221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1247378
Xuất khẩu cá "độc", thu tiền tỷ
0
Article
null
Xuất khẩu cá 'độc', thu tiền tỷ
,

 - Sang năm, Việt Nam sẽ đạt sản lượng các mặt hàng giá trị gia tăng chế biến từ cá nóc (puffer fish) lên 800-1.000 tấn, với giá bình quân 5-10 USD/kg. Đến năm 2012, nước ta có thể thu được 4-10 triệu USD nhờ xuất khẩu cá nóc.

Mô tả ảnh.
Một quán ăn quảng cáo có món cá nóc tại Nhật Bản 
(ảnh Tokyotimes)
Đó là mục tiêu Đề án "Thí điểm mở rộng và nâng cao về khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc, đảm bảo VSATTP", do Bộ NN&PTNT đang soạn thảo, sẽ trình Chính phủ vào cuối năm nay.

Dự án được thực hiện trong 3 năm, từ 2010-2012 tại 5 địa phương là Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà và Kiên Giang. Hiện có 6 doanh nghiệp ở các tỉnh trên muốn đăng ký tham gia xuất khẩu cá nóc.

Để thực hiện đề án thí điểm, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ chỉ giao cho một đơn vị đầu mối chế biến, xuất khẩu cá nóc có đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính và thị trường tiêu thụ ổn định.

Trước mắt, giao cho Công ty Poseidon Seafood Co., Ltd Co Hàn Quốc - đơn vị đang làm thí điểm là đối tác chính và một số công ty khác của Hàn Quốc được nhập khẩu cá nóc của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương cho biết, ngành sẽ tập trung triển khai đào tạo, tập huấn cho ngư dân đánh cá và nhân viên thu mua cá nóc về kỹ thuật nhận biết, phân loại, phương pháp bảo quản cá trên tàu, ở các cơ sở thu mua và sẽ thực hiện cấp chứng chỉ cho các đối tượng đạt yêu cầu.

Đối với công nhân chế biến cũng cần đào tạo, tập huấn kỹ thuật chế biến cá nóc xuất khẩu theo tiêu chuẩn của Việt Nam và Hàn Quốc.

 

Mô tả ảnh.
Tuy có độc tố nhưng qua sơ chế, cá nóc được thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ưa thích (ảnh hongnhat69)

Yếu tố độc tố trong cá nóc sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ, đặc biệt là độc tố trong các loài khác nhau, trong các bộ phận của cá theo mùa vụ, độ chín sinh dục; tác động của các phương pháp bảo quản tới độc tố trong quá trình từ khai thác đến chế biến để phục vụ đề án thí điểm.

Dự kiến, vốn đầu tư cho dự án cần khoảng 45-50 tỷ đồng (tương đương 2,7-3 triệu USD).

Ông Bùi Văn Thưởng, Phó Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, nói rằng, có khoảng 50 loài cá nóc ở Việt Nam, nhưng mới công nhận chính thức được 40 loài. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, trữ lượng cá nóc ở nước ta hơn 37.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở vùng biển miền Trung.

Chính phủ đã ban hành lệnh cấm chế biến, ăn cá nóc trên toàn quốc từ năm 2003, nhưng do giá trị kinh tế thu được từ xuất khẩu cao nên năm 2005, Việt Nam đã thí điểm xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc. Công việc thất bại do nguyên liệu nhập vào nhà máy ít, giá mua thấp và chưa có sự cho phép của Chính phủ.

Đến năm 2008-2009, Hội Nghề cá Việt Nam tiếp tục thực hiện thí điểm ở 2 tỉnh Bình Định và Nghệ An.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,