221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1243501
Bán nhà góp vốn, bí mật nào được công khai?
1
Article
null
Bán nhà góp vốn, bí mật nào được công khai?
,

 - Các chuyên gia nhà đất cho hay, có đến hơn 90% dự án đô thị bán hàng theo hình thức góp vốn. Tuy chưa có con số thống kê chính xác từ cơ quan quản lý nhưng hình thức bán nhà kiểu này khiến nhiều "thượng đế" khổ sở.  

Nhọc nhằn cung ít cầu nhiều 

Anh Nguyễn Xuân Hà, nhà ở Thanh Xuân Nam, Hà Nội cho biết, đầu tháng 10 vừa rồi, nghe ngóng thấy Công Ty Nam Cường chuẩn bị bán căn hộ tại khu đô thị mới Dương Nội, anh đã tìm đến chủ đầu tư đăng ký được góp vốn mua nhà.

Tuy nhiên, vì lượng người đến đăng ký mua rất đông nên chủ đầu tư đã tuyên bố sẽ tổ chức bán nhà theo phương thức bốc thăm.

Mô tả ảnh.
Khu đô thị Dương Nội do tập Đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.  Ảnh Nam Cuong. 

Trả lời việc Nam Cường tổ chức bốc thăm mua hàng, anh Nguyễn Mạnh Huy, đại diện bán hàng của Công ty Nam Cường cho biết: Do Nam Cường chỉ định tung ra 500 căn hộ trong đợt bán hàng lần này, nhưng sau 2,3 ngày “bắn” thông tin bán hàng ra bên ngoài, đã có tới hơn 2.000 lượt khách hàng đến đăng ký mua nhà. 

Vì khách hàng rất đông, trong khi lượng hàng có hạn nên để đảm bảo công bằng và công khai, Nam Cường đã quyết định sẽ tổ chức bốc thăm rồi làm hợp đồng mua bán qua sàn giao dịch của tập đoàn.

Với việc có hàng nghìn người đăng ký mua số lượng căn hộ ít ỏi tại Nam Cường, đã khiến nhiều người liên tưởng đến cảnh xếp hàng tranh mua căn hộ đã diễn ra cách đây không lâu tại TP.HCM.

Chị Nguyễn Thị Thắm, người sống ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: Chưa mua được nhà nhưng nghe nói chủ đầu tư sẽ tổ chức bốc thăm, chị vẫn rất vui. Vì dù sao, dân thường như chị cũng có ít nhiều hy vọng sẽ bốc thăm được quyền mua nhà. Thế nhưng sau khi đặt cọc để được quyền bốc thăm mua nhà xong, chị vẫn cứ vật vã lo âu với suy nghĩ có thể họ chỉ tổ chức bốc thăm cho có lệ, còn việc bộc thăm có diễn ra theo đúng nghĩa của hai từ này không, có ai giám sát để việc bốc thăm diễn ra công bằng, minh bạch thì...chưa ai có thể trả lời.

 

Tại một dự án khác trong khu đô thị mới Trung Văn do Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội làm chủ đầu tư, nhiều người nhận được đơn đăng ký  tham gia góp vốn từ công ty này từ tháng 3, tháng 4 năm 2009 nhưng đến nay họ cũng chưa nhận được hồi âm là có thuộc diện được góp vốn hay không. Trong khi đó, các căn hộ thuộc dự án này đã được giao bán đầy trên các website bất động sản.

 

Mô tả ảnh.
Cảnh tranh mua đến dẫm đạp lên nhau từng diễn ra tại TP.HCM.  Ảnh Vũ Lê

 

Méo mó đến ghê người

Nói về hình thức bán hàng góp vốn, ông Đỗ Xuân Hải, giám đốc công ty BĐS Hà Nội Vàng cho biết: có đến hơn 90% dự án đô thị đã và đang được bán hàng theo hình thức góp vốn. Còn tỷ lệ bán góp vốn chiếm nhiêu phần trăm sản phẩm thì không ai được biết ngoài chủ tịch và các thành viên trong hội đồng quản trị.

 

Mô tả ảnh.

Vật vã tìm kiếm thông tin để tiếp cận chủ đầu tư. Ảnh Vũ Lê

 

Hệ lụy của sự góp vốn với nhiều bí ẩn và lắt léo này rất dễ nhận ra. Nó luôn tạo ra sự khan hiếm từ phía cung khiến giá nhà đất tăng lên không ngừng.

Nếu thị trường nguội lạnh, chủ đầu tư  muốn đẩy hàng thật nhanh để cắt lỗ. Vào thời điểm này, chủ đầu tư có thể bán góp vốn cả 100% sản phẩm trong dự án ngay khi dự án mới chỉ có giấy phép.

Trái lại, khi thị trường nóng lên, các chủ đầu tư sẽ bán góp vốn nhỏ giọt để tạo cơn sốt. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư bán hàng góp vốn nhưng không công bố giá để dễ dàng điều chỉnh giá sau này. Và, đây là một kiểu lách luật nên không có chuyện chủ đầu tư công bố con số bán hàng chính xác là bao nhiêu.

Trong thực tế, việc người mua hàng theo hình thức góp vốn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin bán hàng góp vốn của chủ đầu tư. Ngay cả khi biết chủ đầu tư bán hàng rồi thì người mua hàng cũng  không biết  sẽ theo con đường nào để đến được với chủ đầu tư đăng ký hợp đồng góp vốn. Thậm chí, khi đã tìm đến với chủ đầu tư rồi, đăng ký tên, xếp chỗ rồi, nhưng chưa hẳn đã được chủ đầu tư làm hợp đồng góp vốn cho.

Theo ông Minh, khi bán hàng góp vốn, ngoài việc đòi hỏi khả năng tài chính, nhiều chủ đầu tư còn đỏi hỏi “những cam kết” (cái này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản) việc người góp vốn phải có cách làm tăng giá trị cho sản phẩm và có thể bán được sản phẩm với giá tốt nhất.

Điều đó giải thích vì sao nhà đầu cơ thường lọt “mắt xanh” của chủ đầu tư nhiều hơn, trong khi nhiều người có nhu cầu mua nhà thật sự, có năng lực tài chính thật sự lại không mua được nhà để ở. Bởi, những người đi mua nhà để ở thì làm sao họ có kỹ năng để làm gia tăng giá trị sản phẩm cũng như kỹ năng bán được hàng với giá cao ngất như đội ngũ nhà cầu cơ chuyên nghiệp.

Một chuyên gia BĐS (xin được giấu tên) còn cho rằng, trong khi thị trường nhà đất đang lên cơn sốt, có chủ đầu tư còn nghĩ ra cả những cái tên sản phẩm rất hay để đưa hàng ra bên ngoài, như những suất ngoại giao chẳng hạn 

Thực chất, đó cũng là một kiểu lách luật. Bởi, đó là những suất góp vốn ưu đãi dành cho lãnh đạo một ban ngành nào đó hay cho cán bộ, nhân viên trong công ty và cả những người thân của họ. Những suất ngoại giao này phần lớn sẽ được tuồn ra ngoài thị trường và sẽ được đẩy giá lên rất nhanh.

Xin trích ý kiến của ông Trịnh Xuân Minh gửi đến lãnh đạo Bộ Xây dựng để kết thúc cho bài viết: “Việc Bộ Xây dựng đưa ra quy định mọi giao dịch BĐS phải qua sàn là rất tốt. Nó làm cho thị trường BĐS dần trở nên minh bạch hơn. Các sàn giao dịch BĐS hiện nay cũng muốn thị trường BĐS được minh bạch chứ không muốn làm ăn chụp giật như trước. Thế nhưng, để thực hiện được mục tiêu này, cũng phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi người ta phải kiên định lâu dài với những gì mình đã chọn”.

  • Phương Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,