221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1278792
Vì sao máy bay liên tiếp bị ôtô đâm tại đường băng?
1
Article
null
Vì sao máy bay liên tiếp bị ôtô đâm tại đường băng?
,

- Máy bay thiếu chút nữa đâm phải ôtô, rồi đến lượt máy bay bị ôtô đâm khi chuẩn bị cất cánh... - những thông tin gần đây rộ lên khiến hành khách có quyền nghi ngờ về độ an toàn của các chuyến bay. Bởi dù bất cứ nguyên nhân gì, chỉ sơ sểnh một giây, thảm họa có thể xảy ra.

TIN LIÊN QUAN


Giả thuyết về việc ôtô tự lao lên

Xin nói thêm về vụ chiếc ôtô chở dầu của Xí nghiệp Xăng dầu hàng không miền Nam (thuộc Công ty Xăng dầu hàng không Vinapco) đâm vào máy bay Boeing 777 của hãng Vietnam Airlines lúc 22h20’ ngày 9/5, khi máy bay đang đỗ trên sân Tân Sơn Nhất để chuẩn bị hành trình tới Frankfurt (Đức).

Theo lời ông Lương Ngọc Thư, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Xí nghiệp thì công việc tra nạp nhiên liệu từ ôtô vào máy bay đang vận hành đúng quy trình. Khi chuẩn bị tra nạp, nhân viên kỹ thuật xuống chèn bánh xe, lái xe cũng đi kiểm tra lại tình trạng phương tiện trong khi ôtô vẫn nổ máy. Bất ngờ, ôtô lao lên đâm vào máy bay.

Mô tả ảnh.
Xe ôtô của Công ty Vinapco tiếp cận máy bay B777 của Vietnam Airlines (ảnh chỉ mang tính minh họa - vietaviator)


Cú va chạm này đúng vào phần sau bên trái máy bay khiến thân máy bay bị móp, nắp đậy động cơ bị vênh. Một ít dầu cũng bị tràn ra sân bay. Toàn bộ hành khách được sơ tán, chuyển sang chuyến bay khác lúc 1h50 sáng 10/5.

Để tìm hiểu nguyên nhân sự việc, một uỷ ban điều tra đã được Cảng vụ Hàng không miền Nam thành lập. Vietnam Airlines cũng mời chuyên gia nước ngoài cùng phối hợp xác minh thiệt hại. Hãng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả tuỳ vào mức độ hỏng hóc của phương tiện.
Theo một kỹ sư ôtô của Hyundai motor, đây là xe chuyên dùng nên không rõ thiết kế hộp số khác xe thường thế nào. Song, về nguyên tắc, khi xuống xe lái xe phải về "mo" (số N) và cài phanh tay.

Giả thuyết được đặt ra: khi lái xe tắt máy, xuống cắm ống tiếp nhiên liệu vào máy bay đã quên về số hoặc để ở số thấp. Do vậy, khi khởi động xe trở lại (có thể lái xe đứng ngoài với vào trong bật chìa khoá) trong khi hộp số quá nhạy nên xe chồm lên.

Lỗi do người hay máy móc?

Tất nhiên, đây chỉ là giả thuyết và việc xe ôtô tự lao lên đâm vào máy bay có thể do bất kỳ lỗi chủ quan hay kỹ thuật khác mà phía nhà chức trách đang tìm hiểu.

Điều đáng nói, những vụ ôtô va chạm với máy bay khi đang đỗ trên sân đã xảy ra nhiều lần ở Việt Nam. Ít nhất, có hai lần trước đó, máy bay của Jetstar Pacific đã bị ôtô chuyên dụng quệt phải, dẫn tới hỏng hóc. Nhưng rõ ràng, dù là ôtô hay bất kỳ phương tiện nào khác cũng là do con người vận hành và điều khiển.

Vì là con người làm chủ máy móc nên chỉ cần một phút lơ là, chủ quan, mất cảnh giác là tai nạn có thể xảy ra trong tích tắc. Đây là trường hợp mà chiếc máy bay A310 chở hàng của Hãng hàng không Fedex gặp phải khi hạ cánh xuống Nội Bài hồi cuối tháng 3.

May mắn, máy bay thoát nạn trong gang tấc khi phi hành đoàn quyết định bay vọt lên, tránh được chiếc ôtô đang làm nhiệm vụ trên đường băng.

Sự việc được đánh giá là uy hiếp nghiêm trọng an toàn nhưng chính những người "đứng mũi chịu sào", có trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn hàng không lại không nhận thức được. Họ né tránh, không nhận lỗi về mình và cố tình che giấu sự việc.

Nếu cứ bưng bít thông tin, không có kiểm điểm rút kinh nghiệm và kỷ luật thích đáng, thì trong tương lai, có gì đảm bảo rằng những sự cố như trên sẽ không tái diễn?

Tất cả đều cần bảo dưỡng

Với vụ Fedex, thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) đã quyết định xử phạt 7 nhân viên không lưu trong ca trực này 5 triệu đồng/người - mức cao nhất trong khung quy định.

Trước đó, 2 nhân viên mặt đất và 4 nhân viên không lưu cũng đã bị thu hồi chứng chỉ. Ngoài ra, 5 nhân viên không lưu đã bị đơn vị quản lý trực tiếp đình chỉ công tác, yêu cầu học lại nghiệp vụ trong vòng 6-12 tháng và chờ hình thức kỷ luật của doanh nghiệp.

Điều đáng tiếc, kíp trực bị kỷ luật lại là những người giàu kinh nghiệm, với hàng chục năm trong nghề. Họ được đào tạo công phu, tốn kém. Học ở nước ngoài về, lại thêm 4-5 năm vừa làm vừa học, nếu đạt qua kỳ sạt hạch nữa mới được cấp năng định thành trực chính. Hàng năm, họ còn phải thi lại để giữ năng định. Tuy nhiên, để xử ra sự cố, những nhân viên trên sẽ buộc phải huấn luyện lại.

Với vụ ôtô đâm máy bay Vietnam Airlines đêm 9/5, hai nhân viên đã bị tạm thời nghỉ việc, chờ điều tra làm rõ.

Nhưng quan trọng hơn, tất cả những cá nhân vận hành hệ thống đảm bảo an toàn chuyến bay, an toàn tính mạng hành khách, đều phải thường xuyên được "bảo dưỡng" về nhận thức cũng như chuyên môn nghề nghiệp.

Cũng cần "xốc" lại tay nghề cho tất cả nhân viên công tác tại các xí nghiệp mặt đất, cung ứng nhiên liệu... tại sân bay. Giống như đối với bảo dưỡng máy bay, cần có quy trình, quy định rõ ràng và nghiêm ngặt.

Với các thiết bị, phương tiện hiện có, sau sự cố đêm 9/5 với máy bay Vietnam Airlines, Công ty Xăng dầu hàng không Vinapco mới lên kế hoạch tổng thể kiểm tra kỹ thuật tất cả các phương tiện tra nạp đang khai thác, đặc biệt là hệ thống an toàn. Kiểm tra việc chấp hành quy trình làm việc với nhân viên tra nạp. Đồng thời, thường xuyên tổ chức bảo dưỡng các phương tiện sản xuất kinh doanh.

Công việc này lẽ ra phải được làm đâu vào đấy, bởi nếu để sự cố xảy ra mới nhắc nhở thì chẳng khác gì "mất bò mới lo làm chuồng". Đúng là "lệnh" được ban ra tuy có muộn, nhưng rõ ràng muộn còn hơn không.

  • Phương Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,