221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1273165
Lãi suất đã hạ nhưng DN vẫn "thúc thủ" khi vay tiền
1
Article
null
Lãi suất đã hạ nhưng DN vẫn 'thúc thủ' khi vay tiền
,

- Hơn một tuần sau những động thái đầu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu đưa ra các cam kết lãi suất mới với mức hạ thấp hơn. Tuy nhiên, mức giảm chưa lớn để đủ mang lại một động lực kinh doanh sôi động hơn.

Doanh nghiệp kêu gào vì lãi suất quá cao

Khó giảm lãi suất trong ngắn hạn

Doanh nghiệp điêu đứng với lãi suất "cắt cổ"

14 – 15%: phổ biến nhưng chưa dễ vay

Thông báo mới nhất mà lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho biết, đã có rất nhiều ngân hàng đã gửi thông báo dự kiến mức lãi suất sẽ giảm về Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất trên thực tế.

Cuối tuần trước, danh sách các ngân hàng cam kết giảm lãi suất đã lên đến 15 – 16 ngân hàng. Trong số đó, ngoài các ngân hàng quốc doanh lớn như BIDV, Agribank, Vietinbank, Vietcombank... mức lãi suất mà các ngân hàng cam kết phổ biến từ 14,5 – 15%, cố một số ngân hàng thấp hơn ở mức 12% dành cho những dự án xuất khẩu nhưng cũng có mức cao nhất lên đến 17%.

Mô tả ảnh.
Vốn giá rẻ chưa về đến nhiều DN. (Ảnh: VNN)

Đi đầu trong đợt giảm lãi suất này, chính là các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn. Cụ thể, Agribank, BIDV, MHB, Vietcombank và Vietinbank có lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới từ 14% - 14,5%/năm; trong đó Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm. Thậm chí, đối với tín dụng tín dụng xuất khẩu còn thấp hơn, ở mức 12% - 14%/năm.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần lớn như ACB, Eximbank, VIB chỉ áp mức lãi suất tối đa là 15%. Trong đó, có một số ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn như VPBank là 14,5%/năm, tại MB chỉ từ 13,7% - 14,5%/năm. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất khá cao, lên đến 18%/năm.

Không chỉ dừng lại ở mức cam kết, một số ngân hàng đã áp dụng cho vay vốn lãi suất mới đối với khách hàng. Trong đó, Vietcombank đã cho vay nhiều dự án ở mức 14%. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng bắt đầu thực hiện cho vay với lãi suất tối đa 13,8% với sản xuất nông nghiệp và 14% với hoạt động xuất khẩu sau khi Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng thỏa thuận lãi suất.

Tuy nhiên, tham khảo rất nhiều DN đang có nhu cầu vay vốn trong một hai ngày qua đựoc biết, cam kết giảm lãi suất mới là tín hiệu và còn việc cho vay trên thực tế chưa nhiều. Số lượng DN cần vốn tiếp cận được vốn giá thấp mới còn ít. Đặc biệt, một số DN cho biết, mức lãi suất công bố là thế, những khi cho vay, ngân hàng vẫn luôn xem xét và đánh giá để cho vay theo uy tín doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của dự án. Cho nên để vay được vốn lãi suất hạ là không hề dễ.

Khó hạ sâu

Lãi suất mới do các ngân hàng công bố giảm 1 – 2% so với trước đây. Đây là một nỗ lực của ngân hàng nhưng thực tế lại chưa được như kỳ vọng của DN. Cơ bản, trong tình hình khó khăn của DN hiện nay, lãi suất mới giảm ít thì chưa thể đủ tạo nên mộ động lực kinh doanh mới như kiểu hỗ trợ lãi suất của năm ngoái.

Tuy nhiên, để giảm lãi suất sâu hơn thì cần các điều kiện cơ bản như giảm đựoc lãi suất đầu vào, lượng vốn giá rẻ của Ngân hàng Nhà nước bơm qua thị trường mở đủ lớn. Tuy nhiên, cả hai sung lực này đều chưa đủ mạnh.

Mô tả ảnh.
Sẽ khó giảm sâu lãi suất nếu không có những động thái mạnh hơn. (Ảnh: VNN)

Hiện chưa có tín hiệu nào đáng kể trong việc hạ lãi suất huy động, đa số ngân hàng áp lãi suất huy động đồng loạt ở mức 10,49%/năm, hay 10,499%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Tâm lý các ngân hàng đều đang nhìn nhau để giảm, vì sợ mất khách hàng.

Mong chờ lớn nhất là cơ chế lãi suất thỏa thuận hoàn toàn được thực hiện thì ngân hàng sẽ dễ hơn trong việc định lãi suất huy động. Bên cạnh đó, điều chỉnh lãi suất huy động trong thời gian tới như thế nào, hiện các ngân hàng đang chờ đợi tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Đó là việc cơ quan này sử dụng các công cụ điều tiết nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống.

Trong khi đó, việc bơm tiền từ Ngân hàng Nhà nước sau những phiên khá mạnh của tuần trước thì đang giảm xuống gần đây. Mức hiện nay chỉ khoảng 2.000 tỷ so với 7.000 tỷ trước đây. Có vẻ như các ngân hàng thương mại đang vướng vào nguồn vốn lớn huy động lãi suất cao từ trước nên chưa thể đủ cơ sở để giảm lãi suất xuống thấp hơn nữa vào thời điểm này.

Theo các ngân hàng, dù sao, các ngân hàng cũng sẽ phải cạnh tranh với nhau để giữ khách hàng. Chỉ cần một cơ chế rõ ràng từ Ngân hàng Nhà nước mà cụ thể là sớm có lãi suất thỏa thuận để các ngân hàng dễ hơn trong tính toán dài hạn. Lúc đó, động lực cạnh tranh sẽ khiến các ngân hàng chịu nhiều áp lực hơn trong giảm lãi suất.

· Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,