221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1291341
Tổng Giám đốc Vinashin hối tiếc sâu sắc…
0
Article
null
Tổng Giám đốc Vinashin hối tiếc sâu sắc…
,

- Kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương hoàn toàn đúng và chúng tôi hối tiếc sâu sắc về sự điều hành lãnh đạo chưa tốt thời gian qua, ông Trần Quang Vũ, TGĐ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam giãi bày.

TIN LIÊN QUAN

“Không chỉ riêng chủ tịch có lỗi”

PV: Ủy ban kiểm tra Trung ương có kết luận cho rằng, ông Phạm Thanh Bình, chủ tịch Tập đoàn Vinashin đã có nhiều sai phạm trong quản lý đầu tư, sử dụng vốn… Đến nay, ông Bình đã có báo cáo gì tại Tập đoàn về các kết luận đó?

- Chúng tôi mới chỉ nghe tin đó từ tối thứ 2 trên đài báo. Hiện nay, Ban lãnh đạo Vinashin chưa nhận được thông báo chính thức của Ủy ban kiểm tra Trung ương gửi về Tập đoàn. Tuy nhiên,

Ông Trần Quang Vũ, TGĐ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (ảnh: Phạm Huyền)
Ông Trần Quang Vũ, TGĐ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (ảnh: Phạm Huyền)
đồng chí Bình trao đổi với chúng tôi cho biết sẽ nghiêm túc chấp nhận các kỷ luận nếu có của Đảng và Chính phủ.

Dĩ nhiên, anh Bình rất buồn. Những ngày qua, đồng chí chủ tịch vẫn đi làm việc như mọi ngày và làm việc rất muộn.

PV: Ông có đánh giá riêng gì công- tội của vị chủ tịch Tập đoàn?

- Tôi có thể khẳng định rằng, những năm tháng khởi đầu của Vinashin mà không có người như anh Bình thì không có Vinashin. Về tội, nếu lẽ ra, tôi có thể đưa ra ý kiến riêng nhưng vì Ủy ban kiểm tra Trung ương và sắp tới cơ quan thanh tra sẽ làm việc và phân tích một cách rõ ràng. Vì thế, việc này nên để các cơ quan kết luận.

PV: Cũng là lãnh đạo tập đoàn Vinashin, cá nhân ông cảm thấy thế nào trách nhiệm của mình trong câu chuyện đang xảy ra với Vinashin?

- Chúng tôi hối tiếc sâu sắc về sự điều hành Tập đoàn và chúng tôi sẽ kiểm điểm một cách nghiêm túc nhất về hoạt động thời gian qua.

Ngoài đồng chí Bình ra, chúng tôi đều có khuyết điểm cả, vì thực tế, người lãnh đạo là phải chuyên nghiệp. Hiện nay, anh Bình giao cho tôi điều hành doanh nghiệp, thực hiện chức trách làm sao nhanh nhất để bình ổn Tập đoàn trước mắt và xây dựng chiến lược.

Ước mơ của chúng tôi là một ngày nào đó, trong 3-5 năm nữa, lấy lại tên tuổi cho Vinashin. Vì thực ra chúng tôi đi làm thì cũng như người nông dân chăn nuôi lợn, lo lắng dịch tai xanh rồi chết cả đàn lợn. Chúng tôi cũng thế thôi, phải có trách nhiệm, có lo lắng nhưng không có cảm giác nặng nề.

Mô tả ảnh.
Dự án tàu Hoa Sen thất bại do khủng hoảng ???

Một mặt khác, kiểm điểm ban lãnh đạo là đương nhiên. Tôi cũng đang viết kiểm điểm theo yêu cầu của Thủ tướng và sẽ viết một cách trung thực nhất.

Nhưng ngày nào còn điều hành Vinashin, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện này và làm hết mình để trải qua giai đoạn này.

PV: Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng cho rằng, Vinashin đã báo cáo không trung thực tình hình tài chính của tập đoàn, ông có ý kiến gì?

- Các kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương là đúng. Tuy nhiên, không phải chúng tôi báo cáo láo mà do tăng trưởng quá nóng rồi quên mất câu chuyện cần xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Đóng tàu nếu không tổ chức như quân sự là sẽ lỗ. Giữa lỗ và lãi là một khoảng cách rất ngắn.

Và ngay việc tập hợp, báo cáo trong Tập đoàn cũng có những điều bất ổn, hệ thống thống kê cần phải xây dựng lại để hiệu chỉnh nó. Vì thế, thường khi báo cáo, có số liệu lệch lạc. Ban lãnh đạo chúng tôi có sai lầm, khuyết điểm nên dẫn tới tình trạng báo cáo không chuẩn.

Chúng tôi phải trả giá cho tham vọng quá lớn

PV: Với tình trạng đầu tư dàn trải, mất cấn đối nguồn vốn đầu tư, rồi khi gặp khủng hoảng, tại sao Vinashin không tự tái cơ cấu như nhiều doanh nghiệp đã làm?

- Chúng tôi có thành công ban đầu rất tốt. Huy động vốn liên tục trong hai năm, một đợt 750 triệu USD, một đợt 600 triệu USD. Với một tham vọng phát triển hoàn hảo, chúng tôi có kế hoạch nội địa hóa ngành công nghiệp tàu thủy và có kế hoạch để huy động vốn đó nhưng do khủng hoảng kinh tế nên kế hoạch đó bị đổ vỡ.

Chúng tôi vẫn hi vọng, cố chờ thị trường sẽ phục hồi nhanh chóng, khủng hoảng theo hình chữ V nhưng vì khủng hoảng kéo dài quá, chúng tôi không chịu đựng nổi. Tất nhiên, ở đây, là phản ứng của ban lãnh đạo là chưa tốt.

Trong nội bộ ban lãnh đạo Tập đoàn khi ấy, chúng tôi đã tranh cãi rất nảy lửa về việc đầu tư, có những dự án được bàn cãi làm ngay hay không làm nữa. Ngay từ cuối năm 2008, nhiều ý kiến bất đồng, đưa ra là cần nhanh chóng co cụm lại. Nhưng một số ý kiến thì cho rằng, mở ra dự án là rất vất vả, việc lấy được những miếng đất, vị trí để đầu tư như vậy là rất khó khăn.

Nếu như thị trường phục hồi nhanh chóng, tài chính đổ về mà không còn đất nữa thì câu chuyện cũng là thảm hại. Chính vì chúng tôi lấn cấn hai luồng tư tưởng nên công việc tự tái cơ cấu kéo dài.

Nếu lúc đó chúng tôi chấp nhận mất mặt một tí, thua cuộc trong ngắn hạn, giải quyết nhanh mọi vấn đề từ năm 2008 thì giờ đã không có vấn đề gì.

Vinashin sẽ băng bó vết thương và đi tiếp

PV: Với việc chuyển giao, chia tách này, Vinahin quay lại làm lại từ đầu và Tập đoàn có thể hiểu là bị teo đi?

Không phải thế. Chúng tôi không quay lại từ đầu mà chúng tôi băng bó lại vết thương mà đi tiếp thành quả mà công nhân chúng tôi đã làm nên.

Vinashin chỉ teo đi cái phần mà bị đắp nhiều thịt vào, chưa phải là sức mạnh. Các dự án chuyển giao đó chưa ra tiền thì chưa thể nói là teo đi. Những dự án đó làm giảm lượng mỡ dư thừa để chúng tôi đi nhanh hơn. Nếu các công ty đó ra tiền rồi mà phải chuyển giao thì sẽ đau đớn lắm, nhưng đó là lượng mỡ dư thừa thì việc teo đi đó là tốt cho Vinashin.

PV: Vì sao ông tin rằng, Vinashin sẽ bình ổn và lấy lại thương hiệu trong 3-5 năm nữa?

- Dù thế nào thì thị trường, nhu cầu ngành đóng tàu là rất lớn. Như chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trong đó không thể thiếu ngành đóng tàu mà Vinashin làm chủ lực.

Vì trong nền kinh tế hiện nay, hội nhập lớn, phân công chuyên nghiệp lớn, lưu thông hàng hóa khi kinh tế hồi phục sẽ phát triển mạnh. Năm 2005-2006, tàu thiếu rất trầm trọng, nhiều chủ tàu tranh nhau để có tàu. Không thể trong một thời gian ngắn có thể thay thế tối hơn loại hình vận tải biển hàng hóa. Vì vậy, nhu cầu là có.

Ngoài ra, chúng tôi cũng được nhiều nhà đóng tàu tên tuổi trên thế giới biết đến và chúng tôi tin tưởng là họ sẽ quay trở lại.

Vấn đề là công tác quản lý đóng tàu. Giữa lỗ và lãi khoảng cách ngắn. Nếu con tàu 53.000 tấn, trị giá 600 tỷ, cộng thiết bị hàng thủy, là 500 tỷ, khoảng 1100 tỷ, nếu chúng ta tổ chức quản lý yếu kém, cung cấp vật tư không kịp thời, dịch vụ khác không chuyên nghiệp, có thể chậm 5-6 tháng thì có thể lỗ ngay vài ba triệu USD nhưng ngược lại, tổ chức tốt, chúng tôi có thể lãi vài ba triệu USD một con tàu.

Vấn đề đặt ra là chúng tôi có tồn tại lỗ hay lãi là do chúng tôi có thay đổi cách điều hành quản trị doanh nghiệp được không, để làm thế nào đạt hiệu quả trong sản xuất. Nếu thay đổi tốt thì chắc chắn, sẽ có lãi. Tôi tin là Vinashin vẫn có cơ hội đi lên.

  • Phạm Huyền (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,