221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1267931
Chợ Trời ngang nhiên tồn tại vì "không thể" giải toả
1
Article
null
Chợ Trời ngang nhiên tồn tại vì 'không thể' giải toả
,

- Nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, với những cái bát nháo ấy, chợ Trời nghiễm nhiên tồn tại và đến nay, cũng đã quá nửa thế kỷ trôi qua. Mặc dù, chưa bao giờ chợ Trời có tên trong qui hoạch thương mại của Thành phố Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN


Hiếm có khu chợ nào chỉ bán thứ đồ “thượng vàng hạ cám, rẻ tiền” mà lại chễm trễ nằm ngay ở vị trí “vàng” như vậy: mặt phố Yên Bái, Thịnh Yên, Trần Cao Vân, Chùa Vua, trong đó, “cửa” trước của chợ là rẽ từ phố Huế vào.

Và có lẽ, cũng hiếm có khu buôn bán “tạm bợ” nào lại được tổ chức một cách qui mô đến thế: tới trên 600 sạp kinh doanh dưới lòng đường, vỉa hè.

Bó tay vì không có điểm “hạ cánh”

Đã gần 20 năm làm việc tại Phòng Kinh tế của UBND quận Hai Bà Trưng, chị Nguyễn Hồng Nhung kể: “Đây là chợ tự phát, kinh doanh ngay trong nhà dân, hoặc lòng đường, vỉa hè nên chưa khi nào chợ được xếp loại, nằm trong qui hoạch. Nó chỉ là chợ tạm.”

Chị Nhung khẳng định: “Chợ tạm thì đương nhiên sẽ bị giải tỏa. Nhưng vì, chợ tạm này lớn quá nên trong thời gian chưa giải tỏa được, năm 1985, quận Hai Bà Trưng đành tạm thời cho thành lập Ban quản lý chợ.”

Mô tả ảnh.
Giải tỏa chợ Trời vướng vì đụng chạm vấn đề dân sinh, phải di chuyển tới 700 hộ kinh doanh (ảnh: Phạm Huyền)

Theo phân tích của chuyên viên này, khu chợ có nhiều điểm đặc biệt hơn tất cả các loại chợ tạm khác nên công tác giải tỏa là không hề đơn giản. Ví dụ, không thể xây lại chợ như chợ Mơ, chợ Hôm được, bởi chợ Trời họp trên lòng đường, vỉa hè và trong nhà dân.

Trong khi, chợ tạm khác chỉ vài chục người buôn bán nhỏ lẻ thì chợ tạm này lại có tới gần 700 hộ kinh doanh. Vì vậy, việc giải tỏa chợ là “đụng chạm” tới đời sống dân sinh của ít nhất là 700 hộ.

“Mấu chốt để giải tỏa chợ Trời là phải tìm được điểm di chuyển cho 700 hộ kinh doanh này. Nhưng đến nay, quĩ đất của quận Hai Bà Trưng không còn nên việc di chuyển chợ là nằm ngòai khả năng của quận!”, chị Nhung cho biết.

Cách đây 5 năm, Thành phố Hà Nội có chủ trương xóa chợ cóc, chợ tạm. Quận Hai Bà Trưng cũng xới xáo việc giải tỏa các chợ loại này, trong đó, giải quyết được chợ Nguyễn Cao, chợ Cao Đạt... nhưng riêng chợ Trời thì vẫn bó tay.

Năm 2005, quận đã có văn bản "xin" UBND thành phố Hà Nội giới thiệu địa điểm để di dời chợ Trời nhưng không có hồi âm. Cách đây 10 năm, cũng từng có dự án lấp sông Kim Ngưu, để di dời chợ Trời ra nhưng không được thành phố Hà Nội chấp thuận.

“Vậy là, số phận chợ Trời lại bỏ ngỏ. Và đến nay, chúng tôi đành phải chấp nhận tình trạng một mô hình chợ không chính thức ấy”, chị Nhung giãi bày.

Tuy nhiên, chị nhấn mạnh: "Chúng tôi hi vọng, nếu như có một chủ đầu tư nào đó xây khu trung tâm thương mại, có thể dành mặt bằng một tầng để di chuyển chợ Trời thì chúng tôi sẽ sẵn sàng hợp tác".

Không dẹp được thì… cho sống

Ấy vậy, qua ghi nhận lời kể của bà con khu chợ này thì chương trình giải tỏa chợ Trời chẳng thấy rốt ráo mấy, chỉ thấy mô hình chợ nửa vời này tồn tại yên bình được 25 năm, tính từ năm có Quyết định thành lập Ban quản lý chợ.

Mô tả ảnh.
Ipod nghe nhạc giá rẻ, một "đặc sản" chợ Trời (ảnh: Phạm Huyền)

Sự phình ra của chợ Trời có lẽ lại bắt đầu từ khi quận Hai Bà Trưng cho phép chính thức hóa hoạt động kinh doanh dưới lòng đường vỉa hè.

Ông Dương Văn Hiếu, Trưởng Ban quản lý khu chợ này rất thẳng thắn nói: “Quan điểm của thành phố Hà Nội vào giai đoạn năm 1975-1985 là phải giải tỏa chợ Trời, nhưng rồi, làm không được. Nói thẳng ra thì, vì không dẹp được nạn ấy nên quận Hai Bà Trưng mới đưa vào quản lý bằng cách lập ra ra cái Ban quản lý chợ này.”

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, trước năm 1985, người dân đến khu này kinh doanh, chủ yếu là bán hàng trao tay. Họ trải mảng ni- lông ra vỉa hè ngồi bán, rất tạm bợ.

“Từ 1985, thành lập Ban quản lý chợ xong, quận đã bố trí cho họ có quầy hàng, có sạp bán hàng tử tế. Có ban quản lý rồi, mới có việc đăng ký kinh doanh, có thu thuế…”, ông Hiếu kể.

Từ đó, khu chợ Trời này mới bắt đầu hình thành nên các phố chuyên ngành hàng như phố Yên Bái chuyên về băng đĩa hình, phố Chùa vua thì chuyên đồ phụ trùng xe máy, phố Trần Cao Vân là chuyên về điện tử, ngõ phố Thịnh Yên chuyên vòng bi, đồ cơ khí..

Mô tả ảnh.
Các sạp phụ tùng xe máy, ôtô đặt dưới lòng phố Chùa Vua một cách "hợp lệ" (ảnh: Phạm Huyền)

Cứ theo lời kể của ông Dương Văn Hiếu thì có thể thấy rằng, dường như chính quyền quận không quyết liệt việc giải tỏa mà chỉ chú tâm “chuyên nghiệp hóa” chợ Trời. Việc kinh doanh lòng đường, hè phố nghiễm nghiên trở thành hợp lệ!

Chị Tuyết, chủ cửa hàng vòng bi trên phố Thịnh Yên cũng quả quyết: “Nhà tôi kinh doanh ở đây cũng khoảng 20 năm rồi, chỉ nghe báo chí nói chuyện giải tỏa chứ chưa bao giờ thấy có văn bản nào của Quận bảo giải tỏa khu chợ này.”

“Làm gì có chuyện giải tỏa, tôi còn nghe nói, Quận sắp tới sẽ chuẩn hóa qui cách giăng bạt sao cho qui củ, đồng bộ hơn cơ. Vì chúng tôi bán ở đây là được phép, có đóng thuế đầy đủ,” bà chủ sạp hàng bán phụ tùng xe máy ngay lòng phố Chùa Vua sôi nổi góp chuyện.

Trong khi trên thực tế, chợ Trời tồn tại tạm bợ như vậy trên 5 tuyến phố, vẫn gây bức xúc cho người dân. Những người ở mặt phố, những người có cửa hàng thuê ở đây thì tán thành chợ tồn tại. Còn những người dân chỉ sống ở khu này mà không tham gia kinh doanh, cũng nhiều lần làm đơn thư yêu cầu thành phố giải tỏa, ông Dương Văn Hiếu cho biết.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,