221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1245074
Loại bỏ kiểu du lịch "lừa" khách qua đường biên
1
Article
null
Loại bỏ kiểu du lịch 'lừa' khách qua đường biên
,

 - Một số "con sâu" phá giá, làm ăn chụp giật làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam, đặc biệt, ảnh hưởng đến việc thu hút lượng khách khổng lồ từ các nước láng giềng qua các cửa khẩu đường biên. Ngành du lịch quyết tâm "quét" sạch kiểu làm ăn này trong thời gian tới.

Mô tả ảnh.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường cho biết quy trình xuất nhập cảnh cho du khách đường bộ còn ngốn nhiều thời gian (ảnh H.Y).
Luồng du khách đổ qua biên giới

Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến khách du lịch "ùn ùn" vào Việt Nam qua biên giới. Chúng ta có gần 4.550 km đường biên, 27 tỉnh, thành giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia.

 Với 42 cửa khẩu, 9 tháng đầu năm nay, đã có 447.000 khách nhập cảnh. Trong đó, lớn nhất là khách từ thị trường Trung Quốc.

Có những thời điểm (2004-2005), lượng khách du lịch qua biên giới bằng đường bộ bùng nổ khi mỗi năm đón trên 800.000 lượt khách.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường cho biết, theo quy định mới, khách du lịch nước thứ ba có thể sử dụng phương tiện tự lái, kể cả tay lái bên phải, qua các cửa khẩu quốc tế vào Việt Nam du lịch. Vì thế mà trong 3 năm 2006-2008, đã có 200 đoàn khách caravan với 3.500 xe các loại và khoảng 11.000 lượt khách qua lại các cửa khẩu.

Ngoài ra, người dân từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia có thể sử dụng giấy thông hành vào du lịch tại các tỉnh biên giới nước ta.

Riêng khách Trung Quốc có thể sử dụng giấy thông hành đi du lịch tới 63 tỉnh, thành của Việt Nam với lệ phí cấp thẻ du lịch chỉ 10 USD và được bay trên các chuyến nội địa Việt Nam.

Mới đây, Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trương cho người nước ngoài được mang phương tiện đường bộ vào Việt Nam du lịch. Đây chính là những yếu tố thuận lợi, kéo khách sang Việt Nam du lịch qua cửa khẩu.

Du lịch "lừa đảo", "bóc lột" khách

Trong số các nước láng giềng, thị trường Trung Quốc hơn 1 tỷ dân hấp dẫn mạnh mẽ Việt Nam. Trước đây, Quy chế 229, 849 quá thông thoáng khiến  nhiều DN nhảy vào mở tour, làm dịch vụ đón khách từ các cửa khẩu.

Đua nhau giảm giá để giành giật khách, kết quả, thua thiệt thuộc về các DN làm ăn chính đáng và số khách đến Việt Nam bằng đường bộ sụt giảm mạnh mẽ.

Với sự nỗ lực của các DN, dưới sự ủng hộ của Tổng cục Du lịch, mới đây, chúng ta đã khơi thông lại luồng khách này. 10 DN tham gia đón khách đường bộ phải cam kết nghiêm ngặt về giá, chất lượng.

Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty du lịch Hanoitourist (1 trong số 10 DN), bày tỏ sự lạc quan khi sau 6 tháng hoạt động đã đón được trên 10.000 khách. Điều không thể phủ nhận là chất lượng tăng, khách du lịch được hưởng dịch vụ xứng đáng số tiền bỏ ra.

6 DN đón khách bằng đường biển cũng hoạt động ổn định, chấm dứt dần tình trạng hạ giá, bán pháp nhân, khoán trắng, trốn thuế... trước đó.

Tuy nhiên,  vẫn còn một số DN, cửa khẩu đón khách Trung Quốc hộ chiếu sang Việt Nam với giá quá thấp.

Ông Kế nói rằng bản thân ông cũng không hiểu nổi tại sao lại có mức giá thấp như vậy. So với hơn 620-670 tệ/khách 10 DN đang thực hiện, các đơn vị khác chào bán chỉ 360 tệ, thậm chí là 280-290 tệ/khách cho tour 3 ngày 2 đêm.

Mô tả ảnh.
Đường đi đình Nông Lục (nơi ra quyết định khởi nghĩa Bắc Sơn) trong tour du lịch Về nguồn của Lạng Sơn còn khó khăn (ảnh H.Y) 

"Họ thi nhau chụp giật, phá giá, làm hư hỏng cả lữ hành Trung Quốc và chính phía đối tác là được hưởng lợi", ông Lý Môn, Giám đốc Công ty Du lịch Hạ Long, bức xúc.

Trên thực tế, khách vẫn bỏ ra hàng nghìn tệ để mua tour nhưng chỉ được hưởng chất lượng, dịch vụ của tour có giá chưa đến 300 tệ.

Ông Lưu Đức Kế gọi đó là kiểu du lịch "bóc lột" khách. Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) Vũ Thế Bình gay gắt, cần chấm dứt ngay kiểu du lịch "lừa đảo". Hiện Tổng cục Du lịch đã có trong tay một số đơn vị đang làm ăn kiểu này, sắp tới sẽ thanh, kiểm tra gắt gao.

Gỡ nút thắt hạ tầng, nhận thức

Tiềm năng lớn, chính sách ưu đãi vậy nhưng các tỉnh vùng biên chưa thực sự phát huy hết "phong độ" để hút khách du lịch qua đường biên. Một trong những hạn chế cần cải thiện gấp, đó là hệ thống hạ tầng yếu kém.

Tại Hội thảo về Phát triển Du lịch biên giới, do Tổng cục Du lịch tổ chức tại Lạng Sơn ngày 6/11, chính Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thời Giang thừa nhận, tuy có tới 2 cửa khẩu là Tân Thanh và Hữu Nghị nhưng tỉnh vẫn lúng túng trong việc quản lý, khai thác và phát triển du lịch vùng biên.

Chẳng hạn, về hạ tầng, Giám đốc Sở VH-TT và Du lịch Hoàng Văn Táo nói Lạng Sơn cần hàng trăm tỷ đồng để làm đường từ sang Sa Pa hay lên Mẫu Sơn. Với chiều rộng chỉ 3,5m, xe 50 chỗ không chịu nổi nhiệt nên muốn đến đó khách buộc phải chuyển sang đi xe nhỏ.

Theo ông Vũ Thế Bình, hiện nay, đường đến các điểm tham quan hấp dẫn vừa yếu, vừa thiếu. Chẳng hạn, cung đường từ Lũng Cú sang Mèo Vạc cảnh đẹp điển hình Tây Bắc nhưng đánh đố khách vì đi lại khó khăn. Hay miền Trung, đường sạt lở triền miên nhất là mùa mưa lũ.

Còn tại các cửa khẩu, đã nhỏ, lạc hậu, cũ kỹ lại phải ôm đồm nhiều chức năng nên quá tải. Nhiều cửa khẩu, xe xếp cả đoàn dài nhất là vào ngày nghỉ, dịp lễ.

Ông Táo dẫn chứng, Hữu Nghị (Lạng Sơn) cũng chỉ làm thủ tục đón được 20 khách một lúc, nếu hàng nghìn khách qua thì "bó tay", cần sớm cải tạo để bắt kịp tốc độ phát triển. Tỉnh cũng chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 3-4 sao. Đó là chưa kể bản thân tỉnh biên giới này cũng hạn chế về quản lý, nhân viên, HDV du lịch... khiến tỉnh dò dẫm bước.

Chính vì nhiều hạn chế trên, cộng việc quảng bá chưa tốt nên thác Bản Giốc, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Cao Bằng, ông Vũ Trường Giang (Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao) nói trong khi Trung Quốc đón hàng triệu du khách thì Việt Nam chỉ có 3.000-4.000 đại biểu tham quan, còn khách du lịch ít ỏi.

Trước sự có mặt của hầu hết đại diện lãnh đạo các tỉnh biên giới, tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, điểm mấu chốt quan trọng nhất cần tháo gỡ là các tỉnh vùng biên cần thay đổi nhận thức về du lịch.

Ngoài ra, không nên trông chờ mà sáng tạo, có nhiều ưu đãi khi kêu gọi đầu tư vào hạ tầng, cửa khẩu, đồng thời nghiên cứu xem xét xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp du khách.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,