221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1263092
Năm mới và nỗi ám ảnh đô la
1
Article
null
Năm mới và nỗi ám ảnh đô la
,

- Tỷ giá VND/USD vẫn sẽ là nỗi ám ảnh của cả người dân, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước trong năm 2010.

Ngày 10/2/2010, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên một mức cao.

Điều này khiến chúng ta nhớ lại thời điểm 28/12/2008, trước thời điểm Tết Nguyên đán 2009, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 3%.

Động thái điều chỉnh hồi đầu năm 2009, sau này được chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thừa nhận là một bước đi trước để chủ động ứng phó với năm 2009 được lường trước sẽ rất khó khăn.

Sự lặp lại lần này trong điều hành cho thấy, 2010 nỗi ám ảnh về tỷ giá sẽ tiếp tục đeo đuổi các nhà điều hành chính sách và các DN.

Khi tiền không còn là tiền

Trong một trao đổi gần đây, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia, nói rằng cân đối trên các con số đầu vào, đầu ra ngoại tệ của cả nền kinh tế, các cơ quan chức năng dự báo thâm hụt ngoại tệ năm 2009 khoảng 3 tỷ USD. Nhưng cũng qua cân đối số liệu vĩ mô lại cho thấy một "sai số" giật mình, có khoảng 5,5 tỷ USD đã biến mất.

Số tiền này không nằm trong lưu thông, không thể hiện ở bất cứ một tài khoản tiền gửi hay đầu tư nào... Nếu như một nước khác thì có thể đã có một nguồn đầu tư ngầm khủng khiếp ra bên ngoài. Nhưng ở Việt Nam, câu chuyện đơn giản là tiền đã ra khỏi lưu thông.

Tiền không còn là tiền nữa mà đã trở thành một tài sản cất giữ dưới đáy két hay ở đâu đó mà người dân giữ lại như một tài sản đảm bảo cho sự an toàn tài chính của mình. Khi tiền không vào lưu thông đã khiến cho USD trở nên khan hiếm và thiếu USD đã trở nên trầm trọng.

Một lượng tiền lớn người dân găm giữ như một tài sản. (Ảnh: TTV)
Một lượng tiền lớn người dân găm giữ như một tài sản. (Ảnh: TTV)

Mất cân đối cung cầu và USD tăng giá là câu chuyện nhiều năm ở Việt Nam và nó sẽ tiếp tục kéo dài trong nhiều năm nữa. Mỗi khi nói về mất cân đối USD thì cơ quan quản lý thường giải thích bằng các nguyên nhân thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế mất cân đối...

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa, điều này đúng nhưng đó là về dài hạn. Còn câu chuyện của năm 2009 là gắn với thực tế găm giữ USD, trong ngắn hạn USD bao giờ cũng đi kèm với lãi suất.

Câu chuyện thực tế của năm 2009 cho thấy, khi Chính phủ quyết định hỗ trợ lãi suất cho VND khiến lãi suất vay VND giảm mạnh nhưng lại không hỗ trợ lãi suất USD khiến cho lãi suất USD trong tương quan với lãi suất VND tăng lên.

Về nguyên tắc, bất cứ ai cũng biết khi VND giảm lãi suất có nghĩa là VND mất giá, còn USD tăng lãi suất là USD tăng giá so với VND. Và như thế, chính sách đã khiến tỷ giá tăng cục bộ ở Việt Nam.

Với chính sách này, vô hình trung, đã tạo ra kỳ vọng tăng giá cho người dân. Cộng thêm những lo ngại khi tình hình kinh tế biến động, tâm lý thích cất giữ USD của người dân đã khiến USD thêm căng thẳng.

Chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải thừa nhận điều này và thực tế, điều hành tỷ giá năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước chính là cuộc vật lộn để giải bài toán găm giữ USD.

Một trong những nỗ lực đó là việc Ngân hàng Nhà nước đã cùng các ngân hàng thương mại kéo lãi suất huy động và cho vay của USD xuống rất thấp để thu hút người dân, DN từ mua USD sang vay USD. Thậm chí phải cần đến cả một biện pháp hành chính từ Chính phủ là yêu cầu các DN là tập đoàn, tổng công ty lớn phải bán USD nhàn rỗi cho ngân hàng.

Những biện pháp này, ít nhiều đã có tác dụng khi hệ thống ngân hàng đã mua thêm được khoảng gần 500 triệu USD từ các DN, tỷ lệ đi vay USD thay vì mua USD đã tăng lên nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề.

USD vẫn tiếp tục căng thẳng, tỷ giá trong và ngoài ngân hàng vẫn chênh lệch lớn kể cả sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện những bước đi mạnh như tăng tỷ giá liên ngân hàng và hạ biên độ giao dịch.

Chính vì thế, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, "lãi suất là nguyên nhân trực tiếp và ngắn hạn tạo nên kỳ vọng tăng giá USD. Chỉ khi nào xóa bỏ được kỳ vọng mới giải quyết được những bất ổn trên thị trường USD".

Mòn mỏi chạy theo

Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã từng cho rằng, đối với bài toán USD chúng ta dường như chưa bao giờ giải quyết vấn đề một cách triệt để. Cách làm hiện nay là cứ nhích dần, nhích dần cho qua thời điểm nóng nhất nhưng rồi sau đó lại tiếp tục đối đầu với khó khăn và đến khi không thể "chịu" hơn nữa thì lại bung ra.

Thực tế cho thấy, cơn "sốt" USD âm ỉ cả năm 2009 và đã không dưới 3-4 lần bùng lên mạnh mẽ nhưng mỗi lần như thế, động thái dễ đoán nhất của Ngân hàng Nhà nước là đưa ra các tuyên bố đầu tiên như: biến động là do các yếu tố tâm lý, thị trường chợ đen, găm giữ cho USD tăng giá là không có cơ sở.

Nhưng bất ngờ là sau đó không lâu lại có những bước điều chỉnh. Điều này càng khiến cho lòng tin vào chính sách của người dân bị giảm sút và củng cố thêm kỳ vọng tăng giá USD của người dân và tạo cơ hội cho thị trường chợ đen có cơ hội hoành hành.

Nhìn lại điều hành tỷ giá cả năm 2009 thực tế đã cho thấy, dường như chúng ta luôn đi theo sau thị trường và để xoa dịu khi nóng bỏng nhất. Điều đó khiến cho tất cả cảm giác đó như là một cuộc chạy theo mòn mỏi mà chưa bắt kịp.

Chính sách điều chỉnh theo đuôi thị trường. (Ảnh: SMS)
Chính sách điều chỉnh theo đuôi thị trường. (Ảnh: SMS)

Nhìn lại một năm biến động và điều hành tỷ giá USD cho thấy, chưa bao giờ cơn khát USD của DN được đáp ứng, mua bán USD vẫn rất khó khăn. Thị trường tự do vẫn luôn bùng nổ tăng giá ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giá USD tự do và ngân hàng vẫn không thành.

USD vẫn là nỗi ám ảnh 2010

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, năm 2010, những kỳ vọng tăng giá USD vẫn còn, khi chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất dù mức nhỏ hơn. Bên cạnh đó nguy cơ lạm phát cao và mất cân đối cán cân thanh toán vẫn là những nguyên nhân lâu dài và thường trực khiến USD tiếp tục là câu chuyện của năm 2010.

Trong khi đó, những vấn đề của năm 2010 đã bắt đầu lộ diện. Trước hết, nhập siêu đã quay trở lại rất mạnh từ cuối 2009. Tài khoản vốn vẫn tiếp tục không khả quan khi nguồn vốn FII không phục hồi mạnh mẽ.

Những tháng cuối năm 2009 dù đã có dấu hiệu quay trở lại nhưng tổng thể vẫn tiếp tục bị "âm" với con số khá lớn và chưa có khả năng hồi phục sớm. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua câu chuyện dự trữ ngoại hối đã giảm trong năm 2009 khiến khả năng can thiệp thị trường cũng sẽ bị hạn chế hơn.

2010: chưa hết khó khăn với USD. (Ảnh: VNN)
2010: chưa hết khó khăn với USD. (Ảnh: VNN)

Chính vì thế, USD trong năm 2010 vẫn tiếp tục là tâm điểm của chính sách tiền tệ. DN và người dân vẫn tiếp tục có một năm vật lộn với tỷ giá.

Ông Lê Xuân Nghĩa đã từng nói, không thể trách kỳ vọng của thị trường. Kỳ vọng thị trường là chuyện đương nhiên. Vấn đề quan trọng nhất của nhà hoạch định chính sách là đừng tạo ra kỳ vọng đó; hoặc nếu tạo ra thì cùng phải có cách để không ai dám đánh cược với nó. Đó là nghệ thuật điều hành.

Với thực tế này, để điều hành tỷ giá 2010 một cách hiệu quả thì nguyên tắc chủ động là linh hoạt cần phải triệt để hơn. Không thể mong muốn chủ quan để can thiệp bất hợp lý vì thị trường khi bị bóp nghẹt thì chèn chỗ này nõ sẽ phình chỗ khác.

Chặn giá trong ngân hàng thì tăng giá ngoài tự do, thậm chí tăng giá ngầm cả trong ngân hàng. Nhập siêu, thâm hụt cán cân thanh toán... là câu chuyện còn dài hạn với Việt Nam. Không thể chờ đến khi có xuất siêu, đến khi nguồn vốn quay trở lại Việt Nam để có một thị trường ổn định. Vấn đề là phải có chính sách hợp lý để bình ổn thị trường.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,