng nghìn cái, bà vẫn sẵn sàng nhận và thời gian nhận trả chỉ sau 3 ngày.
Ông Vũ Triệu, chủ "Vũ Triệu shop" số 2, phố Tô Tịch cho biết: "Đến ngày 30/9 shop tôi mới có đồ lưu niệm cho ngày Đại lễ. Vì làm sớm cũng chẳng biết bán cho ai. Khách ở Hà Nội thì không mua, khách thập phương cũng chẳng mấy mặn mà.
Vì thực ra sản phẩm sơn mài không phải là thứ quá sang trọng nhưng cũng thuộc diện đắt so với túi tiền của nhiều người. Đồ lưu niệm này thường chỉ bán cho khách nước ngoài, mà phải là ngày diễn ra Đại lễ mới bán được".
Vắng một "biểu trưng"
Đến thời điểm hiện nay, những đơn vị sản xuất đồ lưu niệm cho Đại lễ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, theo dư luận thì những món đồ tinh xảo được các đơn vị này sản xuất ra chỉ có thể làm quà tặng cao cấp chứ không có tính kinh tế vì số lượng đều được giới hạn trong phạm vi khiêm tốn.
Công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn đúc 1.000 con rồng thời Lý (con rồng đầu tiên mang đặc trưng rõ nét rồng Việt Nam) bằng đồng có gắn đá quý. 1.000 con rồng này được đánh số nhưng đây chỉ là "quà tặng cao cấp", không được bán rộng rãi trên thị trường.
Theo nghệ nhân Lê Diệu Hương, Giám đốc Công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn, đơn vị sản xuất mẫu quà tặng này - cũng không có ý định phổ biến ra thị trường mà chỉ bán đấu giá để làm từ thiện, với mục đích "kỷ niệm Đại lễ" theo đúng nghĩa đen. "Sau khi hoàn thiện, những sản phẩm có số đẹp như: 0001, 1.000, 666, 888, 999... sẽ được đấu giá qua cầu truyền hình trực tiếp, qua mạng Internet để gây quỹ từ thiện xã hội. Số còn lại sẽ dành cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu sở hữu".
Một đơn vị khác là Tổng công ty sách Việt Nam (Savina) cũng đưa vào thị trường đồ lưu niệm và quà tặng Đại lễ bộ 40 sản phẩm, có giá từ 180.000 - 1,8 triệu đồng/sản phẩm. Tuy nhiên, những sản phẩm của công ty này cũng không được bày bán rộng rãi trên các tuyến phố bán đồ lưu niệm phục vụ du khách thập phương.
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty này cho biết: "Những sản phẩm biểu tượng của văn hoá Thăng Long là mẫu văn bản Chiếu dời đô, tượng vua Lý Thái Tổ, Khuê Văn Các được chế tác thành những mẫu vật phẩm tinh tế, cao cấp và được mạ vàng 24 kara". Tuy nhiên, trên thực tế những sản phẩm này chỉ được bày bán ở những nơi sang trọng và cũng thuộc dạng "quà tặng cao cấp" mà không phải khách du lịch nào cũng có thể mua.
Trong dịp Đại lễ, Hà Nội vẫn có những món quà để khách thập phương mua làm kỷ niệm. Tuy nhiên, để tìm một biểu trưng riêng của Đại lễ 1.000 năm thì không có. Những món quà mang tính chất "tự phát" mà các tiểu thương đưa ra chắc chắn khó mang dấu ấn Thăng Long, khó phổ cập được hình ảnh Hà Nội ra thế giới.
Quan trọng hơn, khi không có thứ "đặc biệt" như biểu trưng, yếu tố thu hút với du khách đã không còn. Về cơ bản, các tiểu thương vẫn làm một cách tự phát thay vì đó là một chiến dịch vận động quảng bá có tính toán của ngành du lịch như quốc gia khác vẫn thường làm!
(Theo GiadinhNet)
,