221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1274492
Doanh nghiệp xăng dầu "ganh tỵ" nhau mức xả quỹ bình ổn
1
Article
null
Doanh nghiệp xăng dầu 'ganh tỵ' nhau mức xả quỹ bình ổn
,

- Để tiếp tục giữ giá xăng dầu, cơ quan quản lý đang chật vật tìm phương án, trong khi đó, doanh nghiệp lại "ganh" nhau về mức xả quỹ bình ổn hiện nay.

TIN LIÊN QUAN

Tính tới thời điểm này, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giá xăng dầu trong nước đã “đứng yên” “tròn” 2 tháng theo lệnh của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, diễn biến giá xăng dầu thế giới lại liên tục tăng mạnh, gây bất lợi cho chính sách bình ổn xăng dầu, giữ giá bán lẻ trong nước hiện nay.

Theo Petrolimex, tính tới ngày 16/4, giá bình quân 30 ngày tại Singapore đối với xăng A92 đã là 90,4 USD/thùng, đối với dầu diesel đã là 92, 23USD/thùng. Theo đó, giá cơ sở so với giá bán lẻ hiện hành đối với xăng A92 đã tăng 8,2% và dầu diesel đã tăng tới 10,3%.

Như vậy, một lít xăng bán lẻ hiện nay đang thấp hơn giá cơ sở với mức kỷ lục: 1.400 đồng/lít và một lít dầu diesel bán lẻ tới 1.511 đồng.

"Ganh" nhau về mức xả quỹ

Trước tình thế căng thẳng này, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đã kiến nghị liên Bộ Tài chính- Công Thương tăng mức xả Quĩ bình ổn xăng dầu lên khoảng 600-700 đồng/lít thay vì mức tối đa 500 đồng/lít hiện nay.

Mô tả ảnh.
Nên ngừng trích Quĩ bình ổn (ảnh: Phạm Huyền)

Trao đổi với PV VietNamNet, công ty xăng dầu Saigon Petrol cho biết, các doanh nghiệp xăng dầu đều đang lỗ nặng.

Ngay từ ¼, khi Bộ Tài chính “phát lệnh” xả Quĩ thì doanh nghiệp đã lỗ ít nhất là từ 700-800 đồng/lít và mức lỗ ngày càng tăng do giá thế giới tiếp tục leo thang. Do đó, mức xả quĩ bình ổn tối đa 500 đồng/lít không còn đủ sức để bù cho phần lỗ phát sinh do phải giữ giá bán lẻ.

Bên cạnh đó, cơ chế xả, trích Quĩ hiện nay rất “cào bằng”, không khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Đại diện Saigon petrol phân tích, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, 500 đồng/lít chỉ là mức trích tối đa. Vậy, trong trường hợp, doanh nghiệp chỉ lỗ có 300-400 đồng/lít, thì sẽ có tình trạng doanh nghiệp sẽ vẽ thêm trong bản báo cáo tài chính của mình để làm sao nâng mức “lỗ” cho đủ 500 đồng/lít. Như vậy, dù lỗ thật ít hơn 500 đồng/lít thì doanh nghiệp vẫn cứ trích đủ 500 đồng/lít. Số “dư” 100 – 200 đồng/lít ấy có thể được doanh nghiệp sử dụng tăng hoa hồng cho đại lý…

Với cách thức này thì doanh nghiệp sẽ không còn động lực để tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh. Vì đằng nào, họ cũng sẽ chọn mức bù tối đa từ Quĩ bình ổn xăng dầu. Vì thế, mức xả Quĩ nên là mức cố định.

Bên cạnh đó, cơ chế xả Quĩ không hợp lý, sẽ vô tình giúp bù lỗ cho cả phần lỗ do doanh nghiệp không chịu tiết giảm chi phí, làm ăn yếu kém.

Mặc khác, Bộ Tài chính lại vẫn yêu cầu tiếp tục trích 300 đồng/lít để thành lập Quĩ, theo một lãnh đạo của Petrolimex, việc vừa thu Quĩ, lại vừa xả Quĩ như vậy rất dễ gây hiểu nhầm cho dư luận và thậm chí là làm khó thêm cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính lại không nói rõ là sẽ giữ giá bán lẻ và xả Quĩ trong bao lâu, trong khi, nguồn Quĩ có hạn. Như vậy, nói thẳng ra là doanh nghiệp sẽ lại lỗ, vị lãnh đạo này nói.

Theo ông, Quĩ bình ổn cần phải được “khẳng định” lại là nên ở cỡ nào thôi. Ví dụ, trong khoảng thời gian tháng 4, giá xăng dầu cần bình ổn, thì doanh nghiệp cần khỏan Quĩ bao nhiêu để bình ổn, phần còn lại, để doanh nghiệp tự chủ động vận hành giá theo chị trường. Trên cơ sở đó, Bộ phải có giới hạn về trích Quĩ bình ổn.

Nếu việc trích lập Quĩ cứ kéo dài vô biên, đến khi, giá thế giới xuống, người tiêu dùng mất cả cơ hội giảm giá bán lẻ.

Petrolimex cũng đề nghị, việc trích Quĩ không nên qui định cố định bao nhiều đồng/lít mà nên qui định tỷ lệ % trên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhiều khả năng sẽ giảm thuế nhập khẩu

Trong bối cảnh giá xăng dầu đang rất căng thẳng, khá nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị phương án giảm thuế nhập khẩu. Gần đây nhất, Tổng công ty Dầu Việt Nam kiến nghị giảm 5-10% thuế nhập khẩu xăng dầu.

Mô tả ảnh.
Có thể giảm thuế nhập khẩu xăng dầu trong vài ngày tới (ảnh: Phạm Huyền)

Tuy nhiên, câu chuyện điều hành thuế này lại bị chi phối bởi barem thuế đã được ban hành từ đầu năm nay.

Theo đó, công văn số 837 ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính nêu rõ, nếu giá dầu bình quân 30 ngày trên thị trường Singapore từ 75-95USD/thùng, thuế nhập khẩu xăng và dầu hỏa là 20%, thuế nhập khẩu dầu diesel và madut là 15% .

Nếu giá dầu thế giới dao động từ 60- 75USD/thùng, thuế nhập khẩu các mặt hàng trên tăng thêm 5%.

Nếu giá thế giới xuống 45-60USD/thùng thì thuế nhập khẩu tăng tiếp 5%, lên mức 30% đối tới xăng và dầu hỏa và 25% đối với dầu diesel và madut.

Theo ba- rem nay, giá bình quân 30 ngày hiện nay của xăng dầu vẫn dưới mức 95USD/ thùng và thuế nhập khẩu xăng vẫn đang giữ nguyên là 20% và dầu diesel là 15%.

Điều đó cũng có nghĩa, nếu trong vài ngày tới, mức giá bình quân trên của hai mặt hàng xăng dầu biến động vượt 95USD/thùng, mặt hàng xăng dầu sẽ có cơ hội được giảm thuế.

Tuy nhiên, theo đại diện của PV Oil, thông tin ngoài lề là nhiều khả năng, mặt hàng này sẽ giảm thuế nhập khẩu trong vài ngày tới.

Bởi lẽ, barem thuế nhập khẩu trên chỉ áp dụng trong điều kiện thị trường vận hành bình thường, giá bán lẻ được tăng giảm theo thị trường.

Hiện nay, khi doanh nghiệp đã phải giữ giá, thị trường xăng dầu đang phải bình ổn thì sẽ là “lý do chính đáng” để Bộ Tài chính nên đưa ra quyết định giảm thuế.

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,